logo

Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Cảnh khuya, Rằm tháng giêng ngắn nhất. Với bản soạn văn 7 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Soạn bài: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng


Khái quát chung tác phẩm

Soạn văn lớp 7: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng  | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai


Đọc - Hiểu tác phẩm

Câu 1 (trang 142 Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Hai bài Cảnh khuya và Nguyên tiêu được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt   

+ Bài thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 chữ, hiệp vần chân ở các câu 1,2,4   

+ Bài thơ cũng có bố cục khai thừa chuyển hợp hai câu đầu tả cảnh hai câu sau tả, hai câu sau tả tình.   

+ So sánh mô hình chung bài thơ chỉ khác ở cách ngắt nhịp câu 1 và câu 4.

Câu 1 ngắt nhịp 3/4 câu 2 ngắt nhip 2/5 thay vì 3/4 như thường

Câu 2 (trang 142 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” đây là một hình ảnh so sánh độc đáo khi nhà thơ cảm nhận tiếng suối róc rách chảy như tiếng hát xa. Trước Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi đã từng cảm nhận tiếng suối như tiếng đàn cầm, nhưng đó là cách cảm nhận mang tính cổ điển. Còn với hình ảnh so sánh tiếng suối vs tiếng hát ta như cảm nhận được vẻ thánh thót của tiếng suối, đồng thời cảm nhận được sự sống con người như đang hiện hữu, làm thiên nhiên gần gũi với còn người.

- "“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa“: câu thơ đã tả thực hình ảnh đêm trăng sáng chiếu rọi, làm bóng cây cổ thụ chen lẫn vào nhau với những tầng cao thấp, sáng tối hòa quyện. Bức tranh trở nên lung linh huyền ảo hài hòa giữa ánh sáng và bóng tối, giữa đường nét khỏe khoắn của cổ thụ và vẻ uyển chuyển của hoa. 

Câu 3 (trang 142 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Hai câu thơ cuối của bài thơ Cảnh khuya  là niềm say đắm thiên nhiên đẹp nên thơ và cũng là nỗi trăn trở của tác giả cho vận mệnh của đất nước:                      

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ                   

 Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

⇒ Hai câu thơ cho thấy tâm hồn của thi sĩ và tâm hồn chiến sĩ như hòa vào làm một, hiện diện trong con người Bác.

- Hai câu thơ đã sử dụng điệp từ “chưa ngủ”. Điệp từ “chưa ngủ” như một chiếc bản lề mở ra tâm trạng chính của tác giả: lo cho nước nhà. Chưa ngủ được nhắc lại hai lần như nhấn mạnh nỗi lo âu, trăn trở của Bác. Đồng thời cho ta thấy chất thi sĩ và chiến sĩ không mâu thuẫn mà hòa quyện thanh cao trong con người Bác.

Câu 4 (trang 142 Ngữ Văn 7 Tập 1):

* Hình ảnh không gian và cách miêu tả không gian trong bài Rằm tháng Giêng

- Hình ảnh không gian trong bài Rằm tháng Giêng:

+ Không gian cao rộng bát ngát ánh sáng của trăng, hòa cùng trời mây non nước

+ Đó là hình ảnh của vầng trăng tròn vành vạnh, soi sáng cả vùng trời “kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên”

+ Là trời mây non nước tràn trề sức sống mùa xuân, sông nước như hòa vào là một vs trời “xuân giang xuân thủy tiếp xuân thiên"”

- Cách miêu tả ở đây sử dụng lối miêu tả truyền thống của Phương Đông, không đi sâu vào miêu tả từng đường nét mà gợi tả vẻ hài hòa thống nhất của cái bộ phận trong cái toàn thể.

* Sự đặc biệt về từ ngữ trong câu thơ thứ hai

- Câu thơ có từ xuân  xuất hiện 3 lần

- Tác dụng:   

+ nhấn mạnh vẻ đẹp, sức sống tươi trẻ của cảnh vật   

+ sức sống của mùa xuân tràn trề, bao trùm lên cảnh vật, thấm vào cả đất trời

Câu 5 (trang 142 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bài Nguyên tiêu gợi cho em nhớ tới những tứ thơ, câu thơ, bài thơ trong văn 7 tập một đó là: 2 câu thơ trong bài Phong kiều dạ bạc của Trương Kế đời Đường:                       

Cô Tô thành ngoại Hàn San tự

Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

Hay “ Quá ngọ tinh lai tuyết mãn thuyền” trong bài Ngư nhân của Khổng Lộ thiền sư thời Lí

Câu 6 (trang 142 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Cùng viết vào thời điểm những năm đầu khó khăn của cuộc kháng chiến cứu nước nhưng cả 2 bài thơ đều cho thấy một tâm hồn thi sĩ phóng khoáng yêu thiên nhiên hòa mình với thiên nhiên của Bác.

Đồng thời cũng là tấm lòng yêu nước thương dân luôn trăn trở cho vận mệnh đất nước của. Qua đó có thể thấy phong thái ung dung lạc quan tin tưởng vào cách mạng của Bác. 


Câu 7 (trang 142 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Nét đẹp riêng về cảnh trăng trong hai bài thơ:

+ Cảnh trăng trong bài Cảnh khuya là cảnh trăng núi rừng với tiếng suối như tiếng hát, với đường nét hài hòa của cảnh vật trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

+ Cảnh trăng trong bài Nguyên tiêu là vẻ đẹp của ánh trăng mùa xuân, tràn đầy sức sống hòa cùng sức sống căng tràn của cảnh vật trời mây non nước.


Luyện tập

Một số câu thơ của Bác Hồ viết về trăng hoặc cảnh thiên nhiên

Ngắm trăng         

Trong tù không rượu cũng không hoa         

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ         

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ         

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

Tin thắng trận         

Trăng vào cửa sổ đòi thơ         

Việc quân đang bận xin chờ hôm sau         

Chuông lầu chợt tỉnh giấc thu         

Ấy tin thắng trận liên khu báo về


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021