logo

Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính là gì?

Câu hỏi: Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính là gì?

Lời giải:

Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính

Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính là gì?

PHẦN CỨNG

PHẦN MỀM

Phần cứng là các bộ phận vật lý giúp máy tính hoạt động xử lý dữ liệu. Phần mềm là một tập hợp các dòng lệnh (code) hướng dẫn cho máy tính biết chính xác nó phải làm gì.
Nó được sản xuất. Nó được phát triển và thiết kế.
Phần cứng không thể thực hiện bất kỳ tác vụ nào nếu không có phần mềm. Phần mềm không thể được thực thi mà không có phần cứng.
Vì phần cứng là thiết bị điện tử vật lý, chúng ta có thể nhìn và chạm vào phần cứng. Chúng ta có thể nhìn thấy và cũng có thể sử dụng phần mềm nhưng thực sự không thể chạm vào chúng.
Nó có bốn loại chính: thiết bị đầu vào, thiết bị đầu ra, bộ lưu trữ và các thành phần bên trong. Nó chủ yếu được chia thành phần mềm hệ thống, phần mềm lập trình và phần mềm ứng dụng.
Phần cứng không bị ảnh hưởng bởi virus máy tính. Phần mềm bị ảnh hưởng bởi vi rút máy tính.
Nó không thể được chuyển từ nơi này sang nơi khác qua  đường mạng Internet. Phần mềm có thể truyền qua kết nối mạng Internet dễ dàng.
Nếu phần cứng bị hư hỏng thì thường phải thay thế bằng một linh kiện mới. Nếu phần mềm bị hỏng, bản sao lưu sẽ giúp cài lại nhanh chóng.
Ví dụ: Bàn phím, chuột, màn hình, máy in, CPU, ổ cứng, RAM, ROM, v.v. Ví dụ: Ms Word, Excel, Powerpoint, Photoshop, MySQL, v.v.

Cùng Top lời giải tìm hiểu về Máy tính nhé!


1. Cấu trúc chung của máy tính điện tử

- Mọi quá trình xử lý thông tin đều có thể mô hình hóa thành một quá trình ba bước. Do vậy, để trở thành công cụ trợ giúp xử lý tự động thông tin, máy tính cần có các bộ phận đảm nhận các chức năng tương ứng, phù hợp với mô hình quá trình ba bước.

Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính là gì? (ảnh 2)

+ Các khối chức năng nêu trên hoạt động dưới sự hướng dẫn của chương trình máy tính do con người lập ra.

+ Bộ xử lý trung tâm (CPU): được coi là bộ não của máy tính, thực hiện các chức năng tính toán, điều khiển và phối hợp hoạt động của máy tính theo sự chỉ dẫn của chương trình.

+ Bộ nhớ: là nơi lưu các chương trình và dữ liệu, chia làm 2 loại:

  • Bộ nhớ trong:

./ Được dùng để lưu chương trình và dữ liệu trong quá trình máy tính làm việc

./Phần chính của bộ nhớ trong là RAM. Khi máy tính tắt, toàn bộ các thông tin trong RAM sẽ bị mất đi

  • Bộ nhớ ngoài: lưu trữ lâu dài chương trình và dữ liệu: đĩa cứng, đĩa mềm, USB, … Thông tin không bị mất đi khi ngắt điện.

Một tham số quan trọng của bộ nhớ là lưu lượng nhớ.

- Thiết bị vào/ ra:

+ Thiết bị vào/ ra còn có tên gọi là thiết bị ngoại vi giúp máy tính trao đổi thông tin với bên ngoài, đảm bảo việc giao tiếp với người sử dụng

+ Các thiết bị vào ra được chia thành 2 loại chính:

./Thiết bị vào: dùng nhập dữ liệu như bàn phím, chuột, máy quét…

./ Thiết bị ra là các thiết bị dùng để đưa dữ liệu qua máy tính. Có nhiều loại thiết bị ra như: màn hình, máy in,…


2. Máy tính là một công cụ xử lý thông tin

Máy tính là công cụ xử lý thông tin hữu hiệu nhờ các chức năng trên, quá trình xử lý được tiến hành một cách tự động theo các chương trình.

Sự khác biệt giữa phần cứng và phần mềm máy tính là gì? (ảnh 3)

3. Phần mềm 

- Để phân biệt phần cứng là chính máy tính cùng tất cả các thiết bị vật lí kèm theo, người ta gọi các chương trình máy tính là phần mềm.

+ Phần mềm hệ thống:

Là các chương trình tổ chức việc quản lí, điều phối các bộ phận chức năng của máy tính sao cho chúng hoạt động một cách nhịp nhàng và chính xác.

Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành.

Ví dụ: Win 10, Unbutu, MacOS, … 

◦ Phần mềm ứng dụng: chương trình đáp ứng các yêu cầu cụ thể.

 Ví dụ: phần mềm để soạn thảo văn bản Microsoft Word, phần mềm lướt web như trình duyệt Google Chrome, …


4.Máy tính có thể chạy mà không cần phần mềm không?

Trong hầu hết các tình huống thì máy tính có thể chạy mà không cần cài đặt phần mềm. Tuy nhiên, nếu chưa cài hệ điều hành sẽ tạo ra lỗi khiến máy tính không xuất ra bất kỳ thông tin nào. Máy tính cần có hệ điều hành để giúp người dùng và phần mềm tương tác với phần cứng máy tính.


5.Máy tính có thể chạy mà không cần phần cứng không?

Câu hỏi này có vẻ khá ngớ ngẩn nhưng nhiều người vẫn hay hỏi mình. Câu trả lời đương nhiên là không rồi! Liệu bạn có thể xem TV trong khi bạn không có TV hay không?

Để một máy tính có thể hoạt động được thì đều cần ít nhất một phần cứng sau: màn hình, ổ cứng, bàn phím, RAM, bo mạch chủ, vi xử lý, nguồn điện và card màn hình.

icon-date
Xuất bản : 14/01/2022 - Cập nhật : 14/01/2022