(Trang 79 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Đọc các đề bài ...
a. Các đề bài trên chia làm hai loại:
+ Những đề có từ lệnh, chỉ ra những cách thức để làm bài
(Đề 1, 2, 3, 5, 6, 8).
+ Những đề không có từ lệnh: không có yêu cầu cụ thể trong đề
(Đề 4, 7).
b.
Phân tích: là việc bóc tách, chia nhỏ đối tượng ra để xem xét trên nhiều mặt, nhiều phương diện, có thể so sánh với các đối tượng khác để làm rõ vấn đề được yêu cầu trong bài.
Cảm nhận: là việc nêu lên những cảm xúc, cảm thụ thẩm mỹ của bản thân khi thưởng thức đối tượng, đó là những ấn tượng riêng mà mỗi người cảm nhận được
Suy nghĩ: những ý nghĩ, đánh giá của bản thân đối với vấn đề, đối tượng nêu ra trong bài, để ý kiến của mình được thuyết phục cần kết hợp các thao tác phân tích, bình giảng
Những đề bài không sử dụng từ lệnh thì cần bày tỏ những ý kiến, cảm xúc của mình về vấn đề mà bài đề cập đến.
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Các bước làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ
Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
a) Phần thân bài: Từ "nhà thơ đã viết về Quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết... thiết tha, thành thực của Tế Hanh".
Trong phần này, những nhận xét được nêu ra là:
+ Tế Hanh đã viết bài thơ bằng tất cả tấm lòng, tình yêu thiết tha, trong sáng và đầy thơ mộng của bản thân:
- Hứng khởi, vui tươi trước hình ảnh những đoàn trai tráng làng biển ra khơi trong sớm mai hồng đẹp đẽ
- Nôn nao, náo nức trước những con thuyền chiến mã dưới sự điều khiển của những người dân lao động khoẻ khoắn vượt gió, vượt biển tìm cá tôm
- Thiết tha, tự hào khi đoàn thuyền tấp nập trở về trong sự bội thu những " chiến lợi phẩm"
- Niềm bâng khuâng và sự gắn bó của tác giả với biển cả mặn mòi và người dân chài chân chất, mộc mạc
Những suy nghĩ, nhận xét ấy của tác giả được dẫn dắt bằng cách sử dụng các thao tác:
phân tích, cảm nhận hay bình giảng những hình ảnh, giọng điệu, cảm xúc tinh tế trong những đoạn thơ của bài.
Các phần mở bài, thân bài được liên kết rất chặt chẽ với nhau tạo nên sự thống nhất cho văn bản:
Mở bài: giới thiệu được bài thơ Quê hương là thành công rực rỡ trong việc thể hiện tình quê của Tế Hanh
Thân bài: tập trung thể hiện tình yêu tha thiết của Tế Hanh qua các luận điểm
Kết bài: khẳng định được giá trị và ý nghĩa của "Quê hương" đối với trái tim mỗi người.
(Trang 84 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)
Phân tích khổ thơ đầu bài “Sang thu” của Hữu Thỉnh
a. Tìm hiểu đề :
- Vấn đề cần nghị luận trong đề bài: khổ thơ đầu trong bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.
- Từ lệnh: phân tích
- Tìm ý:
+ Trong khổ 1, những hình ảnh, sự vật nào gây tác động đến tâm hồn tác giả?
+ Những hình ảnh, sự vật trong khổ thơ có nét gì nổi bật không?
+ Cảm xúc của người viết trước thiên nhiên ấy ra sao
+ Em phát hiện những nét đặc sắc nghệ thuật được thể hiện trong khổ thơ?
Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 2