logo

Soạn bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

icon_facebook

Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước, vì vậy chăm sóc và bảo vệ các em chính là bảo vệ tương lai của chính chúng ta. Cùng TOPLOIGIAI soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em để tìm hiểu thực trạng về cuộc sống của trẻ em trên toàn thế giới các bạn nhé


Soạn bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (chi tiết)

Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em | Soạn văn 9

Câu 1. Văn bản này được bố cục thành mấy phần? Phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của văn bản?

* Bố cục: gồm 4 phần

- Phần 1: Lí do tuyên bố.

- Phần 2: Sự thách thức.

- Phần 3: Cơ hội.

- Phần 4: Nhiệm vụ.

* Bố cục văn bản được trình bày hợp lí, chặt chẽ, được trình bày dưới dạng các mục rõ ràng và con số.

* Tác dụng:

      + Cách viết như vậy khiến độc giả dễ hiểu, dễ truyền bá.

      + Mang tính cộng đồng, quốc tế cao.

 Câu 2. Ở phần “Sự thách thức”, bản Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao? Nhận thức, tình cảm của em khi đọc phần này như thế nào?

* Phần "Sự thách thức" nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới:

- Trẻ em đang là nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-pác-thai, của sự xâm lược, chiến tranh và thôn tính nước ngoài

- Có những bé phải sống tị nạn, sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu phải chịu cảnh tàn tật hoặc bị lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột.

- Mỗi ngày đều có hàng triệu đứa bé là nạn nhân của đói nghèo, khủng hoàng kinh tế, nạn đói, vô gia cư, bệnh dịch, mù chữ, môi trường xuống cấp.

- Ở những nước đang phát triển, trẻ em còn phải chịu ảnh hưởng nặng nề của nợ nước ngoài, kinh tế tăng trưởng thiếu ổn định hoặc không có khả năng tăng trưởng.

- Cụ thể tác giả chỉ ra con số khiến rất nhiều người giật mình: 40.000 trẻ em/ngày phải chết vì suy dinh dưỡng và bệnh tật, kể cả AIDS, do thiếu nước sạch, ma túy,…

⇒ Tất cả đang từng ngày diễn ra với những con số đau lòng không kể xiết. Chứng tỏ Liên Hợp Quốc đã nhận thức rõ thực trạng khổ đau và giúp các em vượt qua nỗi bất hạnh đang đọa đày.

*Nhận thức của em khi đọc vấn đề này:

- Sốc, lo lắng khi thấy được tình cảnh khốn khó của trẻ em trên toàn thế giới

- Càng muốn góp phần đấu tranh vì một thế giới an toàn và phát triển để trẻ em có những điều kiện để lớn lên và phát triển tốt đẹp.

 Câu 3. Qua phần ‘Cơ hội”, em thấy việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em trong thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?

Phần "Cơ hội" việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có điều kiện:

- Sự liên kết của các nước => đủ kiến thức và phương tiện để bảo vệ trẻ em. Đặc biệt là sự ra đời của Công ước Liên Hợp Quốc lại càng có tính đảm bảo về mặt pháp lý cao.

- Cải thiện về bầu không khí chính trị quốc tế => sự hợp tác và đoàn kết quốc tế có khả năng đặt hiệu quả trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường.

 Câu 4. Ở phần “Nhiệm vụ”, bản Tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động? Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung phần này.

Các nhiệm vụ mang tính toàn diện mà mỗi quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực, phối hợp hành động:

- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em.

- Quan tâm nhiều hơn đến trẻ con tàn tật và trẻ em có nhiều khó khăn.

- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo bình đẳng giới, chủng tộc. Cần phải đối xử bình đẳng và trao cơ hội ngang nhau cho trẻ em gái.

- Đảm bảo trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở và không để em nào phải rơi vào tình trạng mù chữ.

- Đảm bảo an toàn cho các bà mẹ mang thai, kết hợp sinh đẻ có kế hoạch.

- Tạo một môi trường an toàn, xã hội tự do để trẻ em được nương tựa, khẳng định, tham gia vào các sinh hoạt văn hóa.

⇒ Các nhiệm vụ đưa ra khá cụ thể, toàn diện và hợp lí: từ nhiệm vụ trước mắt đến nhiệm vụ mang tính lâu dài về sự sống còn và phát triển của trẻ em. Việc bảo đảm cho trẻ em phải được bắt đầu từ khi trẻ em mới thành thai trong bụng mẹ, khi các em ra đời các em cần được đảm bảo đầy đủ những nhu cầu từ thiết yếu nhất như ăn mặc, y tế đến các nhu cầu để các em phát triển thành một công dân toàn thiện như giáo dục, quyền được vui chơi, quyền được sáng tạo,… Đặc biệt sự đảm bảo không chỉ cần toàn diện mà còn cần phải công bằng nghĩa là dành cho cả phần yếu thế trong xã hội như phụ nữ và trẻ em gái.

 Câu 5. Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?

Qua phần Tuyên bố em thấy được tầm quan trọng của vấn đề để bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Trẻ em là thành phần yếu thế đồng thời cũng là mầm non tương lai của đất nước. Tuy vậy, trẻ em lại chính là những người dễ bị tổn thương và xâm hại nhất.  Vfi vậy bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến sự phát triển trẻ em là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và mang tính toàn cầu.


Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (hay nhất)

Khi xã hội ngày càng phát triển thì vấn đề về trẻ em, thế hệ tương lai của trái đất luôn cần được ưu tiên và đề cập đến thường xuyên hơn để nâng cao trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng này của trẻ em.

 Câu 1. Văn bản này (gồm 17 mục) được bố cục thành mấy phần? Phân tích tính hợp lý, chặt chẽ của bố cục văn bản.

- Phần 1: Mục 1-2: Nêu lý do của bản tuyên bố

- Phần 2: Mục 3 đến 7: thực trạng cuộc sống và những hiểm họa của trẻ em nghèo trên thế giới

- Phần 3: Mục 8,9 những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc chăm sóc trẻ em.

- Phần 4: Mục 10 đến 17 những nhiệm vụ cụ thể

Bố cục chặt chẽ, rõ ràng tăng sức thuyết phục và làm rõ cuộc sống của trẻ em hiện nay trên thế giới, qua đó khẳng định nhiệm vụ, trách nhiệm của mỗi người đối với vấn đề chung của nhân loại.

Câu 2. Ở phần “Sự thách thức”, bản Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em thế giới ra sao? Nhận thức, tình cảm của em khi đọc phần này như thế nào?

- Trẻ em đang ở trong tình trạng bị rơi vào hiểm họa, cuộc sống khổ cực trên nhiều mặt:

- Bị trở thành nạn nhân của chiến tranh, bạo lực, chủ nghĩa khủng bố, phân biệt chủng tộc, xâm lược, sống tha hương, bị bóc lột, bị lãng quên,…

- Thảm họa đói nghèo, vô gia cư, dịch bệnh ô nhiễm môi trường, mù chữ

- Chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, nạn buôn bán trẻ em, trẻ em mắc HIV, trẻ em sớm phạm tội, trẻ em các nước Nam Á sau trận động đất, sóng thần.

Tình trang hiểm họa được nêu một cách ngắn gọn nhưng lại đầy đủ cụ thể các nguyên nhân ảnh hưởng trự tiếp đến đời sống của con người nhất là quyền sống của trẻ em.

Câu 3. Qua phần “Cơ hội”, em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?

- Đoàn kết, liên kết chặt chẽ các quốc gia để cùng nhau giải quyết vấn đề sẽ tạo ra sức mạnh toàn diện và tổng hợp của cộng đồng.

- Công ước về quyền trẻ em khẳng định về mặt pháp lý, tạo thêm cơ hội mới để quyền và phúc lợi của trẻ em được thực sự tôn trọng.

- Những cải thiện của bầu chính trị thế giới: giải trừ quân bị, một số tài nguyên to lớn được chuyển sang phục vụ mục đích phi quân sự, trong đó có tăng cường phúc lợi trẻ em.

- Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. Sự tiếp nhận và đồng lòng tham gia của nhiều tổ chức xã hội, phong trào chăm sóc và bảo vệ trẻ em, mở trường học, bệnh viện,…

Câu 4. Ở phần “Nhiệm vụ”, bản Tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động. Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung phần này.

- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ em và trẻ sơ sinh là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng hàng đầu và có thể thực hiện được nhờ những điều kiện thuận lợi.

- Các trẻ em tàn tật và trẻ có hoàn cảnh sống đặc biệt cần được quan tâm nhiều hơn.

- Bảo đảm bình đẳng nam nữ trong trẻ em. Đây là nhiệm vụ đặt ra ở một số nước, vẫn còn tồn tại ở nạn phân biệt chủng tộc, một số quốc gia theo đạo Hồi. 

- Xóa nạn mù chữ ở trẻ em. Ở nước ta đã phổ cập tiểu học, rồi THCS, một số tỉnh thành tiến tới phổ cập THPT. Trẻ em phải được giáo dục văn hóa cơ bản, toàn diện. Được đi học là quyền lợi tất yếu của mọi trẻ em

- Nhiệm vụ bảo vệ các bà mẹ mang thai, sinh đẻ, vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình. Hiện nay ở một số nơi trên đất nước ta đã và đang có tỉ lệ sinh con thứ 3 tăng dẫn đến tỉ lệ tăng dân số quá mức cho phép. Đó là vấn đề cần giải quyết.

- Giáo dục tính tự lập, tự do, tinh thần trách nhiệm và sự tự tin của trẻ em trong nhà trường và trong sự kết hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội.

- Vấn đề giải quyết từ cơ sở kinh tế, tầm vĩ mô và cơ bản. Đó là bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển đều đặn, ổn định nền kinh tế ở tất cả các nước, giải quyết vấn đề nợ nước ngoài đối với các nước nghèo mới là vấn đề gốc.

- Nêu phương hướng thực hiện những nhiệm vụ trên cần sự nỗ lực liên tục, sự phối hợp đồng bộ giữa các nước, sự hợp tác quốc tế

Câu 5. Qua bản Tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ, chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này?

 Trách nhiệm đối với trẻ em là một trong những vấn đề quan trọng có ý nghĩa hàng đầu của mỗi quốc gia. Là tiền đề đánh giá sự phát triển, văn minh của một đất nước. Thực hiện qua những chủ trương, chính sách, những hoạt động cụ thể của việc bảo vệ chăm sóc trẻ em là cách ta nhìn nhận trình độ văn minh của xã hội. Vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em được quốc tế quan tâm thích đáng với các chủ trương có nhiệm vụ đề ra cụ thể và toàn diện.

“Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em” thể hiện tầm quan trọng của vấn đề sống, được bảo vệ và phát triển của trẻ em. Đây là trách nhiệm của toàn nhân loại và là nhiệm vụ của quốc gia trong vấn đề chung của nhân loại.  


Tổng kết Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em (chi tiết)

Soạn bài Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em | Soạn văn 9

Các bài viết liên quan Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads