logo

Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá (ngắn nhất)

Để đáp ứng mong muốn của các bạn học sinh có 1 bản Soạn văn 7 ngắn nhất, dễ hiểu, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI đã biên soạn bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá ngắn nhất theo phương pháp đó. Hi vọng bản soạn văn này sẽ giúp các bạn hiểu bài nhanh chóng hơn.


Soạn bài: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá


Khái quát chung tác phẩm

Soạn văn lớp 7: Bài ca nhà tranh bị gió thu phá | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai


Đọc - Hiểu tác phẩm

Câu 1 (trang 133 Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Bài thơ có bố cục 4 phần

    + Đoạn 1 (5 dòng đầu): cảnh gió thu cuốn đi ngôi nhà của tác giả

    + Đoạn 2 (5 dòng kế) : nỗi lòng uất ức của tác giả khi tuổi cao sức yếu bị bọn trẻ con xô kéo cướp giật mất tranh

    + Đoạn 3 (8 dòng kế tiếp): hoàn cảnh thiếu thốn của tác giả khi nhà dột, con quấy phá, gió lạnh, lo lắng vì loạn lạc

    + Đoạn 4 (phần còn lại): Tấm lòng vị tha của tác giả, trước cảnh khó khăn của bản thân nhưng vẫn ước ao cho người khác.

- Bài thơ có phần ngắn, phần dài là do dòng cảm xúc của tác giả khi lắng đọng khi tuôn trào.

Câu 2 (trang 134 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Phương thức biểu đạt

Miêu tả

Tự sự

Biểu cảm trực tiếp

Miêu tả kết hợp tự sự

Miêu tả kết hợp biểu cảm

Tự sự kết hợp biểu cảm

Kết hợp cả ba phương thức

Phần 1

X

Phần 2

X

Phần 3

X

Phần 4

X

Câu 3 (trang 134 Ngữ Văn 7 Tập 1):

  • Những nỗi khổ của nhà thơ:

+ Nhà bị gió thu phá tranh bay tan tác: “cuộn mất ba lớp tranh nhà ta”, “tranh bay sang sông rải khắp bờ”,...

+ Già yếu, bị trẻ con cướp giật mất tranh “nỡ nhè trước mặt xô cướp giật”

+ Con quấy phá, nhà dột lạnh lẽo, chịu cảnh màn trời chiếu đất

+ Loạn lạc ít ngủ được “từ trải cơn loạn ít ngủ nghê”

Để miêu tả nỗi khổ đó tác giả đã sử dụng những câu văn tả thực, miêu tả trực tiếp hoàn cảnh của bản thân cùng với đó là giọng thơ bất lực, chua xót, tất cả đã cho ta thấy tác giả đang ở trong một hoàn cảnh éo le, thiếu thốn.

Câu 4 (trang 134 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Nếu không có năm dòng thơ cuối thì bài thơ chỉ đơn thuần là lời than vãn của tác giả trước hoàn cảnh khốn khổ của bản thân, làm cho giá trị của bài thơ giảm đi nhiều.

Tình cảm cao quý được thể hiện qua 5 câu thơ cuối đó là tấm lòng cao thượng của tác giả. Bản thân tác giả cũng gặp nhiều nỗi khổ nhưng khi ước tác giả lại ước nhà cao cửa rộng cho “kẻ sĩ khắp thế gian” còn bản thân mình thì “chịu chết rét cũng được”. Qua 5 câu thơ cuối ta có thể thấy giá trị nhân đạo cao cả của tấc phẩm cũng như tâm hồn vĩ đại yêu nước thương dân và khao khát thay đổi thực tại của tác giả.


Luyện tập

Bài 2 (trang 134 Ngữ Văn 7 Tập 1):

Ý chính của đoạn văn: Tấm lòng cao cả yêu nước thương dân và khát khao thay đổi thực tại thống khổ của Đỗ Phủ thông qua bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021