logo

Rút gọn câu (ngắn nhất)


Soạn văn lớp 7: Rút gọn câu

Soạn văn lớp 7: Rút gọn câu  | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai

Soạn văn lớp 7: Rút gọn câu  | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai


I. Thế nào là rút gọn câu?

1. Câu a : bị lược đi chủ ngữCâu b: xuất hiện chủ ngữ chúng ta

2. Các từ có thể làm chủ gữ trong câu a: chúng ta, con người, mọi người, các em,....

3. Chủ ngữ trong câu a bị lược bỏ vì nó có khả năng diễn đạt nghĩa hoàn chỉnh và trở thành chân lý cho tất cả mọi người nên có thể lược đi chủ ngữ.

4. a, thành phần vị ngữ “đuổi theo nó” bị lược bỏ. Vì nếu câu vẫn dễ hiểu khi không có vị ngữ và khi thêm vào sẽ làm câu bị lặp

b, chủ ngữ và vị ngữ của câu đều bị lược bỏ vì câu hỏi đã gợi lên nhữn thành phần này.


II. Cách dùng câu rút gọn

1. Những câu in đậm thiếu thành phần chủ ngữ. Không nên rút gọn câu như vậy vì như vậy làm câu tối nghĩa, khó hiểu, người đọc không hiểu ai là chủ thể của hành động

2. Thêm từ ngữ như sau: Dạ, bài kiểm tra toán ạ!

3. Khi rút gọn câu cần chú ý:

- Không làm cho người nghe người đọc hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ nội dung câu hỏi

- Không biến câu nói thành một câu cộc lốc khiếm nhã


III. Luyện tập

Bài 1 (trang 16 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Câu rút gọn: b, c

- Hai câu này đều rút gọn chủ ngữ. Vì là tục ngữ mang tính chân lý nên khi rút gọn giúp câu ngắn gọn mà vẫn 

Bài 2 (trang 16 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Các câu rút gọn trong các ví dụ :

Câu rút gọn Khôi phục
Bước tới đèo Ngang , bóng xế tà Tôi bước tới đèo Ngang, bóng xế tà
Dừng chân đứng lại trời non nước Tôi dừng chân đứng lại trời, non , nước
Đồn rằng quan tướng có danh Dân gian đồn rằng quan tướng có danh
Cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai Quan tướng cưỡi ngựa một mình chẳng phải vịn ai
Ban cho cái áo với hai đồng tiền Ban ban cho cái áo với hai đồng tiền
Đánh giặc thì chạy trước tiên Quan tướng đánh giặc thì chạy trước tiên
Xông vào trận tiền cởi khố giặc ra Quan tướng xông vào trận tiền cởi khố giặc ra
Trở về gọi mẹ mổ gà khao quân Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân

-Trong văn vần( thơ, ca dao,...) thường gặp nhiều câu rút gọn là bởi vì thơ ca diễn đạt súc tích số câu chữ được quy định rất hạn chế và phụ thuộc vào vần điệu.

Bài 3 (trang 17 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau là do cậu bé sử dụng những câu rút gọn không hợp lý, làm câu không rõ nghĩa làm người khách hiểu nhầm

- Bài học rút ra: Cần sử dụng câu rút gọn hợp lý, hợp hoàn cảnh, tránh gây ra tình huống hiểu lầm

Bài 4 (trang 18 Ngữ Văn 7 Tập 2):

- Chi tiết gây cười phê phán trong câu chuyện là cách nói ngắn gọn cộc lốc của anh chàng tham ăn

- Những câu rút gọn đã cho thấy bản tính tham ăn tục uống của anh chàng qua đó phê phán kiểu sống phàm tục ham ăn.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021