logo

Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học (ngắn nhất)


Soạn văn lớp 7: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Soạn văn lớp 7: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai


I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

1. Đọc văn bản

2. Trả lời câu hỏi

a. Bài văn viết về bài ca dao

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

Đêm đêm tưởng dải ngân hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ

b. – Tác giả tưởng tượng có người đội khăn mặc áo dài trông sao bên bờ ao

- Tưởng tượng như thấy tơ nhện giăng trước mắt và bóng người đang nấc lên gọi sao gọi nhện

- Tưởng như nhìn thấy dải ngân hà

- Liên tưởng tới câu chuyện Ngưu Lang Chức Nữ


II. Luyện tập

Bài 1 (trang 148 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Đã từng đọc qua nhiều bài thơ Bác viết, “Cảnh khuya” là bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc nhất với em. Bài thơ đã cho em thấy tình yêu thiên nhiên, tâm hồn nghệ sĩ và chất chiến sĩ hòa quyện thanh cao trong con người Bác.

Mở đầu bài thơ là khung cảnh đêm khuya nơi núi rừng Việt Bắc. Càng về đêm trăng càng sáng, ánh trăng phủ khắp núi rừng. Đêm thanh tĩnh, tiếng suối nghe càng rõ. Tiếng suối chảy êm đềm nghe rất trong rì rầm từ xa vọng đến. Bác thật tinh tế khi nghe tiếng suối mà cảm nhận được độ xanh của dòng nước. Với nghê thuật lấy động tả tĩnh, Bác đã so sánh tiếng suối với tiếng hát, làm thiên nhiên trở nên ấm áp mang sức sống và hơi ấm của sự sống con người:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

Hòa trong tiếng suối như tiếng hát xa đó là vẻ đẹp của ánh trăng nơi rừng núi. Cảnh đêm khuya lúc này như một bức tranh đẹp hoàn hảo với các đường nét hòa quyện, từ đường nét chắc chắn của cổ thụ kết hợp với nét mềm mại của hoa, các tầng cao thấp được phân chia rõ ràng. Cả núi rừng như ngập tràn ánh trăng. Ánh trăng như chiếu rọi, lồng vào những tán lá. Còn trên mặt đất những đóa hoa rừng cùng với cổ thụ in bóng trên mặt đất. Vầng trăng như ngự trị màn đêm:

“Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Chữ lồng điệp lại hai lần đã nhân hoá vầng trăng, cổ thụ và hoa. Trăng trở nên thi vị, trữ tình lãng mạn.

Sẽ là một thiếu sót nếu bức tranh ấy chỉ có trăng mà không có sự xuất hiện của con người. Con người xuất hiện ở đây nhưng không nằm ngoài bức tranh mà là tâm điểm của bức tranh:

“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ”

Cảnh khuya tĩnh lặng càng làm nổi bật hình ảnh Bác trong đêm khuya. Bác thao thức không ngủ được tưởng như vì say mê ngắm cảnh thiên nhiên, nhưng thực ra lý do khiến Bác không ngủ được đó là vì lo nỗi nước nhà "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà“. Câu thơ vang lên cho thấy một tấm lòng yêu nước thương dân của Bác. Nước nhà đang bị xâm lăng, giặc ngoại xâm đang giày xéo lên đồng bào ta, nhân dân đang trong cảnh cơ cực lầm than. Đó là lý do khiến Bác luôn trăn trở không ngủ được, Bác trăn trở vì lo cho vận mệnh dân tộc, trăn trở tìm kiếm một đường đi đúng đắn cho toàn dân tộc. Người chưa ngủ không phải vì cảnh đẹp khó hững hờ mà chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

“Cảnh khuya” là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác, ở đó có sự kết hợp giữa tâm hồn nghệ sĩ lồng vào cốt cách chiến sĩ,mãu sắc cổ điện hòa quyện cùng màu sắc hiện đại. Đó là cảm hứng thiên nhiên chan hòa cảm hứng yêu nước. Đọc thơ Bác ta càng thêm kính yêu và tự hào về vị lãnh tụ vĩ đại, người cha già của dân tộc.

Bài 2 (trang 148 Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Mở bài

- Có thể giới thiệu đôi nét về tác giả Hạ Chi Trương và bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

b. Thân bài

- Tóm tắt hoàn cảnh sáng tác bài thơ

- Cảm nhận từng câu:

+ Câu 1. Thiếu tiểu li gia lão đại hồi (Khi đi trẻ, lúc về già): Câu thơ nhấn mạnh về quãng thời gian xa quê, chớp mắt đã quá nửa đời người "đi trẻ-về già“. Cảm xúc man mác buồn tiếc nuối của tác giả

+ Câu 2. Hương âm vô cải, mấn mao tồi (Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu): Thời gian xa quê chỉ có thể làm thay đổi ngoại hình của tác giả, còn giọng nói và tình yêu quê hương vẫn nguyên vẹn

như ngày đầu. Nhấn mạnh tình cảm thủy chung, yêu quê hương tha thiết của tác giả

+ Câu 3. Nhi đồng tương kiến, bất tương thức ? (Trẻ con nhìn lạ không chào): Xa quê lâu ngày, trở lại thành khách trên quê hương của mình. Một nghịch lý nhưng cũng là lẽ thường tình.

+ Câu 4. Tiểu vấn: Khách tòng hà xứ lai (Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi): Câu thơ có một chút hóm hỉnh trong sự ngây thơ của con trẻ nhưng cũng phảng phất nỗi buồn của tác giả.

c. Kết bài

Bài thơ cho thấy tình yêu quê hương tha thiết của tác giả, xa quê lâu ngày và thiết tha được trở lại thăm quê. Đồng thời bài thơ cũng là nét man mác buồn của tác giả khi về quê cảnh quê đã đổi khác và ông trở thành người lạ trên quê hương mình.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021