logo

Bài tập về sơ đồ erd

Bài tập về sơ đồ erd


1. Bài tập về sơ đồ erd có lời giải

1. Vẽ ERD 

Một trung tâm tin học cần tổ chức một cơ sở dữ liệu để quản lý các phòng thực hành với các thông tin như sau:

Mỗi phòng máy có mã phòng duy nhất để phân biệt với các phòng máy khác, có tên phòng và tên người quản lý phòng.Mỗi máy tính có một mã máy duy nhất. Ngoài ra mỗi máy tính còn có các thông tin về cấu hình như: tốc độ CPU, dung lượng RAM, dung lượng ở cứng. Các máy tính được bố trí trong các phòng máy.Mỗi môn học có mã môn duy nhất, có tên môn học và thời lượng môn học.Mỗi môn học có thể được thực hành ở các phòng máy khác nhau và một phòng máy có thể được đăng ký cho nhiều môn học khác nhau, khi đăng ký phải biết ngày đăng ký. 

Trả lời

Bài tập về sơ đồ erd

2. Công ty mua vật tư từ một số nhà cung cấp. CSDL của công ty phải theo dõi số lượng mỗi loại vật tư mua từ mỗi nhà cung cấp. Nó còn lưu những địa chỉ của nhà cung cấp, nơi mà người của công ty đã đến nhận hàng. Mỗi nhà cung cấp có thể có nhiều địa chỉ giao hàng. Đơn giá mà một nhà cung cấp tính cho mỗi loại vật tư cũng cần lưu trữ.

Phân tích

Trước khi vẽ được sơ đồ ER, chúng ta cần phân tích các thực thể, thuộc tính và mối liễn kiết giữa thực thể.

Các thực thể và thuộc tính tương ứng:

- NHÀ CUNG CẤP

+ Tên

- VẬT TƯ

+ Tên

- ĐƠN HÀNG (là nâng cấp của mối liên kết “Cung cấp”): là thực thể kết hợp – vì chúng ta muốn lưu trữ thêm 1 số thông tin.

+ Số lượng

+ Đơn giá

+ Địa chỉ giao hàng

Mối quan hệ giữa các thực thể:

NHÀ CUNG CẤP <<Cung Cấp>> VẬT TƯ. Trong đề bài không đề cập đến lượng số tối đa, tối thiểu. Nhưng dựa vào kinh nghiệm thực tiễn (từ đời sống) chúng ta có thể giả định. Một nhà cung cấp có thể cung cấp nhiều vật tư, một vật tư sẽ được cung cấp bởi một hoặc nhiều nhà cung cấp. Và do chúng ta đã nâng cấp mối liên kết “Cung cấp” thành một thực thể liên kết “ĐƠN HÀNG”. Do đó, các mối liên kết và lượng số cũng bị thay đổi theo.

- Một NHÀ CUNG CẤP sẽ có một hoặc nhiều đơn hàng. Một ĐƠN HÀNG sẽ thuộc về duy nhất 1 NHÀ CUNG CẤP.

- Một VẬT TƯ có thể không thuộc ĐƠN HÀNG nào hoặc thuộc nhiều ĐƠN HÀNG. Ngược lại, một đơn hàng sẽ có ít nhất 1 VẬT TƯ hoặc nhiều VẬT TƯ.

Sơ đồ ER

Dựa vào các thông tin trên, chúng ta sẽ trình bày thành sơ đồ ER như hình bên dưới (bạn có thể click vào ảnh để mở to).

Bài tập về sơ đồ erd (ảnh 2)

3. Một CSDL được xây dựng để lưu trữ thông tin về các quốc gia trên thế giới và trữ lượng khoáng sản của các quốc gia đó. Với mỗi khoáng sản, chúng ta chỉ cần lưu tên khoáng sản, giá hiện hành (1 ounce) trên thị trường, nơi tìm thấy (quốc gia nào), trữ lượng ước tính, sản lượng hàng năm. Với mỗi quốc gia, chúng ta sẽ lưu tên quốc gia, GNP (tổng sản lượng quốc gia). Mỗi quốc gia có thể có nhiều khoáng sản khác nhau và một khoáng sản có thể tìm thấy tại những quốc gia khác nhau.

Phân tích

Cũng như bài tập 1, chúng ta cần phân tích các thành phần trong mô hình trước khi vẽ sơ đồ. Trong bài tập này, dễ dàng nhận thấy 2 thực thể là QUỐC GIA và KHOÁNG SẢN. Giữa 2 thực thể này có một mối quan hệ là <<Khai thác>>, nhưng chúng ta còn thấy thông tin sản lượng hàng năm của một khoáng sản tại một quốc gia. Do đó, cũng như bài tập 1, chúng ta sẽ nâng cấp mối quan hệ này thành một thực thể liên kết KHAI THÁC.

- QUỐC GIA

  • Tên
  • GNP

- KHOÁNG SẢN

  • Tên
  • Trữ lượng

Cũng như bài 1, đề bài không nhắc gì đến lượng số, nhưng để làm bài tốt hơn, ta có thể suy ra từ thực tế:

- Một cuộc khai thác khoáng sản sẽ chỉ diễn ta tại 1 quốc gia. Một quốc gia có thể tổ chức 0 hoặc nhiều cuộc khai thác.

- Một khoáng sản có thể được khai thác hoặc không. Một cuộc khai thác chỉ khai thác 1 loại khoáng sản.

Sơ đồ ER

Dựa vào những phân tích trên, chúng ta có sơ đồ ER như sau:

Bài tập về sơ đồ erd (ảnh 3)

4. Một môn học trong trường đại học có thể có một hay nhiều buổi phụ đạo. Thông tin về một môn học bao gồm: mã môn học, tên môn học và số tín chỉ. Thuộc tính về buổi phụ đạo bao gồm: số thứ tự (ví dụ: 1, 2 hay 3…). Mỗi buổi phụ đạo sẽ được phụ trách bởi 1 trợ giảng. Trợ giảng sẽ có các thuộc tính: mã số nhân viên, tên và địa chỉ. Mỗi môn học được giảng lý thuyết bởi 1 giáo sư. Thông tin giáo sư bao gồm: mã số nhân viên, tên, địa chỉ và lương thường niên.

Giáo sư có thể hướng dẫn sinh viên làm đề án nghiên cứu. Thông tin về đề án nghiên cứu bao gồm: mã số đề án, tựa đề. Thông tin về sinh viên bao gồm: mã số sinh viên, tên sinh viên và chuyên ngành. Mỗi giáo sư chỉ được hướng dẫn 1 sinh viên làm 1 đề án và mỗi sinh viên sẽ nhận được sự hướng dẫn của duy nhất 1 giáo sư mà thôi.

Phân tích

Trong bài này, mình cũng chỉ gợi ý các thực thể thôi nha. Danh sách thực thể bao gồm:

- MÔN HỌC

- BUỔI HỌC PHỤ ĐẠO

- GIÁO SƯ

- TRỢ GIẢNG

- SINH VIÊN

- ĐỀ ÁN

Sơ đồ ER

Dưới đây là sơ đồ ER của bài tập 5, các bạn có thể click vào để xem hình lớn hơn.

Bài tập về sơ đồ erd (ảnh 4)

2. Mô hình thực thể kết hợp –Bài tập thực hành

Bài 1: Thiết kế cơ sở dữ liệu quản lý đào tạo

Mỗi sinh viên gồm họ tên, ngày sinh, giới tính, nơi sinh, số điện thoại và e-mail. Được cấp một mã số sinh viên duy nhất và mỗi sinh viên chỉ thuộc về một lớp.

Mỗi lớp học có một mã số lớp duy nhất, tên lớp và mỗi lớp chỉ thuộc về một khoa.

Mỗi khoa có một tên khoa và một mã số khoa duy nhất.

Mỗi môn học có tên môn học, số giờ và mã số môn học duy nhất.

Mỗi giảng viên cần quản lý các thông tin như họ và tên giảng viên, một chuyên ngành và được cấp một mã số duy nhất. Mỗi giảng viên thuộc một khoa.

Mỗi sinh viên với một môn học được phép thi tối đa 2 lần, mỗi lần thi, điểm thi.

Mỗi môn học ở mỗi lớp học chỉ phân công cho một giảng viên dạy và một giảng viên thì có thể dạy nhiều môn ở một lớp.

Bài 2: Thiết kế cơ sở dữ liệu quản lý siêu thị

Mỗi khu vực có một mã số phân biệt, tên, chuyên bán 1 loại hàng.

Mỗi loại hàng có một mã số, có tên và bao gồm nhiều mặt hàng.

Mỗi mặt hàng có một mã số phân biệt, có tên, đơn vị tính, đơn giá bán hiện hành. Mỗi mặt hàng có thể cung cấp bởi nhiều nhà cung ứng.

Mỗi nhân viên chỉ làm việc tại một khu vực và có một mã số phân biệt, và các thông tin như: họ tên, ngày sinh ,địa chỉ, ngày vào làm việc.

Mỗi khách hàng khi mua hàng, sẽ có một hóa đơn gồm số hóa đơn, ngày lập hóa đơn, tên khách mua, địa chỉ, và danh sách các mặt hàng mua kèm theo đơn giá bán.

icon-date
Xuất bản : 02/03/2022 - Cập nhật : 02/03/2022