logo

Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng

Câu hỏi: Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng.

Lời giải:

- Khác nhau về cấu tạo thân cây :

+ Ở nơi trống trải cây ưa sáng có thân thấp, nhiểu cành cây, tán lá rộng.

+ Cây ưa bóng có thân trung bình, số cành cây ít, tán lá rộng vừa phải.

- Lá cây :

+ Lá cây ưa sáng có phiến nhỏ và dày, có tầng cutin dày, mô giậu phát triển nhiều lớp tế bào, lá có màu nhạt.

+ Lá cây ưa bóng có phiến rộng và mỏng, không có lớp tế bào mô giậu hoặc mô giậu kém phát triển, màu xanh sẫm.

- Sự khác nhau về hoạt động sinh lí: Cây ưa sáng có cường độ quang hợp cao dưới điều kiện ánh sáng mạnh, cây ưa bóng có khả năng quang hợp ở ánh sáng yếu. Cường độ hô hấp của lá cây ưa sáng cao hơn lá trong bóng.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu chi tiết về sự ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật nhé.


1. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống thực vật

Đặc điểm

Khi cây sống nơi quang đãng

Khi cây sống trong bóng râm, dưới tán của những cây khác

Đặc điểm hình thái:

+ Lá (phiến lá, màu sắc của của lá).

+ Thân (chiều cao, số cành trên thân).

 

+ Phiến lá nhỏ, hẹp, lá có màu xanh nhạt.

+ Thân thấp, số cành nhiều.

 

+ Phiến lá lớn, màu xanh thẫm.

+ Chiều cao bị hạn chế bởi những tán cây phía trên.

Đặc điểm sinh lí:

+ Quang hợp (cường độ quang hợp với điều kiện ánh sáng khác nhau).

+ Thoát hơi nước.

+ Cường độ quang hợp cao trong điều kiện ánh sáng mạnh, cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng yếu.

+ Cây điều tiết nước linh hoạt.

+ Có khả năng quang hợp khi ánh sáng yếu, cường độ quang hợp yếu khi ánh sáng mạnh.

+ Cây điều tiết nước kém.

- Ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động sinh lí của cây như quang hợp, hô hấp, … và khả năng hút nước của cây.


2. Phân loại thực vật theo khả năng thích nghi với điều kiện sáng

Thực vật được chia thành 2 nhóm khác nhau tùy thuộc vào khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng:

+ Thực vật ưa sáng: những cây sống nơi quang đãng như cây ngô, phi lao, lúa, …

Ví dụ thực vật ưa sáng

Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng

+ Thực vật ưa bóng: những cây sống ở nơi có ánh sáng yếu, sống trong bóng râm như cây đỗ, cây vạn niên thanh, cây ngải cứu, …

Ví dụ thực vật ưa bóng

Nêu sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưa bóng (ảnh 2)

a. Đối với thực vật ưa bóng

Theo định nghĩa của bộ môn Sinh Học, thực vật ưa bóng là những cây chỉ sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện có bóng che. Ví dụ: lá lốt, vạn niên, cây dương xỉ, trầu không, cây lưỡi hổ,v.v..

Đặc điểm thực vật ưa bóng:

- Phiến lá lớn và màu xanh thẫm.

- Lá có mô giậu kém phát triển.

- Chiều cao của thân cũng bị hạn chế

- Cường độ quang hợp của cây yếu nên lượng dinh dưỡng cũng như oxy khung cung cấp đủ cho cây. 

- Khả năng điều tiết thoát nước kém.

b. Đối với thực vật ưa sáng

Thực vật ưa sáng là những cây sinh trưởng tốt trong điều kiện ánh sáng mạnh, cường độ cao như: cây bưởi, bạch đàn, mít vải, nhãn,v.v..

Đặc điểm thực vật ưa sáng:

- Lá của thực vật ưa sáng sẽ có kiến nhỏ hẹp màu xanh nhạt

- Lá cây có tầng cutin dài và mô dầu phát triển hơn. 

- Thân cây thấp và số cành cây nhiều. 

- Thân cao thẳng càng tập trung ở phía ngọn.

- Quang hợp mạnh khi ánh sáng nhiều. 

- Khả năng điều tiết của cây trong việc thoát hơi nước rất linh hoạt. 

c. Vì sao lại có sự phân chia thực vật ưa sáng và ưa bóng

Như chúng ta đã biết ánh sáng ảnh hưởng rất lớn với sinh trưởng và phát triển của các loài thực vật. Cường độ chiếu sáng sẽ ảnh hưởng đến các loại lá cây. Đối với những loại cây ưa bóng trong sẽ có sự biến đổi về hình dạng la. Đối với những loài cây ưa ánh nắng, nếu phải phải sinh trưởng ở một vùng không gian quá hẹp sẽ buộc phải phát triển về chiều dài thân cây.

So thực vật ưa sáng và ưa bóng, chúng ta có thể thấy rằng, những loài cây có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời đầy đủ sẽ phát triển toàn diện hơn. Chính vì vậy mà các loại cây bóng râm thường có tuổi thọ không cao.

d. Ứng dụng trong sản xuất:

+ Trồng xen giữa cây ngô và cây đỗ: trồng đỗ dưới gốc các cây ngô giúp tăng năng suất và tiết kiệm thời gian, công sức, …

+ Không trồng lúa dưới gốc cây tre.


3. Ảnh hưởng của ánh sáng lên đời sống động vật

- Thí nghiệm: vào đêm trăng sáng, tìm 1 tổ kiến và quan sát kiếm bò trên đường mòn nhờ ánh sáng mặt trăng. Đặt trên đường đi của kiến một chiếc gương nhỏ để phản chiếu ánh sáng, sau đó theo dõi hướng đi của kiến.

- Kết quả: kiến sẽ đi theo hướng ánh sáng do gương phản chiếu.

→ ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống của động vật.

- Ý nghĩa: giúp động vật định hướng được trong không gian.

+ Ví dụ: nhờ ánh sáng mà loài chim di cư có thể bay xa hàng nghìn kilomet đến nơi ấm áp tránh mùa động giá lạnh.

- Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động, sự sinh trưởng, sinh sản của động vật:

+ Nhịp điệu chiếu sáng ngày đêm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều loài động vật.

Ví dụ: có nhiều loài thú hoạt động ban ngày như bò, trâu, dê, cừu, … nhiều loài hoạt động ban đêm như chồn, cáo, sóc, …

+ Ảnh hưởng tới sinh sản: mùa xuân và mùa hè có ngày dài là thời gian sinh sản của nhiều loài chim, mùa xuân những ngày thiếu sáng cá chép vẫn có thể đẻ trứng vào thời gian sớm hơn trong mùa nếu cường độ chiếu sáng mạnh.

- Người ta chia động vật thành 2 nhóm:

+ Động vật ưa sáng: những động vật hoạt động ban ngày. Ví dụ: một số loài thú như trâu, bò, cừu, dê, … Một số loài chim như khướu, chào mào, chích chòe, … 

+ Động vật ưa tối: gồm những động vật hoạt động vào ban đêm, sống trong hang, trong đất hay ở vùng nước sâu như đáy biển. Ví dụ: một số loài động vật như chồn, sóc, cáo, … một số loài chim như vạc, sếu, cú mèo, …

- Ứng dụng trong chăn nuôi:

+ Tạo ngày nhân tạo để gà, vịt đẻ nhiều trứng.

+ Chiếu sáng để cá đẻ trứng.

icon-date
Xuất bản : 08/11/2021 - Cập nhật : 08/11/2021