Ngoài 2 bản Soạn bài Chi tiết và Ngắn nhất, các thầy cô giáo tại TOPLOIGIAI giới thiệu đến các bạn thêm bản Soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích siêu ngắn gọn, hi vọng bản soạn văn 9 siêu ngắn sẽ giúp các bạn chuẩn bị bài trước khi đến lớp và nắm vững nội dung bài học dễ dàng nhất
Câu 1
Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong sáu câu đầu:
- Không gian và cảnh vật:
+ Núi xa
+ Tấm trăng gần
+ Cát vàng cồn nọ
+ Bụi hồng dặm kia
=> Không gian mở rộng bao trùm cả chiều rộng, chiều cao, chiều xa, khung cảnh thật hoang vắng, không gian rộng lớn, bát ngát bao nhiêu thì lòng người cô đơn, trống trải bấy nhiêu.
- Thời gian:
+ Mây sớm
+ Đèn khuya
=>Thời gian xoay vòng, dường như Kiều không vượt thoát nỗi cô đơn, nó thường trực trong suốt mọi khoảnh khắc của thời gian.
- Tâm trạng: cô đơn, buồn tủi của Kiều
Từ ngữ diễn tả: “Nửa tình nửa cảnh - như chia tấm lòng”
Câu 2
a. Trong cảnh ngộ bị giam lỏng mình, nàng Kiều tha thiết nhớ tới Kim Trọng. Theo dòng nỗi xúc động của mình, nàng nhớ đến cha mẹ. Nỗi nhớ ấy là hợp lý, bởi vì với người thương của mình là chàng Kim đã bao ngày xa cách mà nàng chưa gặp được, Kiều nhớ và lo lắng không biết Kim Trọng khi nghe tin nhà nàng gia biến sẽ ra sao, lời thề mà hai người hứa hẹn nàng cũng không giữ trọn khiến nỗi dằn vặt càng lớn. Còn với cha mẹ, nàng cũng đã cứu cha khi bán thân mình, nên với bớt đi phần nào nỗi lo lắng, song cũng vô cùng nhớ thương mọi người.
b. Nghệ thuật sử dụng:
+ Hình ảnh:
- Nhớ người yêu: dưới nguyệt, chén đồng; tấm son; tin sương: Những kỉ niệm, nỗi mong nhớ và tấm lòng son sắt thủy chung cùa nàng
- Nhớ cha mẹ: quạt nồng ấp lạnh; tựa cửa; Sân Lai; gốc tử...: hình ảnh tình mẫu tử với công lao to lớn, sự hy sinh của cha mẹ khiến nàng cảm thấy thương nhớ khôn nguôi.
+ Từ ngữ :giàu sức biểu cảm thể hiện được nỗi đau đớn,dằn vặt, day dứt thương nhớ chàng Kim và nỗi xót xa, bùi ngùi, lăng lo cho cha mẹ.
c. Tấm lòng của Kiều
+Là một người yêu giàu lòng tự trọng, thủy chung một lòng
+Là người con gái hiếu thảo của gia đình
=> Có tâm hồn, một trái tim giàu lòng yêu thương, một tấm lòng cao đẹp, dù bản thân đang trong hoạn nạn, đắng cay vẫn luôn dành sự quan tâm, lo lắng cho người khác.
Câu 3
a.
+ Cảnh vật được khắc họa trong 8 câu cuối vừa hư, vừa thực, cảnh vật được khắc họa dựa trên tâm trạng nhân vật bởi vậy mà cảnh nhuốm màu tâm trạng.
Nét chung:
Cảnh vật đặc tả tâm trạng của nàng Kiều, mỗi cảnh là mỗi dòng cảm xúc, mỗi nỗi đắng cay, mỗi nỗi nhớ thương da diết. Cảnh đượm buồn bởi thế gian vốn vẫn vậy “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ"
Nét riêng:
+ Trông cánh buồm xa nàng nhớ về quê hương, cha mẹ mình
+ Trông cánh hoa trôi man mác nàng nhớ thương người tình Kim Trọng
+ Thấy dáng cỏ buồn, gió cuốn, nghe tiếng sóng quanh mình nàng đau đớn, tủi khổ cho số phận, thân phận bèo bọt của mình.
b. Cách dùng điệp ngữ:
Điệp ngữ “Buồn trông”:
+ Được lặp lại 4 lần
+ Tác dụng: khắc họa tâm trạng đầy xót xa, buồn thương của Kiều. Nỗi buồn ấy như những đợt sóng lòng cứ tuôn trào trong trái tim đầy tổn thương của nàng.
Câu 1
- Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình :
+ Là nghệ thuật mượn cảnh nói tình. Thông qua cảnh vật mà tâm trạng của các nhân vật được thể hiện, nỗi đau dù không diễn tả trực tiếp mà người đọc vẫn cảm nhận được những cung bậc cảm xúc của nhân vật qua cảnh.
+Cảnh vật thông qua ngôn ngữ trở thành một phương tiện nghệ thuật.
Các bài viết liên quan Kiều ở lầu Ngưng Bích: