logo

Soạn bài: Biên bản (siêu ngắn)

icon_facebook

Soạn bài: Biên bản (siêu ngắn)


I. Đặc điểm của biên bản

Câu 2 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

a) Biên bản ghi lại:

+ Các sự việc đang xảy ra

+ Các sự việc vừa xảy ra

Trong biên bản thứ nhất ghi lại buổi sinh hoạt chi đội

Trong biên bản thứ hai ghi lại buổi trả lại các giấy tờ, phương tiện vi phạm hành chính cho chủ sở hữu.

b) Biên bản cần đạt các yêu cầu sau:

+ Về nội dung: cần phải nêu diễn biến và kết quả của sự việc một cách chính xác, trung thực, khách quan và đầy đủ nhất.

+ Về hình thức: biên bản cần rõ ràng về bố cục, đủ ba phần: mở đầu, nội dung và kết thúc.

c) Một số biên bản trong thực tế thường gặp:

+ Biên bản thu hồi đất

+ Biên bản nghiệm thu

+ Biên bản bàn giao công tác

+ Biên bản họp phụ huynh đầu năm

+ Biên bản họp chi bộ

+ Biên bản vi phạm hành chính

+ Biên bản bàn giao tài sản


II. Cách viết biên bản

Câu 1 (trang 125 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Phần mở đầu của biên bản gồm có:

+ Quốc hiệu, tiêu ngữ

+ Tên biên bản

+ Thời gian, địa điểm

+ Thành phần tham dự và chức trách của họ

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Phần nội dung gồm:

+ Trình bày diễn biến sự việc

+ Nêu kết quả sự việc.

Nội dung văn bản cần đảm bảo tính chính xác, khách quan và cụ thể.

Câu 3 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Phần kết thúc của biên bản:

+ Thời gian kết thúc

+ Chữ kí tên các thành viên có trách nhiệm

Câu 4 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Lời văn khi viết biên bản cần đảm bảo chính xác, ngắn gọn, không dài dòng, hoa mỹ


III. Luyện tập

Câu 1 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

- Các tình huống cần viết biên bản:

+ Tình huống a

+ Tình huống c

+ Tình huống d

Câu 2 (trang 126 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Học sinh quan sát cuộc giới thiệu đoàn viên ưu tú để viết

(Tham khảo gợi ý ở phần 1)

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 siêu ngắn tập 2

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads