logo

Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông em cần lưu ý những điểm gì?

Câu hỏi: Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông em cần lưu ý những điểm gì?

Trả lời:

Cách để bảo vệ xương khi tham gia giao thông:

Để bảo vệ sọ não bộ giao thông vận tải đã đưa ra quy định bắt buộc mọi người khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy, xe đạp máy đều phải đội mũ bảo hiểm. Còn đối với việc bảo vệ xương khớp tránh những tai nạn đáng tiếc xảy ra bằng cách đeo dụng cụ bảo vệ khuỷu tay, khuỷu chân, đi giày bảo vệ bàn chân và ngón chân, găng tay bảo vệ bàn tay và ngón tay… Chúng ta có thể hạn chế được rất nhiều mức độ tổn thương tại những vùng này khi không may xảy ra tai nạn. Ngoài các dụng cụ bảo vệ xương khớp thì các bạn hãy có ý thức tự giác chấp hành luật giao thông khi tham gia giao thông. Không phóng nhanh vượt ẩu, cho dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng nên đặt sự an toàn của mình và người khác nên hàng đầu. Nâng cao ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh Luật An toàn giao thông đường bộ. Đối với trẻ cần chấp hành quy định về an toàn giao thông trước cổng trường, khi tới trường phải vào ngay trong trường, không tụ tập ngoài cổng trường; khi tan học ra khỏi cổng trường không tụ tập ở trước cổng trường, đồng thời nếu muốn qua đường cần quan sát kỹ, xin đường để sang bên đúng phần đường của mình và đi vào phần đường của mình.

Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông em cần lưu ý những điểm gì?

Cùng Top lời giải tìm hiểu tại sao phải bảo vệ xương và những lưu ý khi tham gia giao thông nhé !

    Tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ và có thể cướp đi mạng sống của con người bất kì lúc nào. Mỗi ngày trôi qua có nhiều sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Tai nạn giao thông không loại trừ ai. Những người tham gia giao thông cần phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật giao thông đường bộ. Theo thống kê của bộ y tế có tới 90% số người bị tai nạn giao thông phải vào viện bị những chấn thương có liên quan đến xương khớp


1. Tại sao cần có những biện pháp để bảo vệ xương khi tham gia giao thông

      Theo thống kê của bộ y tế có tới 90% số người bị tai nạn giao thông phải vào viện bị những chấn thương có liên quan đến xương khớp. Đây là một con số có thể sẽ làm bạn phải giật mình hoảng hốt cũng là con số thay lời cảnh tỉnh tới các cơ quan chức năng để có thể đưa ra được những giải pháp nhằm hạn chế tối đa tại nạn giao thông ảnh hưởng đến xương khớp.


2. Những bộ phận cơ thể hay bị chấn thương xương khớp khi tham gia giao thông

- Xương tay: gãy xương khuỷu tay, gãy xương cẳng tay, gãy xương bàn tay, gãy xương cánh tay hay gãy xương ngón tay chính là những nguy cơ có thể xảy ra chỉ tính riêng với bộ phận xương tay. Khi tham gia giao thông không may bị tai nạn thì xu hướng người điều khiển hoặc ngồi trên xe đều sẽ dùng tay để chống, mục đích để tránh va chạm những phần khác trên cơ thể xuống đường hoặc vào xe khác. Chính vì thế nên các tai nạn mà có ảnh hưởng đến vùng xương tay chiếm tỉ lệ rất lớn.

- Xương chân: cũng tương tự như đối với phần xương tay, các loại gãy xương chân như gãy xương cẳng chân, bàn chân hay xương ngón chân cũng rất nguy hiểm. Ngoài xương tay ra thì những chấn thương ở vùng xương chân chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong xương tại các bộ phận cơ thể khác.

- Xương vai: Gãy xương bả vai trái, gãy xương bả vai phải hoặc vỡ xương vai… cũng rất hay xảy ra và đặc biệt trường hợp này khá nguy hiểm.

- Xương hông, xương cột sống, xương đòn, xương quai xanh… là những phần xương cũng có khả năng tổn thương bởi những tai nạn giao thông.


3. Những quy tắc và điều kiện cần lưu ý khi tham gia giao thông

a. Quy tắc chung khi tham gia giao thông 

- Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. 

- Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước và phía sau trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.

b. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông

         Điều 58 Luật Giao thông đường bộ quy định:

        1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

 Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.

        2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:

        - Đăng ký xe;

        - Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật Luật Giao thông đường bộ;

        - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật Giao thông đường bộ;

      - Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.

c. Một số lưu ý khác (Theo nguồn từ Uỷ ban an toàn giao thông Quốc gia):

         - Kiểm tra phương tiện;

         - Đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy/xe đạp;

         - Tuân thủ nghiêm các biển báo, chỉ dẫn;

         - Tỉnh táo tập trung khi lái xe;

         - Không lái xe khi mệt mỏi, buồn ngủ;

         - Đi đúng tốc độ cho phép;

         - Giữ khoảng cách an toàn giữa các phương tiện;

         - Bảo vệ trẻ em khi lái xe;

         - Lịch sự khi tham gia giao thông.

icon-date
Xuất bản : 06/11/2021 - Cập nhật : 06/11/2021