logo

Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng (tiếp)

icon_facebook

Soạn bài: Sự phát triển của từ vựng - tiếp (chi tiết)


I. TẠO TỪ NGỮ MỚI

Câu 1. Cho biết trong thời đại hiện nay có từ ngữ nào được cấu tạo trên cơ sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, trí thức, đặc khu, trí tuệ. Giải thích nghĩa các từ mới cấu tạo đó.

- Điện thoại di động = điện thoại + di động

→ Nghĩa: là điện thoại không dây, có trọng lượng nhỏ, được sử dụng trong khu vực phủ sóng của cơ sở cung cấp dịch vụ.

- Sở hữu trí tuệ = Sở hữu + trí tuệ

→ Nghĩa: quyền của các tổ chức, cá nhân (trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt) đối với sản phẩm được tạo thành từ trí tuệ được pháp luật phân định và bảo vệ.

- Kinh tế tri thức = kinh tế + tri thức

→ Nghĩa: nền kinh tế dựa trên cơ sở đặt tri thức lên hàng đầu, tri thức vừa sản phẩm vừa làm nguyên liệu có hàm lượng cao nhất so với các nguyên liệu vật chất khác. Nền kinh tế thuộc loại này thường sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản và có chuyên môn vững vàng.

- Đặc khu kinh tế = Đặc khu + kinh tế

→ Nghĩa: khu vực kinh tế được thành lập để thu hút đầu tư trong và ngoài nước bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt. Trong vùng kinh tế mang tính chất “đặc khu” thì thường có những quyền và nghĩa vụ pháp lí riêng biệt.

 Câu 2. Trong Tiếng Việt có những từ được cấu tạo theo mô hình x + tặc. Tìm những từ ngữ mới cấu tạo theo mô hình đó.

VD: tin tặc, diêm tặc, hải tặc, lâm tặc,…


 II. MƯỢN TỪ NGỮ CỦA TIẾNG NƯỚC NGOÀI

Câu 1. Tìm những từ Hán Việt trong hai đoạn trích sau

a, Từ Hán Việt: Thanh minh, tảo mộ, đạp thanh, yến anh, tài tử, giai nhân…

b, Từ Hán Việt: bạc mệnh, duyên phận, chứng giám, đoan trang, trinh    bạch, phỉ nhổ…

 Câu 2. Tiếng Việt dùng những từ nào để chỉ những khái niệm sau và chỉ ra nguồn gốc của những từ đó.

a. Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong

- AIDS => từ này có nguồn gốc từ ngôn ngữ Anh

b. Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kiện để tiêu thụ hàng hóa

- Marketing => từ này có nguồn gốc từ ngôn ngữ Anh


III. LUYỆN TẬP

Câu 1. Tìm hai mô hình có khả năng tạo ra những từ ngữ mới như x + tặc trên

- Mô hình 1: X + hóa (chỉ sự thay đổi, biến đổi theo hướng X): kinh tế hóa, mô hình hóa, nhân cách hóa, lượng hóa, Việt hóa, Âu hóa

- Mô hình 2: X + học (chỉ sự nghiên cứu/ bộ môn chuyên sâu về lĩnh vực X): toán học, văn học, ngôn ngữ học, Việt Nam học, tin học,…

Câu 2. Tìm năm từ ngữ mới được dùng phổ biến gần đây và giải thích nghĩa của những từ ngữ đó.

- Công nghệ thông tin: ngành khoa học công nghệ chuyên nghiên cứu và đưa ra các giải pháp, phương tiện kĩ thuật trong việc lưu trữ, xử lí thông tin nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thông tin trong mọi lĩnh vực hoạt động kinh tế, xã hội…của con người.

- Công nghiệp hóa: là quá trình nâng cao tỷ trọng của công nghiệp trong toàn bộ các ngành kinh tế của một vùng kinh tế hay một nền kinh tế.

- Kinh tế thị trường là nền kinh tế mà trong đó người mua và người bán tác động với nhau theo quy luật cung cầu. Quy luật cung cầu chính là cán cân điều chỉnh mọi biến động về giá cả, hàng hóa thay vì các tác nhân khác như chính phủ,…

- Nghệ sĩ: Người chuyên hoạt động (sáng tác, điều hành hoặc biểu diễn) trong một bộ môn nghệ thuật.

- Chảy máu chất xám: dùng để chỉ vấn đề di cư quy mô lớn của nguồn nhân lực có kiến thức và kĩ thuật từ một nước qua những nước khác (thường là từ những nước đang phát triển sang những nước phát triển, có nền kinh tế và đời sống xã hội cao hơn, tiến bộ hơn).

 Câu 3. Dựa vào những kiến thức đã học, chỉ rõ trong những từ sau đây, từ nào là từ mượn của tiếng Hán, từ nào mượn của ngôn ngữ châu Âu: mãng xà, xà phòng, biên phòng, ô tô, tham ô, tô thuế, ra- đi-ô, ô-xi, cà phê, phê bình, phê phán, ca nô, ca sĩ, nô lệ

- Từ mượn của tiếng Hán: mãng xà, biên phòng, tham ô, tô thuế, phê bình, phê phán, ca sĩ, nô lệ.

- Từ mượn của các ngôn ngữ Châu âu: xà phòng, ô tô, ra - đi - ô, ô - xi, cà phê, ca nô.

 Câu 4. Nêu vắn tắt những cách phát triển từ vựng và thảo luận vấn đề: Từ vựng của một ngôn ngữ có thể không thay đổi được không?

- Có một số cách phát triển từ vựng như: Mượn ngôn ngữ nước ngoài, điều chỉnh cách dùng từ đó sao cho hợp với thời đại, điều kiện kinh tế - xã hội hiện thời…

- Từ vựng của một ngôn ngữ không thể không thay đổi. Bởi vì từ ngữ là phương tiện giao tiếp của toàn xã hội cho nên khi xã hội thay đổi theo nhịp thay đổi của những yếu tố như kinh tế, văn hóa, giáo dục,… thì ngôn ngữ bắt buộc phải thay đổi cho hợp thời. Bên cạnh đó, ngôn ngữ là vỏ bọc của tư duy, mà tư duy con người thì luôn phát triển, lớn mạnh hơn nên nếu ngôn ngữ vẫn giữ nguyên mà không thay đổi thì không có sự đồng bộ với tư duy è đó là thứ ngôn ngữ phản tư duy.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads