logo

Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học


Soạn bài: Viết bài tập làm văn số 7 – Nghị luận văn học (chi tiết)

Đề 1: Suy nghĩ của em về nhân vật chị Dậu qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ (tiểu thuyết Tắt Đèn của Ngô Tất Tố)

  1. Mở bài

- Giới thiệu Ngô Tất Tố (vị trí trong nền văn học Việt Nam, phong cách,…)

- Tác phẩm Tắt đèn (hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nhân vật, …)

- Giới thiệu chị Dậu: cảnh nghèo khổ túng quẫn + vẻ đẹp tâm hồn ( cần cù+ giàu tình yêu thương+ mạnh mẽ, bất khuất) ( lưu ý chỉ kể sơ qua, không sa đà vào phân tích vì có thể trùng với phần thân bài)

  1. Thân bài

LĐ 1: Hoàn cảnh lam lũ, vất vả của chị Dậu

      - Người nông dân nghèo khổ, suốt năm làm lụng vất vả nhưng mãi vẫn trong cảnh nghèo.

      - Phải gánh chịu cả những thứ thuế vô lý

      - Chị phải bán tất cả kể cả đứa con dứt ruột đẻ ra để lo sưu thuế cho chồng và đứa em chồng đã mất

LĐ 2: Đức tính tốt đẹp của chị Dậu

      - Chị yêu chồng, thương con; luôn săn sóc, chăm lo cho gia đình.

         + Nhường khoai cho con

         + Hết lòng chăm sóc cho chồng

         + Chăm chỉ làm lụng, không vì đói nghèo mà tha hóa bản thân.

     - Chị là người có tinh thần phản kháng cao. Khi biết sự nhẫn nhịn không thể giúp chồng mình qua được cơn hoạn nạn, chị thay đổi cách xưng hô, hành động đánh mấy tên lính đầy mạnh mẽ, dứt khoát để bảo vệ chồng mình.

  1. Kết bài

- Đánh giá chung về nhân vật: Chị Dậu là hiện thân biểu tượng cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam vượt lên hoàn cảnh bất công để sáng ngời bao vẻ đẹp: tần tảo, cần cù chịu khó, yêu chồng thương con và đặc biệt là có tinh thần phản kháng mạnh mẽ.

- Đánh giá về nhà văn

+ Tài năng kể chuyện độc đáo

+ Tinh thần nhân văn sâu sắc:

  • Tố cáo xã hội bất công, sưu cao thuế nặng đẩy người nông dân đến bước đường cùng
  • Xót thương hoàn cảnh nhân vật
  • Ca ngợi vẻ đẹp của người nông dân
  • Tin yêu vào sức sống tiềm tàng của họ 

Đề 2: Số phận và tính cách nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao.

  1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nam Cao (vị trí trong nền văn học Việt Nam, phong cách,…)

- Tác phẩm Lão Hạc (hoàn cảnh sáng tác, nội dung, nhân vật, …)

- Lão Hạc là một con người có số phận bi kịch, đứng trong ranh giới mong manh của sự tha hóa nhưng luôn giữ cách sống cao đẹp, chết trong còn hơn sống nhục.

  1. Thân bài

LĐ 1: Hoàn cảnh lam lũ, vất vả của Lão Hạc

      - Vợ mất sớm, một mình gà trống nuôi con.

      - Con trai lớn nhưng vì nghèo quá không có tiền lấy vợ nên quẫn chí bỏ đi đồn điền cao su.

      - Lão sống với con Vàng mà con trai mua để lại. Lão thương nó như đứa con đẻ của mình. Bao nhiêu yêu thương, nhớ nhung con không thể ngỏ thành lời đều được lão dồn hết vào nó.

      + Dù nghèo đói nhưng quyết không bán vườn để con trai có vốn mà làm ăn, lão chấp nhận chết chứ tuyệt đối không bán vườn của con.

      + Cuộc sống quá túng quẫn, ngay cả cậu Vàng cũng phải bán đi, cuối cùng Lão Hạc đã tự tử bằng bả chó để không động vào mảnh đất của con cũng như một lời tạ lỗi với con Vàng

=> Số phận đầy bi kịch: cô đơn, nghèo khó, tuyệt vọng

LĐ 2: Vẻ đẹp tâm hồn của Lão Hạc

- Một người nông dân cần cù chịu khó, suốt cuộc đời lão làm lụng để con có cuộc sống ấm no

- Một người cha yêu con hết mực

+ Vợ mất, lão ở vậy nuôi con

+ Đau khổ khi vì hoàn cảnh quá nghèo nên con không lấy được vợ

+ Thương nhớ con nên lão dồn hết tình thương vào con vàng, lão coi nó như con mình

+ Kiên quyết không bán vườn của con dù là phải chết lão cũng bất chấp

- Con người giàu tình thương, chân chất, thật thà, lương thiện

+ Đối xử với con Vàng như con người, lão ăn gì nó ăn nấy

+ Ăn năn, day dứt vì trót lừa một con chó

- Giàu lòng tự trọng

+ Chết vì ăn năn với 1 con chó

+ Dù có đói khổ nhưng lão chưa từng nhờ vả ai hay đi vào con đường trộm cướp, tha hóa

+ Lão để dành một khoản tiền khi chết để không làm phiền đến hàng xóm láng giềng

  1. Kết bài

+ Tài năng kể chuyện độc đáo

+ Tinh thần nhân văn sâu sắc:

  • Tố cáo xã hội bất công đẩy người nông dân đến bước đường cùng
  • Xót thương hoàn cảnh nhân vật
  • Ca ngợi vẻ đẹp của người nông dân
  • Tin yêu vào sức sống tiềm tàng của họ

Đề 3: Lấy nhan đề "Tình đời trong chiếc lá" em hãy viết một bài văn nêu suy nghĩ của mình về đoạn trích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O Hen-ri.

  1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả O Hen-ri

- Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng

- Qua chi tiết chiếc lá, O Hen-ri đã gửi gắm những bài học sâu sắc về lòng nhân ái, vị tha, về "tình đời trong chiếc lá"

  1. Thân bài

LĐ 1: Tóm tắt câu chuyện

LĐ 2: Tình người, tình đời ấm áp

- Tình người trong chiếc lá

      + Tình cảm giữa Xiu và Giôn-xi: chăm sóc, động viên, tiếp thêm sức sống cho Giôn-xi khi cô đang cận kề cái chết.      

      + Đêm mưa bão cũng không thể ngăn người họa sĩ già trèo lên cây vẽ chiếc lá cuối cùng để cô gái trẻ có thêm động lực sống, chiến đấu với bệnh tật.

- Tình đời trong chiếc lá

      + Cả đời mình làm nghệ thuật của mình, ông họa sĩ chưa thể tạo nên một kiệt tác nào để đời cả. Nhưng chiếc lá trong đêm mưa gió ông vẽ đã tiếp thêm sự sống cho một cô gái. Chiếc lá không khác gì chiếc lá thật. Đó được coi là thành công trong cả đời cầm cọ vẽ của người nghệ sĩ vô danh.

     + Tác phẩm ẩn chứa thông điệp nhân văn về tình yêu thương, về sự hi sinh và tính hiện thực trong một tác phẩm nghệ thuật.

  1. Kết bài

- Câu chuyện là bức tranh "tình đời trong chiếc lá", qua đó tác giả muốn khẳng định rằng tình người chính là điều kì diệu trong cuộc sống, đem lại động lực sống cho con người, cũng là cảm hứng lớn nhất để tạo nên một kiệt tác để đời

- Tác giả:

+ Nghệ thuật kể chuyện và miêu tả tâm lý đặc sắc

+ Thông điệp nhân văn:

  • Ca ngợi tình người, tình đời
  • Định nghĩa 1 tác phẩm nghệ thuật chân chính: Phải là tác phẩm xuất phát từ tình yêu và ước vọng của người nghệ sĩ. Hành trình sáng tạo tác phẩm chân chính đòi hỏi sự kiên trì và đam mê suốt cuộc đời.

Đề 4: Vẻ đẹp mơ mộng và ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Mây và sóng của Ta-go.

  1. Mở bài

- Giới thiệu về Ta-go (Vị trí + Phong cách)

- Giới thiệu tác phẩm

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận:

  1. Thân bài

LĐ 1:  Vẻ đẹp mơ mộng trong bài thơ

- Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên:

+ Mây trắng, sóng xanh biếc, rìa biển cả

+ Buổi bình minh, chiều tà, bầu trời xanh

- Vẻ đẹp của tâm hồn thơ trẻ: Cậu bé tưởng tượng cả thế giới xung quanh và kết hợp vào những trò chơi mà cậu sáng tạo ra.

LĐ 2: Ý nghĩa sâu sắc

- Cuộc đời luôn có rất nhiều cám dỗ ngoài kia để mời gọi, hấp dẫn ta khiến ta muốn bay nhảy, rời xa gia đình và người mẹ thân yêu

- Tình mẫu tử sâu sắc có thể giúp ta vượt qua mọi cám dỗ để ở bên mẹ    

  1. Kết bài

- Chốt lại vấn đề: Bài thơ là những lời ngây ngô, đáng yêu chứa đựng tình yêu của cậu bé dành cho mẹ của mình.

- Tác giả: tài năng + tấm lòng

Đề 5: Bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh.

  1. Mở bài

- Giới thiệu về Hồ Chí Minh

- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó

  1. Thân bài

LĐ 1:  Hoàn cảnh sáng tác:

      - Năm 1941, Bác về nước trực tiếp chỉ đạo kháng chiến

      - Bác lựa chọn Pác Bó là căn cứ để hoạt động (nơi đây điều kiện vật chất vô cùng thô sơ, đơn giản)

LĐ 2: Cảnh sinh hoạt của Bác tại Pác Bó (3 câu thơ đầu)

- Sáng ra bờ suối, tối vào hang

=> Bác sống trong 1 hang nhỏ bên bờ suối. Nơi đây rất ẩm ướt, rét mướt.

- Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

=> Không những nơi ở kham khổ mà bữa ăn của bác cũng rất kham khổ, hầu như đều chỉ là những sản vật có sẵn trong núi rừng: cháo ngô, măng đắng, rau rừng…

=> Bác không lấy đó làm kham khổ mà coi đó như động lực “ vẫn sẵn sàng”

- Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

=> Không những hoàn cảnh sinh hoạt kham khổ mà ngay cả điều kiện làm việc, hoạt động cách mạng cũng rất khó khăn. Bác không có bàn làm việc mà phải dịch sử đang ngay trên chính hòn đá trong hang.

=> Ngoài ra, từ “chông chênh” ở đây có thể hiểu là sự chông chênh, hiểm nguy trên con đường làm cách mạng của người. Đối chiếu với tình hình cam go trong nước và thế giới bây giờ: phe phát xít toàn thắng trên mặt trận còn cách mạng Việt Nam còn non trẻ, thiếu thốn trăm bề.

=> Tuy vậy, Bác vẫn bình tình dịch sử đảng => tấm gương để mọi cán bộ, chiến sĩ học tập

LĐ 3: Tinh thần của người cách mạng

                             “Cuộc đời cách mạng thật là sang”

      + Đối diện với những khó khăn như vậy, người vẫn tìm thấy niềm vui trong gian khổ, hạnh phúc vì được hòa vào thiên nhiên

      + Tinh thần luôn lạc quan, tươi vui

     3. Kết bài

- Bác Hồ: tinh thần nghệ sĩ + chiến sĩ

+ Nhận xét nghệ thuật bài thơ. 

Đề 6: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thức bài Ánh trăng của Nguyễn Duy.

  1. Mở bài

- Giới thiệu tác giả Nguyễn Duy

- Bài thơ Ánh trăng

- Khổ thơ cuối cô đọng toàn bộ những triết lí sâu sắc của bài thơ.

  1. Thân bài

      Trăng cứ tròn vành vạnh

      Kể chi người vô tình

      Ánh trăng im phăng phắc

      Đủ cho ta giật mình.

LĐ 1: Vầng trăng vẹn nguyên tình nghĩa, vẫn đẹp thanh bạch, bao dung dù cho con người có lạnh lùng lãng quên đi

- Vầng trăng đại diên cho những giá trị quá khứ vẫn trường tồn cùng với thời gian

- Phụ từ chỉ sự tiếp diễn “cứ” + “kể chi” => khắc họa sự thủy chung, ân nghĩa của ánh trăng đối lập với sự vô tình, nhanh quên lãng của con người. => Nhà thơ tự vấn + tự trách bản thân.

LĐ 2: Ánh trăng im lặng để con người có thể tự vấn, tự giật mình tỉnh ngộ

- Sự bao dung, im lặng trước sự lãng quên của con người của vầng trăng lại như một lời trách cứ nghiêm khắc.

- Trăng im lặng, trăng nghĩa tình lại càng khiến con người thêm day dứt, tự vấn trước sự bội bạc của mình

→ Lời gửi gắm tới mọi người nên trân trọng quá khứ.

  1. Kết bài

- Khổ thơ cuối đã kết thúc bài thơ một cách trọn vẹn, thể hiện ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

- Đánh giá tác giả

Đề 7: Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt.

  1. Mở bài

- Giới thiệu về Bằng Việt

- Bài thơ Bếp lửa

- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Hình tượng bếp lửa là hình tượng xuyên suốt, mang nhiều ý nghĩa sâu sắc.

  1. Thân bài

LĐ 1:  Bếp lửa là hiện thân cho những kỉ niệm của tuổi thơ.

- Những kỉ niệm với bà gắn với bếp lửa

- Bếp lửa gắn với tuổi thơ khốn khổ, nghèo khổ về vật chất nhưng ấm áp tình nghĩa của tác giả, khi đặt chân đến nơi đất khách quê người, tác giả vẫn day dứt nhớ nhung khôn nguôi.

LĐ 2: Bếp lửa là hiện thân của tình cảm bà cháu thiết tha, nồng đậm

      + Bếp lửa của bà nhen nhóm sự sống, nuôi dưỡng cháu trong những năm tháng chiến tranh gian khổ, đói nghèo.

      + Bếp lửa của bà sưởi ấm cho tâm hồn của đứa cháu khi không có cha mẹ ở bên.

      + Bếp lửa của bà là niềm thương nỗi nhớ cho cháu mỗi lúc cháu đi xa, là bến đỗ neo đậu tâm hồn cháu dù có xa côi, cách trở như thế nào về không gian và thời gian. Bà có thể không cưỡng lại được quy luật “sinh, lão, bệnh, tử” của tạo hóa, nhưng bóng hình bà và bếp lửa thì chưa bao giờ lụi tắt trong trái tim của cháu.

  1. Kết bài

- Kết vấn đề: Bếp lửa với lời thơ cảm động đã khắc họa hình ảnh bà và bếp lửa.

- Bài học:

+ Tình cảm quê hương, gia đình là những điều thiêng liêng nhất.

+ Lối sống ân nghĩa, ân tình.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác