logo

Soạn bài: Bố cục trong văn bản (ngắn nhất)


I. Bố cục và những yêu cầu về bố cục trong văn bản.

1. Bố cục của văn bản

a) - Những nội dung trong đơn ấy cần phải được sắp xếp theo một trình tự thích hợp, không thể tùy ý muốn ghi nội dung nào trước cũng được.

- Vì việc sắp xếp không theo một trình tự hợp lý sẽ làm lá đơn lủng củng, không rành mạch

b) Khi xây dựng văn bản cần quan tâm tới bố cục vì: một bố cục hợp lý sẽ thể hiện mạch cảm xúc rõ ràng, truyền đạt mạch lạc ý của người viết đồng thời tăng sức thuyết phục cho văn bản.

2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản.

a) Hai câu chuyện trên chưa có bố cục. Việc thiếu bố cục hoàn chỉnh làm cho 2 câu chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” và “Lợn cưới áo mới” bị thiếu logic, gây khó hiểu cho người đọc, đồng thời không thể hiện được ý nghĩa phê phán châm biếm thông qua câu chuyện.

b) Cách kể chuyện như trên bất hợp lý ở chỗ sắp xếp các sự kiện diễn ra thiếu logic: những sự việc đáng lẽ phải được kể trước để làm tiền đề, lý do cho những sự việc sau thì lại bị đảo lộn, nhắc tới sau.

c)- Trong truyện "“Ếch ngồi đáy giếng“ phải trình bày cuộc sống của con ếch trong giếng trước rồi tới khi ra khỏi miệng giếng và bị giẫm chết. Mặt khác cũng nên nói là do huênh hoang tự đại mà khi ra khỏi miệng giếng con ếch mới bị con trâu dẫm.

- Trong truyện “Lợn cưới áo mới” nên đảo lộn lại chi tiết anh có áo mới hỏi câu " Bác có thấy con lượn cưới của tôi chạy qua đây không". Sau đó mới tới lời đáp của một anh chàng khoe của khác " Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chả thấy con lợn nào chạy qua cả"

3. Các phần của bố cục

a) Nhiệm vụ của 3 phần là:

- Mở bài: giới thiệu nội dung sẽ triển khai, dẫn dắt người đọc tới thân bài

- Thân bài: triển khai nội dung đã giới thiệu ở mở bài, giải quyết nhiệm vụ đã đặt ra

- Kết bài: khẳng định và nâng cao vấn đề đã trình bày ở phần nội dung.

b) Cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ và chức năng của từng phần vì: mỗi phần có chức năng riêng không thể thay thế cho nhau, do đó việc nắm rõ nhiệm vụ từng phần sẽ giúp người viết tránh được lỗi lủng củng, bảo đảm được tính chặt chẽ và mạch lạc cho văn bản.

c) Bạn nói như vậy là sai bởi vì mở bài là giới thiệu vấn đề để dẫn tới thân bài, còn kết bài là khẳng định lại và nâng cao về vấn đề được trình bày ở thân bài chứ không phải sự lặp lại của mở bài.d) Em không đồng ý vì mở bài để cho người đọc hiểu được khái quát vấn đề mình sẽ nói trong phần tiếp theo, kết luận là chốt lại vấn đề, cả 3 phần đều quan trọng, nếu thiếu đi một trong 3 phần sẽ không tạo ra một bài văn tự sự hay miêu tả hoàn chỉnh.


II. Luyện tập

Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Ví dụ: Trình bày về việc kêu gọi ủng hộ người nghèo cần theo trình tự:

- Nêu đối tượng

- Lý do cần được giúp đỡ

- Hành động để giúp đỡNếu không có một trình tự mạch lạc như trên thì người nghe sẽ cảm thấy khó hiểu, thiếu thuyết phục

Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bố cục của truyện Cuộc chia tay của những con búp bê:

- Mở bài: từ đầu đến …khóc nhiều: giới thiệu nội dung chính của văn bản

- Thân bài: tiếp theo.... anh xin hứa: cuộc chia tay của anh em Thành, Thủy và của em Thủy với lớp

- Kết bài: còn lại: Hai anh em thực sự xa nhauĐây là một bố cục đã khá hoàn chỉnh và hợp lý, nhưng chúng ta vẫn có thể kể theo một bố cục khác miễn là đảm bảo tính logic và rành mạch, truyền đạt được nội dung của câu chuyện.

Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Theo em bố cục trên đây là khá hoàn chỉnh mà hợp lý vì đã nêu được bản chất là báo cáo kinh nghiệm học tập. Theo em ở phần thân bài có thể bổ sung thêm lý do có mặt để phát biểu báo cáo và lời cảm ơn. 

Soạn bài: Bố cục trong văn bản (ngắn nhất) | Soạn văn 7 ngắn nhất

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021