logo

Soạn bài: Miêu tả trong văn tự sự

icon_facebook

Soạn bài: Miêu tả trong văn tự sự (Chi tiết)


I. TÌM HIỂU YẾU TỐ MIÊU TẢ TRONG VĂN BẢN TỰ SỰ

Câu 1. Đọc đoạn trích

Câu 2. Trả lời các câu hỏi

a,

 - Đoạn trích kể về trận đánh Ngọc Hồi.

 - Sự xuất hiện của vua Quang Trung:

        + Cho truyền sáu chục tấm ván

        + Cưỡi voi đi đốc thúc

       + Cho ghép ván lại: cứ mười người một khiêng một bức, rồi tiến sát đến đền Ngọc Hồi.

        + Sai đội quân khiêng ván vừa che vừa xông thẳng

b. Chi tiết miêu tả trong đoạn trích:

- Quân lính Tây Sơn:

+ Kén người khỏe mạnh, mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn trận chữ “nhất”

+ Thừa thế chém lung tung

- Quân Thanh

+ Bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun lửa.

 + Chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết

 + Thây chất thành đống, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.

- Tả cảnh

+ Gió bắc, khói tỏa mù trời

+ Sau một lúc lại trở gió Nam

 c,  

- Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như vậy thì nhân vật vua Quang Trung không nổi bật, trận đánh không sinh động vì bởi vì như vậy chỉ là thuật lại diễn biến một cách khô khan, máy móc

- Các yếu tố miêu tả có tác dụng làm nhân vật, cảnh vật trở nên sinh động, có hồn, cốt truyện trở nên hấp dẫn hơn


II. LUYỆN TẬP

Câu 1. Tìm các yếu tố tả người và cảnh trong “Chị em Thúy Kiều” và “ Cảnh ngày xuân”. Phân tích giá trị miêu tả.

* Yếu tố miêu tả trong đoạn trích "Chị em Thúy Kiều":

- Tả Thúy Vân:

"Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang

Hoa cười ngọc thốt đoan trang

Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"

- Tả Thúy Kiều:

      + Sắc:

“Làn thu thủy nét xuân sơn

Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”

      + Tài

  • “Thông minh vốn sẵn tính trời

             Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm”

  • Sự điêu luyện trong “cầm, kinh, thi, họa”: “làu bậc ngũ âm, ăn đứt, tay lựa, một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

=> Phân tích giá trị

      + Qua những lời miêu tả về vẻ đẹp Thúy Vân, nhà văn khắc họa được hình ảnh một nàng thiếu nữ phúc hậu, có vẻ đẹp viên mãn tròn đầy. Từ đó dự báo về cuộc đời êm ấm, hạnh phúc của nàng.

      + Vẻ đẹp sắc sảo mặn mà và tài năng thiên bẩm của Thúy Kiều dự báo một cuộc đời đa đoan như khúc bạc mệnh mà nàng thường hay ca.  

 * Yếu tố miêu tả trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân":

- Cảnh bình minh: hình ảnh con én, ánh nắng “thiều quang”, cỏ non, cành lê trắng

- Cảnh lễ: thanh minh tiết tháng ba, lễ tảo mộ

- Cảnh hội: nô nức yến anh, tài tử giai nhân, sắm sửa bộ hành chơi xuân, ngựa xe, áo quần

- Cảnh chiều tà tan hội: gò đống, thoi vàng, tro tiền giấy, bóng ngả về tay, chị em ra về, dòng nước, dịp cầu, tiểu khê

=> Phân tích giá trị:

- Miêu tả bức tranh xuân cụ thể, sống động, mang bản sắc dân tộc

- Tâm trạng vui tươ, náo nức buổi chơi xuân và sự luyến tiếc lúc trở về

 Câu 2. Viết đoạn văn kể về việc chị em Thúy Kiều đi chơi xuân

Bức tranh xuân hiện ra đầy thơ mộng với cánh én bay rợp trời, ánh nắng chan hóa trên nền xanh của cỏ như kéo dài miên man, bất tận có điểm xuyết vài sắc trắng của hoa lê. Nếu như phần lễ đầy thành kính thì phần hội lại rất náo nức. Ở đó, mọi người gặp gỡ, giao lưu và tưng bừng sắm sửa đi du xuân. Chiều tàn, họ lại thơ thẩn ra về, họ đi qua một vùng nghĩa địa hiu hắt, người đi viếng đã về hết, chỉ còn lại những nấm mộ hương khói, thoi vàng vó rắc…Ánh dương dần lụi tắt, để lại quầng sáng tà tà. Ẩn hiện trong bức tranh tịch mịch, u hoài ấy là dòng suối nhỏ trong vắt, uốn quanh chảy chầm chậm, luồn dưới một cây cầu nho nhỏ. Cảnh u hoài khiến lòng người nặng nhiều xúc cảm.

 Câu 3. Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều bằng lời văn của mình

Vẻ đẹp đầy diễm lệ, khiến bao ánh nhìn ngẩn ngơ đắm say của chị em Thúy Kiều được miêu tả qua bút pháp tượng trưng. Ai cũng mang những vẻ đẹp riêng nhưng tựu chung lại là thập toàn thập mỹ. Nàng Vân tròn đầy, nhẹ nhàng. Vẻ đẹp ấy rất vừa lòng tạo hóa nên nàng có cuộc đời rất bình an, êm ái qua ngày, không gặp nhiều bất trắc và sóng gió. Ngược lại Thúy Kiều mang vẻ đẹp sắc sảo cả về sắc và tài khiến hóa công phải hờn ghen đố kị.  Về phần sắc, mọi nét đẹp được tập trung gợi tả qua đôi mắt và hàng lông mày của Kiều. Mắt nàng sáng trong như hồ nước thu còn hàng lông mày lại cong cong, nghiêng mình đầy sức sống như dáng núi mùa xuân. Kiều là bông hoa không chỉ diễm lệ mà còn có hương thơm nồng nàn. Ở nàng có trí thông minh minh trời phú, thành thạo để ngón nghề cầm kì thi họa và nhất là khúc Bạc mệnh do Kiều sáng tác phản chiếu vẻ đẹp của một trái tim đa sầu, đa cảm. Có lẽ cũng vì thế mà đời Kiều đầy những đa đoan, khổ ai bởi “Chữ tài liền với chữ tai một vần”

Tham khảo toàn bộ: Soạn văn 9 ( chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads