logo

Sự biến đổi về lượng diễn ra một cách như thế nào?

Cùng Top lời giải trả lời chi tiết, chính xác câu hỏi: “Sự biến đổi về lượng diễn ra một cách như thế nào” và đọc thêm phần kiến thức tham khảo giúp các bạn học sinh ôn tập và tích lũy kiến thức bộ môn Giáo dục công dân 10.


Câu hỏi: Sự biến đổi về lượng diễn ra một cách như thế nào?

Trả lời: 

Sự biến đổi về lượng diễn ra dần dần, liên tục, đến một giới hạn nhất định sẽ phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng, khiến chất biến đổi, tạo thành chất mới. Mỗi sự vật hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng đặc trưng phù hợp với nó. Vì vậy, khi một chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới để tạo thành sự thống nhất mới giữa chất và lượng.


Kiến thức mở rộng về sự cách thức vận động, phát triển của sự vật và hiện tượng


1. Chất

Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu  cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

Ví dụ:

+ Thuộc tính của đường là ngọt

+ Thuộc tính của muối là mặn


2. Lượng

Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có sự vật và hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.

Ví dụ:

+ Thuộc tính của đường là ngọt

+ Thuộc tính của muối là mặn


3. Sự biến đổi về chất

Sự biến đổi về chất của các sự vật và hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Quá trình biến đổi ấy đều có ảnh hưởng đến trạng thái chất của sự vật và hiện tượng, nhưng chất của sự vật và hiện tượng chưa biến đổi ngay vì chất mang tính ổn định tương đối. Khi sự biến đổi về lượng đạt đến một giới hạn nhất định, phá vỡ sự thống nhất giữa chất và lượng thì chất mới ra đời thay thế chất cũ, sự vật mới ra đời thay thế sự vật cũ.

Sự biến đổi về lượng diễn ra một cách như thế nào?

Ví dụ:

+ Trong điều kiện bình thường, đồng ở trạng thái rắn. Nếu ta tăng dần nhiệt độ đến 1083oC, đồng sẽ nóng chảy, chuyển sang trạng thái lỏng. Nhiệt độ tăng từ 0oC đến 1083oC chính là sự thay đổi về lượng nhưng chất vẫn chưa đổi. Đến điểm nút 1083oC, chất thay đổi, chuyển từ dạng rắn sang dạng lỏng và quy định một lượng mới tương ứng với chất mới.

+ Nước sôi ở 100oC, nhiệt độ tăng dần trong quá trình đun làm các phân tử nước chuyển động nhanh hơn; khi chưa đạt 100oC, nước vẫn ở thể lỏng. Khi nước đạt 100oC, chuyển sang thể khí, lúc này nước có sự bốc hơi nhanh và mạnh hơn, phần tử nước chuyển động nhanh hơn, có sự dãn nở.


4. Mối quan hệ giữa sự biến đổi về chất và sự biến đổi về lượng

a. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất

+ Trong một sự vật, hiện tượng biến đổi trước (biến đổi dần dần, từ từ (tiệm tiến)).

+ Khi sự biến đổi đạt tới một giới hạn nhất định thì làm cho chất biến đổi.

+ Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất và sự vật và hiện tượng gọi là độ.

+ Điểm giới hạn mà tại đó có sự biến đổi của lượng làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng được gọi là điểm nút.

b. Chất mới ra đời lại bao hàm một lượng mới tương ứng

+ Chất biến đổi sau và biến đổi nhanh chóng.

+ Mỗi sự vật, hiện tượng đều có chất đặc trưng và lượng phù hợp. Vì vậy, khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng.

=> Kết luận: Sự biến đổi không ngừng về lượng của sự vật và hiện tượng dẫn đến sự biến đổi về chất của chúng. Khi chất mới ra đời lại quy định một lượng mới tương ứng với nó và tạo cho sự vật, hiện tượng mới một lượng khác trước.

=> Cách thức vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.


5. Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Nội dung nào dưới đây không phải là cách thức vận động phát triển của sự vật và hiện tượng?

A. Sự biến đổi về lượng dẫn đến sự biến đổi về chất.

B. Kiên trì tích lũy về lượng đến một mức cần thiết.

C. Bổ sung cho chất những nhân tô mới.

D. Chất mới ra đời bao hàm một lượng mới tương ứng.

Câu 2: Trong Triết học, độ của sự vật và hiện tượng là giới hạn mà trong đó

A. Chưa có sự biến đổi nào xảy ra

B. Sự biến đổi về lượng làm thay đổi về chất của sự vật

C. Sự biến đổi về lượng chưa làm thay đổi về chất.

D. Sự biến đổi của chất diễn ra nhanh chóng

Câu 3: Khẳng định nào dưới đây là sai?

A. Chật tồn tại ngoài lượng.

B. Chất và lượng có tính quy định khách quan.

C. Chất và lượng “thuần tuý” tồn tại bên ngoài sự vật và hiện tượng.

D. Mọi sự vật, hiện tượng đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau.

Câu 4: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng:

A. Lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi.

B. Lượng biến đổi trước, chất biến đổi sau.

C. Chất và lượng luôn có sự tác động lẫn nhau.

D. Cả chất và lượng cùng biến đổi nhanh chóng.

Câu 5: Trong cách thức vận động, phát triển, mỗi sự vật và hiện tượng đều có hai mặt thống nhất với nhau, đó là

A. Độ và điểm nút

B. Điểm nút và bước nhảy

C. Chất và lượng

D. Bản chất và hiện tượng.

Câu 6: Để tạo ra sự biến đổi về chất, trước hết phải

A. tạo ra sự biến đổi về lượng

B. tích luỹ dần dần về lượng

C. tạo ra chất mới tương ứng

D. làm cho chất mới ra đời

Câu 7: Khẳng định nào dưới đây là sai?

A. Không thể có chất tồn tại ngoài lượng,

B. Phát triển của sự vật chỉ bao hàm sự thay đổi về lượng.

C. Thuộc tính vốn có của sự vật là những đặc tính vốn có của sự vật.

D. Mọi sự vật, hiện tượng đều có mặt chất và lượng thống nhất với nhau.

icon-date
Xuất bản : 29/03/2022 - Cập nhật : 14/06/2022