logo

Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì?

Câu hỏi: Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì?

Lời giải:

Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các loài sinh vật mà trong đó các loài sinh vật tham gia đều có lợi hoặc ít nhất không có hại. 

Quan hệ đối địch là mối quan hệ giữa các loài sinh vật mà trong đó một bên sinh vật được lợi còn bên kia bị hại hoặc cả hai bên cùng bị hại.

Sự khác nhau chủ yếu giữa quan hệ hỗ trợ và quan hệ đối địch của các sinh vật khác loài là gì?

Cùng Top lời giải ôn lại lý thuyết chút nào!


I. Quan hệ cùng loài

- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể.

- Trong một nhóm cá thể, chúng có mối quan hệ hỗ trợ hoặc cạnh tranh nhau.

+ Chúng hỗ trợ nhau trong việc trống lại kẻ thù, di cư, tìm kiếm thức ăn, chống chọi với môi trường…

+ Tuy nhiên, khi gặp điều kiện bất lợi (thiếu thức ăn, nơi ở, số lượng cá thể tăng quá cao…) các cá thể trong nhóm sẽ cạnh tranh lẫn nhau.

Khi đó dẫn tới hiện tượng các cá thể tách ra khỏi nhóm làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.


II. Quan hệ khác loài

- Các sinh vật khác loài có mối quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch nhau

Quan hệ

Đặc điểm 

Ví dụ

Hỗ trợ Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật Cộng sinh giữa nấm và tảo thành địa y
Hội sinh Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó 1 bên có lợi còn bên kia không có lợi và cũng không có hại Địa y sống bám trên cành cây. Cá ép sống bám vào rùa biển
Đối địch Cạnh tranh Các sinh vật khác loài cạnh tranh giành nơi ở. Các loài kìm hãm sự phát triển của nhau Trên 1 cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển làm giảm năng suất lúa
Kí sinh, nửa kí sinh Sinh vật sống nhờ trên cơ thể của sinh vật khác, lấy chất dinh dưỡng, máu… từ sinh vật đó Rận và bét sống trên da trâu, bò, hút máu của trâu bò.
Sinh vật này ăn sinh vật khác Động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật, thực vật bắt sau bọ… Hươu, nai bị hổ săn bắt làm thức ăn.                                Cây nắp ấm bắt mồi               

III. Bài tập

Bài 1:

a) Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có lợi gì so với sống riêng rẽ?

b) Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn có lợi gì?

Trả lời:

a) Khi có gió bão, thực vật sống thành nhóm có thể chống đỡ cùng nhau, giúp giảm nguy cơ bị bật gốc rễ và gãy cành lá.

b) Trong tự nhiên, động vật sống thành bầy đàn giúp tăng khả năng kiếm được nhiều thức ăn, bảo vệ lẫn nhau và bảo vệ con non trong bầy và cùng chống lại kẻ thù, tăng khả năng sống sót của mỗi cá thể

Bài 2

Trong các ví dụ sau đây, quan hệ nào là hỗ trợ (viết chữ H vào ô vuông đầu câu), quan hệ nào là đối địch (viết chữ Đ vào ô vuông đầu câu)?

- Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.

- Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

- Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.

- Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu của trâu, bò.

- Địa y sống bám trên cành cây.

- Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

- Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cành đồng.

- Giun đũa sống trong ruột người.

- Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.

- Cây nắp ấm bắt côn trùng.

Trả lời:

H: Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng các sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.

Đ: Trên một cánh đồng lúa, khi cỏ dại phát triển, năng suất lúa giảm.

Đ: Hươu, nai và hổ cùng sống trong một cánh rừng. Số lượng hươu, nai bị khống chế bởi số lượng hổ.

Đ: Rận và bét sống bám trên da trâu, bò. Chúng sống được nhờ hút máu của trâu, bò.

Đ: Địa y sống bám trên cành cây.

H: Cá ép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.

Đ: Dê và bò cùng ăn cỏ trên một cành đồng.

Đ: Giun đũa sống trong ruột người.

H: Vi khuẩn sống trong nốt sần rễ cây họ đậu.

Đ: Cây nắp ấm bắt côn trùng

Bài 3

Khi nào thì các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau và dẫn tới một số cá thể tách khỏi nhóm?

Trả lời:

Khi điều kiện sống không đủ đáp ứng nhu cầu của tất cả các cá thể trong cùng loài sẽ dẫn tới cạnh tranh trong loài và một số cá thể phải tách nhóm.

Bài 4

Các sinh vật cùng loài hỗ trợ và cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?

Trả lời:

Các sinh vật cùng loài hỗ trợ nhau khi điều kiện sống vẫn đủ đáp ứng nhu cấu tất cả thành viên trong loài, khi chúng càn giúp nhau để kiếm ăn, tránh kẻ thù,…

Các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau khi môi trường sống không đủ đáp ứng nhu cầu tất cả các thành viên trong loài hoặc khi cạnh tranh sinh sản.

Bài 5

Trong thực tiễn sản xuất, cần phải làm gì để tránh sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể sinh vật, làm giảm năng suất vật nuôi, cây trồng?

Trả lời:

Trong thực tiễn sản xuất cần tạo điều kiện đẩy đủ đáp ứng nhu cầu sống của cây trồng vật nuôi: nơi sống, thức ăn, chất dinh dưỡng, điều kiện sống,… để hạn chế cạnh tranh giữa các cá thể.

icon-date
Xuất bản : 11/11/2021 - Cập nhật : 11/11/2021