logo

Soạn bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự

icon_facebook

Soạn bài: Người kể chuyện trong văn bản tự sự (chi tiết)


I. VAI TRÒ CỦA NGƯỜI KỂ CHUYỆN TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Câu 1. Đọc đoạn trích

Câu 2. Trả lời câu hỏi

a, Đoạn trích kể lại một cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa anh thanh niên, cô kỹ sư, ông họa sĩ trên vùng núi Sapa

b, Người kể thuộc ngôi thứ ba (là tác giả).

c, Những câu được đề cập đến trong đề bài là những bình luận, nhận xét của người kể ngôi thứ ba dành cho nhân vật anh thanh niên. Sở dĩ có sự nhập thân giữa người kể vào lời anh thanh niên như vậy là bởi người kể đang cố gắng chuyển tải những suy nghĩ, cảm xúc của anh cũng như những người đồng cảnh ngộ.

d, Do thuộc ngôi thứ ba nên người đọc không thấy được sự xuất hiện của người kể tuy nhiên hầu hết mọi diễn biến hoàn cảnh, hành động, tình cảm của các nhân vật đều được người kể chứng kiến và thuật lại. Người kể đóng vai trò vừa là người quan sát, người theo dõi lại vừa là người nói lên những tâm tư cảm xúc của các nhân vật còn lại.


II. LUYỆN TẬP

Câu 1. Đọc đoạn trích

Câu 2. Trả lời câu hỏi

Người kể chuyện là thuộc ngôi thứ nhất, xưng “tôi”. Theo hệ thống nhân vật thì bé Hồng chính là người kể chuyện.

- Ưu điểm của ngôi kể này:

+ Với ngôi kể này, người kể dễ dàng nắm bắt được diễn biến tình cảm của nhân vật chính

+ Điều này giúp cho lời kể thêm phần thuyết phục và khiến độc giả dễ rung động hơn.

- Nhược điểm:

+ Tính khách quan không được đề cao.

+ Chỉ tập trung được diễn biến tâm trạng của nhân vật chính mà khó có thể diễn tả tâm trạng của những nhân vật khác.

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads