logo

Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận (ngắn nhất)


Soạn văn lớp 7: Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận


I. Lập luận trong đời sống

1. Luận cứ và kết luận

Câu Luận cứ Kết luận
a Hôm nay trời mưa Chúng ta không đi chơi công viên nữa
b Em rất thích đọc sách Qua sách em học được nhiều điều
c Trời nóng quá Đi ăn kem

- Mối quan hệ giữa luận cứ và kết luận là nguyên nhân- kết quả

- Vị trí của luận cứ và kết luận có thể thay đổi cho nhau

2. Bổ sung luận cứ cho các kết luận

a. Em rất yêu trường em vì dưới mái trường em có rất nhiều kỉ niệm thời học sinh

b. Nói dối rất có hại vì như thế mọi người sẽ mất niềm tin vào mình

c. Em đã học cả ngày rồi, nghỉ một lát nghe nhạc thôi

d. Vì còn nhỏ nên trẻ em cần nghe lời cha mẹ

e. Đi tham quan học được rất nhiều điều bổ ích nên em rất thích đi tham quan

3. Viết tiếp các luận cứ

a. Ngồi mãi ở nhà chán lắm nên em đi chơi với các bạn

b. Ngày mai đã thi rồi mà bài vở còn nhiều quá , phải tập trung học hơn nữa

c. Các bạn nói năng thật khó nghe, bình tĩnh lại đi.

d. Các bạn đã lớn rồi làm anh chị chúng nó thì phải gương mẫu.

e. Cậu này ham đá bóng thật, tương lai có thể theo đuổi sự nghiệp đá bóng chuyên nghiệp.


II. Lập luận trong bài văn nghị luận

1. Qua so sánh có thể thấy luận điểm ở bài văn nghị luận là những kết luận khái quát có ý nghĩa phổ biến, giải quyết những vấn đề trong

xã hội còn kết luận đời sống chỉ mang tính cá nhân.

2. Lập luận cho luận điểm: Sách là người bạn lớn của con người

- Luận cứ và dẫn chứng:

- Sách mở ra chân trời tri thức: từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội

- Sách đưa ta tới những nơi ta chưa từng đặt chân tới:

+ Sách xuyên không gian đưa ta về quá khứ, mở ra các viễn cảnh tương lai

+ Sách đưa ta ra khỏi phạm vi quen thuộc, như một cuộc du lịch trong trí óc

- Sách giáo dục, làm giàu đẹp tâm hồn con người

- Mở rộng nâng cao: 

+ Cần biết chọn sách mà đọc vì bên cạnh những sách hay vẫn còn tồn tại những sách có nội dung không tốt

+ Biết sử dụng thời gian để đọc sách

3. Lập luận cho các luận điểm từ truyện:

Thầy bói xem voi: Không nên đánh giá khi bạn chỉ thấy được một phần của sự vật, sự việc

- Luận cứ và dẫn chứng: 

+ Giải thích thế nào là đánh giá chủ quan, phiến diện?

+ Nêu lý do không nên nhìn phiến diện:   

+ Mỗi con người, sự việc bao gồm nhiều yếu tố hợp thành, nếu chỉ nhìn một phần thì không thể đưa ra đánh giá tổng quát, khách quan

+ Cho thấy bản thân là người bảo thủ,  không có cái nhìn khách quan   

+ Không có được cảm tình từ người khác

+ Dẫn chứng trong đời sống thực tế và qua các câu chuyện tiêu biểu

* Ếch ngồi đánh giếng: Chớ nên tự cao tự đại

- Luận cứ:

+ Giải thích thế nào là tự cao tự đại

+ Vì sao không nên tự cao tự đại:

- Vì mỗi người chỉ là một phần nhỏ bé trong thế giới, không nên huênh hoang mà nên khiêm tốn học hỏi

- Tự cao tự đại làm bản thân bị thụt lùi so với xã hội

- Tự cao tự đại không nhận lại sự yêu quý của mọi người

+ Mở rộng: Phân biệt tự cao tự đại vs tự tin: Không tự cao tự đại không có nghĩa là thiếu tự tin, tự ti với chính mình

+ Lấy dẫn chứng trong thực tế 

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021