Câu 1. Trong bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu (Ngữ văn 8 tập 1) có câu Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế. Cho biết từ kinh tế trong bài thơ này có ý nghĩa gì. Ngày nay chúng ta có hiểu nghĩa từ này giống như Phan Bội Châu đã từng dùng không? Qua đó em rút ra nhận xét gì về nghĩa của từ
- Từ “kinh tế” trong “Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế” có nghĩa kinh bang tế thế, là trị nước, cứu đời.
- Từ “kinh tế” hiện nay được hiểu là toàn bộ những hoạt động lao động sản xuất, trao đổi, mua bán của cải vật chất làm ra nhằm tạo nguồn thu nhập thặng dư.
⇒ Kết luận: Nghĩa của từ biến đổi theo thời gian và sự phát triển của xã hội.
Câu 2. Đọc các đoạn trích, cho biết nghĩa của từ xuân, tay trong các câu thơ trên và cho biết đâu là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển. Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào?
a,
- Xuân 1: danh từ chỉ mùa đầu trong năm, là thời gian chuyển tiếp từ mùa đông sang mùa hạ => nghĩa gốc
- Xuân 2: tính từ chỉ tuổi trẻ => nghĩa chuyển
→ Nghĩa chuyển của từ “xuân” được hình thành theo phương thức ẩn dụ ( “xuân” là mang sắc màu tươi trẻ, là sự khởi đầu đầy sức sống nên nó thường là ẩn dụ cho tuổi trẻ)
b.
- Tay 1: danh từ chỉ bộ phận cơ thể người, từ vai đến các ngón tay dùng để cầm, nắm (nghĩa gốc).
- Tay 2: chỉ người chuyên hoạt động, giỏi về một môn hay một nghề, một việc nào đó (nghĩa chuyển).
→ Nghĩa chuyển được hình thành theo phương thức hoán dụ.
Câu 1. Xác định mục đích nghĩa của từ chân trong các đoạn trích
- Câu (a) chân được dùng theo nghĩa gốc (chân ở đây có nghĩa là một bộ phân của cơ thể với chức năng cơ bản là di chuyển, đi lại)
- Câu (b) chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ (chân ở đây có nghĩa là vị trí đạt được)
- Câu (c), (d) chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ (ở câu c, chân ở đây là để chỉ sự vững vàng; ở câu d, chân ở đây có thể được hiểu là vật vô cùng vô tận,…
Câu 2. Nhận xét về nghĩa của từ trà trong các cách dùng: trà atiso, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, …
Từ trà trong các trường hợp Trà a - ti - sô, trà hà thủ ô, trà sâm, trà linh chi, trà tâm sen, trà khổ qua (mướp đắng) đều được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. Ở đây là “trà” không phải là sản phẩm từ cây chè đã được qua chế biến, sao vàng mà là sản phẩm của những loại cây khác tuy nhiên cũng có cùng phương thức sản xuất, chế biến và cách sử dụng. Do vậy trà có thể dùng với những cách như trên bằng phương thức ẩn dụ.
Câu 3. Nêu nghĩa chuyển của từ đồng hồ dựa vào các từ: đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng,…
Các từ đồng hồ điện, đồng hồ nước, đồng hồ xăng là những dụng cụ đo lường các vật phẩm có hình thức giống đồng hồ, được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ (dựa trên mối quan hệ giống nhau về hình thức).
Câu 4. Tìm ví dụ để chứng minh các từ: hội chứng, ngân hàng, sốt, vua là từ nhiều nghĩa
- Từ “Hội chứng” bao gồm nhiều nghĩa:
+ Tập hợp các triệu chứng cùng xuất hiện của bệnh. Ví dụ: Hội chứng viêm phổi, hội chứng đau đầu,…
+ Tập hợp các sự kiện, hiện tượng cùng xuất hiện ở nhiều người, nhiều nơi của một tình trạng, một vấn đề xã hội. Ví dụ: Hội chứng nghiện facebook, Hội chứng nghiện game, …
- Từ “Ngân hàng” bao gồm nhiều nghĩa:
+ Tổ chức kinh tế hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh và quản lí các nghiệp vụ về tiền tệ, tín dụng. Ví dụ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Công thương,…
+ Kho lưu trữ những thành phần, bộ phận của cơ thể để sử dụng khi cần. Ví dụ: Ngân hàng máu, Ngân hàng đề thi trắc nghiệm môn Toán,…
- Từ “sốt”:
+ Tăng nhiệt độ quá mức của cơ thể so với mức bình thường (37 độ). Ví dụ: Sốt virus, sốt phát ban,…
+ Tăng mạnh một cách đột ngột về nhu cầu, nhất thời về nhu cầu hay giá cả. Ví dụ: Cơn sốt vàng, cơn sốt nhà đất,…
- Từ “Vua”:
+ Người đứng đầu nhà nước phong kiến. (thường cùng nghĩa với các từ như Quốc vương, Bệ hạ, Thiên tử,...)
+ Người được coi là nhất, không ai hơn
+ Người độc quyền trong một ngành nghề nào đó ( ví dụ: vua bóng đá, vua sân khấu,…)
Câu 5. Đọc đoạn trích trong bài thơ Viếng lăng Bác, cho biết từ mặt trời trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ nào? Có thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?
Từ “mặt trời” trong câu thơ thứ hai được sử dụng theo phép tu từ ẩn dụ. Mặt trời thường có nghĩa tượng trưng cho những gì tinh tú, rực rỡ và ấm áp với sự sống muôn loài. Ở đây, “mặt trời” chính là ẩn dụ cho hình ảnh Bác rực rỡ, ấm áp, tỏa sáng cho đồng bào cả nước.
Đây không được coi là hiện tượng thiên nhiên thuộc nghĩa gốc của từ mà đã phát triển thành nhiều nghĩa bởi đây chỉ hiện tượng chuyển nghĩa tạm thời, chỉ có giá trị trong ngữ cảnh câu thơ này.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)