logo

Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm (ngắn nhất)


Soạn văn lớp 7: Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm


I. Tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm

1. Các yếu tố miêu tả, tự sự trong Bài ca nhà tranh bị gió thu phá

- Đoạn 1: Tự sự (hai dòng đầu kể về hoàn cảnh của tác giả), miêu tả (3 dòng sau miêu tả chi tiết nỗi thống khổ của tác giả) có vai trò tạo bối cảnh chung

- Đoạn 2: Tự sự kết hợp với biểu cảm bày tỏ nỗi uất ức khi già yếu bị trẻ con coi khinh

- Đoạn 3: Tự sự, miêu tả và hai câu cuối biểu cảm bày tỏ nỗi niềm cam chịu với số phận

- Đoạn 4: Biểu cảm cho thấy tấm lòng cao thượng vị tha sáng ngời

2. a. Trong đoạn văn

- Những ngón chân của bố..... xoa bóp khỏi: miêu tả

- Bố đi chân đất......bố đi xa lắm: tự sự

- Bố ơi! ....thành bệnh: cảm nghĩ

Nếu không có yếu tố tự sự và miêu tả thì yếu tố biểu cảm sẽ bộc lộ không rõ ràng, bởi người đọc sẽ không hình dung được cụ thể, rõ ràng người viết đang bày tỏ cảm nghĩ về điều gì.

b. Tình cảm đã chi phối làm cho tự sự và miêu tả có hồn hơn, không đơn thuần chỉ là kể lại, tả lại một cách khô khan mà còn chứa chan nỗi lòng của tác giả.


II. Luyện tập

Bài 1 (trang 138 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Giữa tháng tám, những cơn gió bão bùng cuộn lên cuốn đi mái nhà tranh đơn xo của Đỗ Phủ. Mái nhà tranh tan tác, bay tứ tung, bay sang cả bờ bên kia sông. Nhưng chao ôi sao thật bất lực, Đỗ Phủ chỉ có thể chấp nhận mà không thể làm gì khác. Ông tuổi đã cao sức đã yếu, chẳng thể đấu lại lũ trẻ nhỏ nhăm nhè xô cướp giật lớp tranh của mình. Trong nhà lạnh lẽo, mưa dột, gió lùa, con thơ nằm đạp lót, lại thêm nỗi lo loạn lạc ngoài kia. Thật là một mớ hỗn loạn trong tình cảnh khốn cùng. Trong tình thế ấy Đỗ Phủ ước ao có nhà đẹp trăm gian, che mưa chắn gió. Nhưng ông lại ước ao mái nhà ấy cho kẻ sĩ khắp thế gian, cho người trong thiên hạ, còn bản thân mình thì chịu rét cũng được. Tấm lòng cao cả của Đỗ Phủ đúng là hiếm có, đáng trân trọng trong cuộc sống này.

Bài 2 (trang 138 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Không phải một thứ kẹo từ một thương hiệu nổi tiếng nào đó, thứ kẹo mà ghi dấu ấn sâu đậm mãi trong tôi là kẹo mầm. Kẹo đổi từ những mớ tóc rối của mẹ và chị chải tóc bên hiên mỗi sáng sớm.

Tôi của những năm ấy khi nghe tiếng rao “ai tóc rối đổi kẹo không” là sẽ rối rít lên, bắc ghế lên với lấy mớ tóc rối mẹ và chị giắt trên mái hiên, lấy xuống và nhanh nhảu chạy ra đổi kẹo. Bà cụ đổi kẹo tay nhanh thoăn thoắt lấy kẹo bằng chiếc đũa cả, quấn vào đầu que, thật khéo. Chiếc kẹo mầm cứ lồng khồng nhưng khi cho vào miệng thì tan ra và xẹp lại chỉ còn tí tẹo. Đưa kẹo cho chúng tôi, bà cụ nhận lại mớ tóc rối. Bà không mua tóc rối, cũng không bán kẹo, bà chỉ đổi kẹo mà thôi. Kẹo của bà chẳng phải từ thứ đường mật gì, chỉ từ mầm cây mạ, mầm thóc mà ngọt thơm hơn cả kẹo bi kẹo bột.

Thời gian trôi đi, khi mẹ tôi đã mất và chị tôi đã đi lấy chồng xa, thỉnh thoảng khi nghe tiếng rao đổi kẹo, mọi thứ vẫn như nguyên vẹn trước mắt tôi. Hình ảnh mẹ và chị lại hiện lên, y nguyên như những ngày tôi con nhỏ. Nhưng tất cả chỉ là ký ức, ký ức mà tôi luôn trân trọng lưu giữ, ký ức đã trôi xa khi giờ tôi đã không còn mẹ nữa.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021