logo

Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống trí

Tác phẩm Hoàng Lê nhất thống trí khắc họa hình tượng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ và cuộc chiến thắng oanh liệt của quân dân ta trước quân Thanh xâm lược và bè lũ bán nước. Cùng TOPLOIGIAI soạn bài Hoàng Lê nhất thống trí để hiểu rõ hơn nội dung đoạn trích nhé


Soạn bài: Hoàng Lê nhất thống trí (chi tiết)

Câu 1. Tìm đại ý và bố cục đoạn trích

Đại ý: Cuộc đại phá thần tốc và đầy oanh liệt đại phá quân Thanh của vua Quang Trung và phong thái uy nghi, lẫy lừng của vua Quang Trung.

Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu đến năm Mậu Thân): Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, tẩm quan, thân chinh cầm quân đánh giặc.

- Phần 2 (tiếp đến nỗi kéo vào thành): cuộc hành binh thần tốc và đại phá quân Thanh.

- Phần 3 (còn lại): số phận của quân Thanh và bè lũ Lê Chiêu Thống.

 Câu 2. Cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?

* Hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung

- Là con người có hành động mạnh mẽ, quyết đoán, làm việc có chủ đích

Quang Trung trong một thời gian ngắn có thể chu toàn được bao nhiêu việc để chuẩn bị cho cuộc tấn công (đắp đàn tế cáo trời đất, lên ngôi hoàng đế, sau khi lên ngôi lập tức xuất binh, cho mời mưu sĩ để tham khảo ý kiến, kén lính, mở cuộc duyệt binh lớn sau đó ngay lập tức tiến quân)

 - Nhà lãnh đạo chính trị, ngoại giao, có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:

      + Trong việc quyết định lên ngôi vua.

Tuy lo lắng cho tình hình đất nước đang lâm nguy trước vó ngựa ngoại xâm, nhưng Quang Trung rất sáng suốt khi nghe lời quần thần mà phải lên ngôi vua, danh có chính thì ngôn mới thuận để có thể giữ vững lòng dân, dẹp yên kẻ phản trắc.

      + Trong việc xét đoán, nhìn người.

Vua không tức tốc làm theo ý mình ngay mà cho vời ngay danh sĩ Nguyễn Thiếp để tham khảo ý kiến người tài trong việc ra một quyết định hệ trọng – có nên tiến quân hay không?

 - Có tầm nhìn chiến lược, tài dùng binh như thần.

+ Quan Trung tuyển chọn binh sĩ rất gắt gao

“Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, “tự mình đốc cả đại binh, cả thủy lẫn bộ cùng ra đi”, “mở cuộc duyệt binh lớn ở doanh trấn, … chia làm bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu”, “cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính” => lời vua nói vừa có sự thấu hiểu, vừa khơi gợi tinh thần yêu nước và chí trai thời loạn nhưng vừa có cái uy, cái dũng của vị trí chí tôn khiến ba quân vừa khiếp sợ vừa nể phục, chỉ biết “Xin tuân lệnh, không dám hai lòng!” Đó là cái tài cầm quân và dùng binh mà không phải vị vua nào cũng có được.

+ Mưu mẹo và tài ngoại giao sâu sắc

Là vị tướng soái kiêu hùng nhưng Quang Trung không chỉ biết đến binh đao võ biền mà còn biết đến mưu mẹo và tài ngoại giao sâu sắc. Dẫn quân đi đánh trận nhưng vua không quên cho Ngô Thì Nhậm ở lại Bắc Hà cùng Sở và Lân một mặt vừa dẹp yên lòng dân, nâng thế yếu của Thăng Long lên để chuyển yếu thành mạnh, chuyển bại thành thắng. Mặt khác mục đích vua để Ngô Thì Nhậm – cánh tay đắc lực của mình ở lại cũng là vì tài ngoại giao và thương thuyết xuất sắc của ông. Quân Thanh thua nhất định sẽ thẹn quá hóa giận, ắt sẽ báo thù để rồi cảnh binh đao không dứt mà đó thì không phải là cái phúc của dân. Dẫu có chiến thắng thì thế nước ta vẫn là thế nước nhỏ, bang giao hòa hảo để nuôi dưỡng sức mạnh mới là cách tốt nhất. Do đó vua trao trọng trách không kém phần quan trọng này cho Ngô Thì Nhậm.

+ Vua định trước được cả ngày chiến thắng, khải hoàn trở về.

 Vừa là để thể hiện sức mạnh của đội quân Quang Trung, vừa là để khích lệ quân sĩ, tiếp thêm cho họ ý chí chiến đấu và chiến thắng.

 - Nổi bật nhất là hình ảnh vua Quang Trung trong chiến trận

      + Là một vị tổng chỉ huy trực tiếp dẫn đầu đạo quân chủ lực làm nên chiến thắng liên tiếp, áp đảo quân thù.

  • Tới Phú Xuyên bắt sống được hết giặc, không để tên nào chạy thoát.
  • Vây kín làng Hà Hồi, bắc loa truyền gọi cùng tiếng quân lính dạ ran hưởng ứng khiến ai nấy rụng rời, lập tức xin hàng hết.
  • Dùng kế nghi binh khiến quân Thanh trong thế bỏ chạy lại càng thêm hốt hoảng, dẫn đến kết cục là đại bại, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử.

      + Hình ảnh nổi bật như một tượng đài với tư thế lẫm liệt oai phong của người anh hùng trong chiến trận.( Hình ảnh vua Quang Trung cưỡi voi, hiệu lệnh quân lính,…)

 * Nguồn cảm hứng chi phối ngòi bút của tác giả

Nguồn cảm hứng chi phối là nguồn cảm hứng sử thi. Đó là cảm hứng ngợi ca, hình ảnh vua Quang Trung – hình ảnh tiêu biểu cho truyền thống anh hùng của dân tộc

 Câu 3. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Em có nhận xét gì về lối trần thuật ở đây

- Sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh:

    + Quân Thanh nổ súng bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió bắc, quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam rối loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió Nam, quân Thanh đại bại.

    + Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết…. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại,..

    + Thái thú Điền Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết

     + Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp…

    + Quân Thanh trốn xuống đầm Mực, làng Quỳnh Đô, Quân Tây Sơn lùa voi cho giày đạp, chết đến hàng vạn người

      + Quân sĩ "hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống chết rất nhiều…" đến mức nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn

=> Quân Thanh đại bại một cách thảm hại, chui rúc, trốn chạy thật làm mất uy nghi một nước lớn

 - Số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước:

      + Khi nghe quân Tây Sơn tới nơi, vội "đưa thái hậu ra ngoài", luôn mấy ngày không kịp ăn, cướp thuyền dân để qua sông"…

      + Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết "nhìn nhau than thở. Oán giận chạy nước mắt".

=> Một bi hài kịch đầy ngậm ngùi, một nỗi nhục của vương triều nhà Lê: vừa mang danh phản quốc vừa thất bại nhục nhã, ê chề.

 * Lối trần thuật ở đây

- Cuộc tháo chạy của quân tướng Nhà Thanh được miêu tả với nhịp nhanh, mạnh với nhiều động từ và cách ví von so sánh trước sự thảm hại của bọn cướp nước.

- Cuộc tháo chạy của vua Lê Chiêu Thống được miêu tả với nhịp văn chậm hơn, tỉ mỉ hơn, giọng văn ngậm ngùi, xót xa trước sự thảm hại của vương triều nhà Lê. Một vương triều đã từng vang bóng một thời, một vương triều từng đứng trên đỉnh cao quyền lực nay chỉ còn là dĩ vãng nhạt nhòa, chỉ còn lại sự thất bại, tủi nhục và tiếng xấu ngàn năm.

 Câu 4. Ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó.

Nghệ thuật trần thuật đặc sắc:

       + Lối trần thuật chân thực, tỉ mỉ, khái quát.

      + Lối văn trần thuật vừa nghiêm túc vừa có chút hài hước: “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo, tranh nhau qua cầu,…”

=> Lý giải sự khác biệt trong hai lối trần thuật:

Bản chất thì kẻ thù chính của dân tộc là quân Thanh còn bè lũ vua Lê Chiêu Thống chỉ là "bù nhìn", là tay sai bị chúng giật dây. Hơn nữa các tác giả đều là những bề tôi cũ của nhà Lê nên không tránh khỏi sự ngậm ngùi, chua xót của tác giả trước sự sụp đổ của vương triều đã từng “vang bóng một thời”.


Soạn bài Hoàng Lê nhất thống trí (hay nhất)

Một trong những tác phẩm chân thật, sinh động về một giai đoạn lịch sử “Hoàng Lê Nhất Thống Trí”. Tác phẩm là một tiểu thuyết về người anh hùng vĩ đại của dân tộc Việt Nam – Nguyễn huệ đồng thời tái hiện sự thất bại thảm hại của giặc xâm lược.

Câu 1. Tìm đại ý và bố cục của đoạn trích

- Đại ý: Đoạn trích là bức tranh chân thực và sinh động về vị tướng anh dũng của dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ, sự thất bại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.

- Bố cục:

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “hôm ấy nhằm vào ngày 25 tháng chạp năm Mậu Thân”: quân Thanh chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, cầm quân dẹp loạn.

+ Đoạn 2: Tiếp đến “rồi kéo quân vào thành”: Cuộc hành quân tốc biến và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung.

+ Đoạn 3: Còn lại: Sự thất bại của quân Thanh và vua tôi Lê Chiêu Thống.

Câu 2. Qua đoạn trích tác phẩm, em cảm nhận hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ như thế nào? Theo em, nguồn cảm hứng nào đã chi phối ngòi bút tác giả khi tạo dựng hình ảnh người anh hùng dân tộc này?

- Con người hành động với tính cách mạnh mẽ, quyết đoán, giải quyết sự việc nhanh gọn, nhận được tin giặc đến chiếm đóng là thân chinh đi cầm quân ngay. Mang trong mình trí tuệ sáng suốt và luôn nhạy bén trước thời cuộc. Phân tích tình hình thời cuộc, thế tương quan lực lượng giữa ta và địch, khẳng định chủ quyền dân tộc và lên án hành động xâm lăng trái luân thường lẽ phải của địch. Bậc anh tài với cái nhìn trước thời cuộc. Mới khởi binh nhưng đã chắc chắn giành thắng lợi, thấy được trước kết cục thảm bại của kẻ thù, tính trước kế hoạch ngoại giao sau khi chiến tranh kết thúc. Thể hiện là người có tài dụng binh như thần. Trong khi lâm trận là một anh hùng hào kiệt luôn tạo niềm tin cho quân và dân.

- Chính từ sự nể phục và ngưỡng mộ hết mực nên dưới ngòi bút của tác giả Quang Trung – Nguyễn Huệ hiện lên vô cùng oai hùng và bất diệt.

Câu 3. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và ố phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân đã được miêu tả như thế nào? Ngòi bút tác giả miêu tả hai cuộc tháo chạy của quân tướng nhà Thanh và vui tôi Lê Chiêu Thống có gì khác biệt? Hãy giải thích vì sao có sự khác biệt đó?

 Đối lạo là chân dung kẻ thù chủ quan, không phòng bị, suốt ngày lo cờ bạc. Khi bị quân ta tấn công bất ngờ đúng vào thời điểm tết thì “bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “thây chất đầy đồng, máu chảy thành sông”. Nhục nhã nhất là hình ảnh Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật bỏ chạy không kịp mặc áo giáp…

- Số phận của những kẻ bán nước và Lê chiêu Thống cũng không kém phần thảm bại, cúi đầu chịu đựng nỗi nhục của kẻ đi van xin, sau khi quân Thanh tan rã thì vội vã chạy bán sống, bán chết…

- Quan điểm lịch sử và ý thức dân tộc của những người tri thức đã giúp các tác giả phản ánh chi tiết, rõ nét diễn biến lịch sử, tô đậm chiến công lẫy lừng của anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ.  

Câu 4. Nêu nhận xét về nghệ thuật trần thuật của đoạn trích này.

- Tất cả đều được miêu tả chân thật, cụ thể, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn khiến người đọc hả hê sung sướng của người thắng trận trước sự thảm hại của lũ cướp nước.

- Có đoạn miêu tả tỉ mỉ giọt nước mắt của người thổ hà, đó là sự xấu hổ, sự xót xa ngậm ngùi của vua tôi nhà Lê.

- Vì các tác giả đều là những cựu thần của nhà Lê nên không thể có sự xót thương, ngậm ngùi cho tình cảnh của Lê chiêu Thống tồn tại sự khác biệt về thái độ và cách trần thuật về hai cuộc tháo chạy.

*) Tổng kết: Với sự tự hào dân tộc, các tác giả “Hoàng lê nhất thống chí” đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ hiện lên một cách oai hùng, chân thực, thể hiện chủ quyền không thể bị xâm phạm của nước Nam từ muôn đời đến mãi về sau.


Tổng kết bài Hoàng Lê nhất thống trí

Soạn bài Hoàng Lê nhất thống trí | Soạn văn 9

Các bài viết liên quan Hoàng Lê nhất thống chí:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác