logo

Soạn bài: Ôn tập phần tập làm văn (tiếp)


Soạn bài: Ôn tập phần tập làm văn - tiếp (chi tiết)

Câu 7.

- Điểm giống: phương thức biểu đạt chính của các tác phẩm hầu như đều là tự sự.

- Điểm khác:

+ Các văn bản thuộc lớp dưới: khi đọc hiểu và phân tích các truyện ngắn hay thực hiện các bài tập Tập làm văn thường học sinh chỉ phân tích các sự kiện, hình ảnh và lấy nội dung tự sự là yếu tố chính để tìm hiểu. Nhìn chung, không có sự khai thác sâu hơn được thực hiện khi phân tích và bình luận tác phẩm.

+ Các văn bản thuộc chương trình văn 9, bên cạnh yếu tố tự sự còn có sự kết hợp linh hoạt với những yếu tố khác như nghị luận, thuyết minh, miêu tả, biểu cảm cũng các thủ pháp độc thoại nội tâm,… Điều này giúp cho tác phẩm có chiều sâu hơn và quá trình phân tích dễ dàng khai thác được những góc nhìn mới lạ, kích thích khả năng cảm thụ văn học của người đọc.

 Câu 8.

- Thông thường phương thức biểu đạt chính sẽ quyết định loại hình và tên gọi của văn bản. Ngoài ra mỗi văn bản khác nhau thường chứa một hoặc nhiều phương thức biểu đạt khác nhau để làm phong phú hơn.

- Tương tự như vậy, rất ít khi một văn bản chỉ sử dụng một phương thức biểu đạt duy nhất. Điều này sẽ khiến văn bản đơn điệu và khó lột tả được hết đời sống và diễn biến tâm trạng của hệ thống nhân vật.

 Câu 9.

STT

Kiểu văn bản chính

Các yếu tố kết hợp với văn bản chính

Tự sự

Miêu tả

Nghị luận

Biểu cảm

Thuyết minh

Điều hành

1

Tự sự

 

x

x

x

x

 

2

Miêu tả

x

 

x

x

x

 

3

Nghị luận

x

X

 

x

x

 

4

Biểu cảm

x

X

x

 

 

 

5

Thuyết minh

x

X

x

 

 

 

6

Điều hành

 

 

 

 

 

 

 Câu 10.

Rất nhiều tác phẩm tự sự xuất hiện trong chương trình văn cấp hai không phân biệt rõ ràng bố cục tách bạch 3 phần mở, thân, kết. Thứ nhất là nhiều khi mạch truyện và mạch cảm xúc không cho phép tác giả có thể làm như thế. Thứ hai là đó có thể là dụng ý nghệ thuật của tác giả khi xây dựng kết cấu tác phẩm để thêm phần đặc sắc và thu hút hơn. Hơn nữa, tác giả đều là những cây bút lâu năm và dày dặn kinh nghiệm viết nên dù không tuân thủ cấu trúc thì bài viết của họ vẫn đúng trọng tâm và không bị lan man.

Khi tập làm văn, học sinh vẫn cần thể hiện đủ và rõ ràng cả 3 phần bởi như thế sẽ giúp học sinh hình dung được mạch ý rõ ràng, triển khai đủ ý mà không bị sót hoặc phân tích sai hướng. Trải qua quá trình rèn luyện như thế, dù có không cần khuôn mẫu thì sau này cách phân tích của học sinh vẫn không bị chệch hướng.

 Câu 11.

Kiến thước và kĩ năng được giảng dạy hoặc do học sinh tự đúc rút ra nhờ phần Tập làm văn sẽ phát huy tác dụng rõ rệt trong thao tác phân tích và vận dụng phần Đọc-hiểu văn bản trong các tác phẩm tự sự bởi nó

- Cung cấp những kiến thức và nền tảng mang tính lý luận để người đọc có thể theo đó mà phân tích đầy đủ nội dung và hiệu quả nghệ thuật của từng tác phẩm.

- Đồng thời nhờ vậy mà người đọc có thể sáng tạo và mở rộng được những góc nhìn mới, giúp quá trình tiếp nhận văn học được phong phú và độc đáo hơn.

Dẫn chứng:

Kiến thức về biện pháp độc thoại và độc thoại nội tâm giúp học sinh có thể dễ dàng nắm bắt cũng như phân tích tốt hơn diễn biến tâm trạng và cảm xúc của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu của mình theo giặc. Từ đó làm nổi bật được đời sống tâm hồn và vẻ đẹp của những người nông dân trong tác phẩm “Làng”.

 Câu 12.

Ngược lại thì những kiến thức có được từ phần Đọc –hiểu của các văn bản tự sự sẽ giúp cho người đọc có được nhiều kinh nghiệm để thực hiện viết văn tự sự

Ví dụ qua tác phẩm “làng” người đọc có thể học được những kinh nghiệm về miêu tả nội tâm, xây dựng đối thoại, sử dụng ngôn ngữ giản dị, mang tính quần chúng nhưng giàu sức biểu cảm.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác