Câu 1 (trang 122 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Khái niệm từ đơn và từ phức:
- Từ đơn: Là những từ gồm một tiếng tạo thành
- Từ phức: Là những từ được tạo thành từ hai tiếng trở lên.
Từ phức có hai loại: từ ghép và từ láy:
+ Từ ghép: Là những từ mà các tiếng có mối quan hệ với nhau về nghĩa
+ Từ láy: Là những từ mà giữa các tiếng có quan hệ với nhau về âm.
Câu 2 (trang 122 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
- Từ láy:
+ nho nhỏ
+ gật gù
+ lạnh lùng
+ xa xôi
+ lấp lánh.
- Từ ghép:
+ ngặt nghèo
+ giam giữ
+ bó buộc
+ tươi tốt
+ bọt bèo
+ cỏ cây
+ đưa đón
+ nhường nhịn
+ rơi rụng
+ mong muốn.
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
- Từ láy có sự “giảm nghĩa”:
+ Trăng trắng
+ Đèm đẹp
+ Nho nhỏ
+ Xôm xốp
+ Lành lạnh
- Từ láy tăng nghĩa:
+ Nhấp nhô
+ Sạch sành sanh
+ Sát sàn sạt.
Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Thành ngữ là:
+ Tập hợp các từ cố định, không thể thay đổi vị trí các từ trong câu
+ Biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
+ Qua một số phép tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, nghĩa của thành ngữ được thể hiện rõ.
+ Thành ngữ rất dễ nhớ, dễ thuộc
Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
- Tổ hợp là thành ngữ:
+ Đánh trống bỏ dùi: Làm việc vô trách nhiệm, công việc làm dở dang, chưa hoàn thành nhiệm vụ đã bỏ ngang
+ Được voi đòi tiên: Tính tham lam, vừa thỏa mãn được cái này lại muốn đòi cái khác, không hài lòng với những gì đang có
+ Nước mắt cá sấu: Sự khóc lóc, thương xót giả tạo nhằm mục đich lấy lòng thương của người khác.
- Tổ hợp là tục ngữ:
+ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng: Mối quan hệ giữa môi trường sống với bản tính con người, gần người tốt thì học hỏi được nhiều, gần người xấu thì bị nhiễm các thói hư của họ. Cần biết chọn bạn mà chơi, giữ mình trong mọi hoàn cảnh.
+ Chó treo mèo đậy: Để tránh chó ăn thì nên để thức ăn ở trên cao. Tránh mèo lục lọi thì phải đậy kỹ. Khuyên con người nên biết cảnh giác, phòng ngừa trộm
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
- Thành ngữ có yếu tố chỉ động vật:
+ Chó cắn áo rách: Đã khốn khó, khổ cực lại gặp phải tai họa.
+ Ngang như cua: bản tính ngang ngược, không chịu nghe người khác khuyên bảo
→ Đặt câu:
+ Thời buổi khó khăn lại sưu thuế chồng chất, gia đình chị Dậu không khác gì cảnh “chó cắn áo rách”, thấy mà thương xót làm sao!
+ Nó chả bao giờ chịu nghe ai khuyên bảo, tính “ngang như cua” từ nhỏ rồi.
- Thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật:
+ Dây cà ra dây muống: cách nói rườm rà, lê thê, dài dòng khiến người nghe khó hiểu
+ Cưỡi ngựa xem hoa: Làm việc không cẩn thân, chỉ qua loa, đại khái, hình thức
→ Đặt câu:
+ Mày nói ít lại thôi, kiểu "dây cà ra dây muống" như mày đố ai mà hiểu được.
+ Dù trong bất kỳ công việc nào, các em cũng nên làm một cách có trách nhiệm, không thể làm kiểu “cưỡi ngựa xem hoa” đâu nhé.
Câu 4 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Dẫn chứng về việc sử dụng thành ngữ trong văn chương:
- Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non.
(Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương)
- Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
( Thương vợ-Tú Xương)
Câu 1 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Nghĩa của từ là nội dung mà từ ngữ biểu thị.
Câu 2 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Cách hiểu về nghĩa của từ mẹ trong câu a) là chính xác nhất
Câu 3 (trang 123 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
**Độ lượng: một tính từ chỉ phẩm chất
- Cách giải thích ở b) sử dụng các tính từ để giải nghĩa cho tính từ là hợp lý, chính xác
- Cách giải thích ở a) là sử dụng một cụm danh từ để giải nghĩ cho một tính từ là không phù hợp
- (b) là cách giải thích đúng là vì dùng các tính từ để giải thích cho một tính từ.
Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
- Từ nghiều nghĩa: từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa.
- Hiện tượng chuyển nghĩa của từ là hiện tượng tạo ra nhiều từ ngữ có nghĩa mới trên cơ sở nghĩa gốc của từ đó.
+ Nghĩa gốc: Nghĩa ban đầu của từ
Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
+ Từ “hoa” được sử dụng theo nghĩa chuyển.
+ Đây không phải là hiện tượng chuyển nghĩa
+ Từ”hoa” chỉ xuất hiện trong văn cảnh này mới có ý nghĩa chỉ người con gái (nàng Kiều), ở văn cảnh khác thì nó không tồn tại ý nghĩa này.
Câu 1 (trang 124 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Từ đồng âm là những từ:
+ Hình thức:Hoàn toàn giống nhau về âm thanh
+ Nội dung: ý nghĩa hoàn toàn khác nhau
Câu 2 (trang 124 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
+ Trường hợp a) sử dụng từ nhiều nghĩa
+ Trường hợp b) sử dụng từ đồng âm
=> Dựa trên đặc điểm của từ nhiều nghĩa và từ đồng âm để giải thích.
Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc tương đương nhau
Ví dụ:chết, hi sinh, mất, ngoẻo,…
Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Cách hiểu đúng là : cách hiểu d)
Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
+ Từ "xuân" ở đây được chuyển nghĩa bằng cách sử dụng phương thức hoán dụ. Vì vậy, nó có thể thay thế cho từ “tuổi”
+ Việc thay từ "xuân" tạo ra giá trị biểu cảm cho câu nói, đồng thời cho thấy sự dí dỏm, tính cách lạc quan của Bác Hồ
Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.
Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Các cặp từ trái nghĩa
+ Xấu – đẹp
+ Xa – gần
+ Rộng – hẹp
Câu 3 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Các cặp từ trái nghĩa:
- Cùng nhóm với sống – chết:
Chiến tranh – hòa bình
Đực - cái
- Cùng nhóm với già – trẻ:
+ Yêu – ghét
+ Cao – thấp
+ Nông – sâu
+ Giàu – nghèo
Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Cấp độ khái quát nghĩa của từ được hiểu là: Nghĩa của một từ có thể hẹp hay rộng hơn nghĩa của từ khác.
Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
HS tự làm trên cơ sở kiến thức đã học
Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Trường từ vựng là một tập hợp các từ có nét chung về nghĩa (tối thiểu là 1 nét nghĩa chung)
Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1)
Đoạn trích sử dụng hệ thống các trường từ vựng:
+ Lòng yêu nước: yêu nước, thương nòi, các cuộc khởi nghĩa
+ Tính chất: tắm, bể
+ Hành động: chém, giết
=> Sử dụng trường từ vựng nhằm vạch trần tội ác của giặc đồng thời khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân.
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 1