logo

Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào?

Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào?” cùng với những kiến thức tham khảo về hiện tượng thủy triều là tài liệu đắt giá môn dành cho các thầy cô giáo và bạn em học sinh tham khảo.


Trắc nghiệm: Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào?

A. Cơ học 

B. Vật lý

C. Hóa học

D. Sinh học

Trả lời:

Đáp án đúng: B. Vật lý

Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động vật lí.

Cùng Top lời giải trang bị thêm nhiều kiến thức bổ ích cho mình thông qua bài tìm hiểu về hiện tượng thủy triều  ở dưới đây nhé!


Kiến thức tham khảo về hiện tượng thủy triều


1. Thủy triều

Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông... lên xuống trong một chu kỳ thời gian phụ thuộc biến chuyển thiên văn. Trong âm Hán-Việt, thủy có nghĩa là nước, còn triều là cường độ nước dâng lên và rút xuống. Sự thay đổi lực hấp dẫn từ Mặt Trăng (phần chủ yếu) và từ các thiên thể khác như Mặt Trời (phần nhỏ) tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất trong khi Trái Đất quay đã tạo nên hiện tượng nước dâng (triều lên thường gọi là "nước lớn") và nước rút (triều xuống tức "nước ròng") vào những khoảng thời gian nhất định trong một ngày.

Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào?

2. Đặc điểm

Thủy triều thường có những giai đoạn mà con người có thể quan sát được bằng mắt thường và được gọi bằng những thuật ngữ chuyên ngành:

- Triều dâng: tức là khi thấy mực nước biển hoặc sông đột nhiên tăng lên cao trong một thời gian nhất định làm ngập cả vùng gian triều.

- Vùng gian triều: vùng đất bồi ven biển thường nằm trên khi triều thấp và nằm dưới khi kiều cao, là môi trường sinh sống của nhiều hệ sinh thái biển.

- Triều cao: là lúc mực nước biển dâng lên đến cực đại, tại điểm cao nhất.

- Triều xuống: lúc mực nước biển hạ thấp trong khoảng vài ba giờ đồng hồ để lộ vùng gian triều.

- Triều thấp: là lúc mực nước biển rút xuống cực tiểu, tại điểm thấp nhất.


3. Nguyên nhân

Theo khoa học, nguyên nhân của thủy triều là do lực hấp dẫn của mặt trăng và lực li tâm gây ra. Cụ thể, thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng bị kéo cao lên ở hai miền tạo thành hình ellip.

Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với mặt trăng được gọi là miền nước lớn thứ nhất (lực hấp dẫn tạo ra). Còn miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất (lực li tâm tạo ra).

Giữa hai nước lớn liên tiếp sẽ là nước ròng. Một khi tốc độ quay của Quả Đất ổn định thì lực li tâm lớn nhất nằm ở miền xích đạo của Trái Đất, nơi có bán kính quay lớn nhất.

Trên đây là một số thông tin xoay quanh về thủy triều. Hi vọng các bạn đã hiểu hơn về hiện tượng này và trau dồi thêm cho mình những kiến thức khoa học bổ ích.


4. Ứng dụng thủy triều

a. Trên quốc tế hiện nay

Hiện nay, có khoảng 100 công ty trên toàn thế giới đang nghiên cứu việc chuyển đổi năng lượng từ đại dương thành điện năng. Năng lượng từ đại dương cũng có nhiều tiềm năng hơn năng lượng gió vì nước có tỷ trọng cao hơn không khí. “Nước nặng” được lấy từ trong một thùng nước biển, năng lượng của nó tương đương 400 thùng dầu mỏ tốt nhất.

Hiện tượng thủy triều là hình thức vận động nào? (ảnh 2)
Ứng dụng của năng lượng thủy triều

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nguồn năng lượng từ biển ví dụ:

- Năm 1966, tại Pháp đã xây dựng một nhà máy điện thủy triều đầu tiên trên thế giới có quy mô công nghiệp với công suất 240 MW, đây là một trong những nhà máy điện thủy triều lớn nhất trên thế giới. gần như chiếm tỷ trọng cao nhất vào  việc cung cấp điện năng cho ngành điện tại pháp

- Năm 1984: sau đó 2 thập kỉ Canada đã vận hành một nhà máy 20 MW, sản xuất 30 triệu KW điện hằng năm. đương với lượng điện thu được khi chúng ta đang sử dụng 10 chiếc máy phát điện công nghiệp 350kw

- Trung Quốc cũng là một nước rất quan tâm đến nguồn năng lượng sạch, hiện nay Trung Quốc có 7 nhà máy điện thủy triều đang vận hành với tổng công suất 11 MW.

- Gần đây, Hàn Quốc rất chú trọng khai thác sử dụng năng lượng thủy triều. Một nhà máy điện thủy triều Shiwa có công suất 254 MW được hoàn thành năm 2010; tại thành phố Incheon từ năm 2007 đã xây dựng một nhà máy có công suất 812 MW lớn nhất thế giới với 32 tổ máy và sẽ đưa vào vận hành năm 2015.

b. Tại Việt Nam

Việt Nam với 3000km đường bờ biển có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng từ sóng biển. Tuy nhiên, rất tiếc là sự đầu tư và khai thác nguồn năng lượng sạch này khá chậm so với thế giới đã và đang thực hiện. Hiện tại, phát triển năng lượng biển ở nước ta mới chỉ ở giai đoạn hết sức sơ khai. Bên cạnh đó, Việt Nam còn khá chậm trong việc xem xét có nên gia nhập Nhóm Quốc tế về Năng lượng Đại dương . Lúc này, Việt Nam cần sớm tham gia các tổ chức quốc tế để có thể triển khai hiệu quả triệt để chiến lược năng lượng xanh, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Tóm lại đây là nguồn năng lượng tái tạo tương đối mới nên cũng còn nhiều khó khăn, nguyên lý và công nghệ vẫn còn những vấn đề đang thử nghiệm. Và vì vậy luôn có thêm những điều sửa chữa, bổ sung qua từng lần nghiên cứu. Theo những suy đoán ban đầu, năng lượng do nguồn nước biển vô  tận này sản sinh ra đủ dùng cho nhân loại trên 1 tỷ năm. Hay những con sóng, thủy triều, hải lưu… trường tồn với thời gian, đều có thể cung cấp cho nhân loại nguồn năng lượng cực lớn!

icon-date
Xuất bản : 30/03/2022 - Cập nhật : 09/06/2022