Câu 1. Tìm hiểu các tình huống sau
Học sinh đọc các tình huống đã cho trong sách giáo khoa
Câu 2. Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu sau
a. Rút ra sự cần thiết về tóm tắt văn bản
Giúp người đọc, người nghe dễ nắm bắt, hình dung được nội dung chính của câu chuyện.
b. Tìm hiểu và nêu các tình huống khác em thấy cần kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự
- Tóm tắt kì thi mà em vừa trải qua
- Tóm tắt lại bài giảng cho một người bạn bị ốm phải nghỉ học hôm đó
- Tóm tắt lại diễn biến của một buổi biểu diễn, một hoạt động ngoại khóa vào tập san của trường,…
Câu 1. Tóm tắt văn bản Người con gái Nam Xương
a. Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó là sự việc quan trọng cần phải nêu?
- Văn bản chưa nêu đủ những sự việc chính vốn có trong tác phẩm. Còn thiếu sự việc: Trước khi gieo mình xuống sông, Vũ Nương vẫn cố níu kéo hạnh phúc gia đình và cố gắng giải oan cho bản thân nhưng Trương Sinh cố chấp không nghe. Vì quá đau lòng nên nàng đã gieo mình xuống sông tự vẫn. Một buổi tối, đứa con mới chỉ cái bóng hiện lên ở trên tường và khẳng định đó là cha mình. Đến lúc này, chàng Trương mới ngộ ra và thấm thía nỗi oan của vợ mình.
- Chi tiết này rất quan trọng bởi nó giúp mở toàn bộ nút thắt từ đầu truyện đến đây. Nhờ vậy nỗi oan của nàng Vũ Nương mới được rửa.
b. Các sự việc nêu trên đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không?
- Các sự việc nêu trên đã hợp lí rồi bởi vì đã thể hiện được tuần tự câu chuyện của Chuyện người con gái Nam Xương.
- Không cần thay đổi gì nữa ngoại trừ hai chi tiết bổ sung ở câu a.
Câu 2. Trên cơ sở đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lí các sự việc, nhân vật, hãy viết một văn bản tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương khoảng 20 dòng.
Vũ Nương vốn nổi danh là người vừa có ngoại hình xinh đẹp là rất có gia giáo và phẩm hạnh. Tiếng lành đồn xa, chàng Trương mến mộ bèn xin mẹ đem 100 lượng vàng đến hỏi nàng làm vợ. Sống với nhau chưa được bao lâu thì chàng Trương Sinh bị triều đình gọi đi lính, để lại cho nàng một mẹ già, một con thơ phải chăm sóc, quán xuyến. Nàng chăm sóc mẹ chồng chu đáo như đấng sinh thành từ khi lâm bệnh cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Chiến tranh kết thúc, chồng Vũ Nương trở về. Ngỡ là từ đây phu phụ đoàn tụ sẽ được hưởng hạnh phúc. Nhưng Trương Sinh do bản tính ghen tương vô cớ lại công thêm nghe lời con trẻ một cách mù quáng nên lập tức nghi vợ không chung thủy, mắng nhiếc, đuổi nàng đi. Vũ Nương hết mực giải thích, níu kéo nhưng chồng không thông cảm, trong cơn đau khổ nàng lựa chọn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Vào một buổi tối hai cha con ngồi dưới ngọn đèn khuya, chàng nghe thấy con mình gọi cái bóng trên tường là cha. Bây giờ thì mọi nghi ngờ mới được thấu tỏ. Một người đồng hương với Vũ Nương là Phan Lang gặp lại nàng ở chốn thủy cung. Khi hay tin Phan Lang trở lại chốn dương gian, Vũ Nương kỉ vật của mình là chiếc hoa vàng cùng lời nhắn đến Trương Sinh. Trương Sinh hay tin bèn nhanh chóng bèn lập đàn giải oan nơi vợ mình quyên sinh. Vũ Nương hiện về đầy lung linh nhưng chỉ là cái bóng mờ ảo. Nàng sẽ không về trần gian được nữa.
Câu 3. Nếu phải tóm tắt tác phẩm này một cách ngắn gọn hơn, em sẽ tóm tắt như thế nào để với số dòng ít nhất mà người đọc vẫn hiểu được nội dung chính của văn bản
Vì yêu mến con người Vũ Nương nên Trương Sinh đã cưới nàng về làm vợ. Sống với nhau chưa được bao lâu thì chàng bị điều đi lính. Lúc trở về thay vì chung sống hạnh phúc thì chàng lựa chọn tin lời con trẻ mù quáng mà nghi kị sự trong sạch của vợ mình đồng thời đuổi nàng đi. Vũ Nương dùng hết cách để giải thích nhưng chồng nàng nhất mực không tin, nàng bèn gieo mình xuống bến sông Hoàng Giang tự vẫn. Vào một đêm, khi hai cha con ngồi dưới bóng đèn, đứa con gọi cái bóng phản chiếu trên tường của chàng là cha thì Trương Sinh mới ngộ ra được sai lầm của mình. Nhờ duyên mà Vũ Nương gặp được người đồng hương là Phan Lang. Khi Phan Lang trở về trần gian Vũ Nương gửi kỉ vật cùng lời nhắn chồng rằng hãy lập đàn giải oan. Nhận được tin, Trương Sinh vội vàng thực hiện. Vũ Nương đúng là trở về nhưng chỉ trong phút chốc rồi vĩnh viễn biến mất.
Câu 1. Viết văn bản tóm tắt một văn bản tự sự đã học ở trong chương trình Ngữ văn lớp 8 và một văn bản sẽ hoc ở bài 5 chương trình Ngữ Văn 9
Tóm tắt tác phẩm Lão Hạc
Lão Hạc là người nông dân sống trong cảnh nghèo đói, túng thiếu lại vợ góa con côi nên lão phải gà trống nuôi con trưởng thành. Khi người con trai duy nhất đến tuổi dựng vợ gả chồng thì lão cũng không lo được cho con bởi hoàn cảnh quá nghèo. Đứa con trai liền bỏ đi đồn điền cao su đồng thời không quên để lại cho lão một con chó bầu bạn – con Vàng. Lão đối xử với nó như con đẻ, không bao giờ để nó đói khổ dù hoàn cảnh lão cũng chẳng dư dả gì. Nhưng vì hoàn cảnh quá đói nghèo đến mức lão không thể nuôi nổi nó nữa nên lão quyết định bán con Vàng trong sự dằn vặt và nuối tiếc. Những ngày sau đó lão lựa chọn cách sống kham khổ qua ngày chứ nhất định không động vào mảnh đất của con trai. Cuối cùng khi không thể cầm cự được nữa, lão lựa chọn ra đi một cách đầy đau đớn như là sự chấm dứt những chuỗi ngày khó khăn và cũng là một lời tạ lỗi muộn màng với con Vàng.
Câu 2. Kể tóm tắt trước lớp một câu chuyện đã xảy ra trong cuộc sống mà em đã nghe hoặc đã chứng kiến.
Học sinh có thể lựa chọn kể một chuyện gì mà em đã từng trải qua hoặc đã chứng kiến, ví dụ như: chuyện lần đầu tiên em đi học, chuyện lần đầu tiên đi du lịch,…
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)