logo

Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn

Hướng dẫn soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn để thấy được sự tương phản giữa nhân cách cao cả của người anh hùng và tâm địa độc ác, xấu xa của những nhân vật phản diện trong tác phẩm. Cùng với đó là niềm tin và sự trân trọng của Nguyễn Đình Chiểu dành cho những người dân lao động.


Soạn bài: Lục Vân Tiên gặp nạn (chi tiết)

Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn | Soạn văn 9

Câu 1. Tìm chủ đề của đoạn trích

Đoạn thơ thuật lại câu chuyện gặp nạn giữa đàng rồi được ngư ông cứu giúp của Lục Văn Tiên. Qua đó tác giả làm nổi bật những nét giữa cái thiện và ác, giữa nhân cách cao cả và những toan tính thấp hèn. Trong khi những kẻ được coi là bạn bè đồng tâm thì lại có những toan tính đâm sau lưng kẻ trượng nghĩa còn người xa lạ như ngư ông lại nguyện lòng giúp đỡ và cưu mang. Qua đó, Nguyễn Đình Chiểu bày tỏ niềm tin vào nhân nghĩa ở đời, tin vào vẻ đẹp nội tâm và tấm lòng thiện lương của nhân dân lao động.

 Câu 2. Tâm địa độc ác của Trịnh Hâm

Bên cạnh những nhân vật chính diện như Lục Văn Tiên, tác giả còn xây dựng hướng nhân vật phản diện như Trịnh Hâm với tâm địa mưu mô, xảo quyệt, luôn rắp tâm hãm hại Lục Văn Tiên nhằm trục lợi

- Hắn hãm hại một con người bị mù, không nơi nương tựa chứng tỏ Trịnh Hâm là kiểu người tiểu nhân ưa tính toán, không có tấm lòng độ lượng và biết xót thương đồng loại.

- Hành động hại người của hắn hoàn toàn không phải là dạng bột phát do ghen tị nhất thời mà đã được tính toán vô cùng chuẩn xác nhằm che dấu kĩ dấu vết và thủ tiêu Lục Vân Tiên mà không ai hay biết

+ Không gian: trời nước mênh mông => nhằm để Lục Vân Tiên gặp nạn không ai hay, chết không ai cứu. Lựa chọn không gian như vậy cũng rất khó để một người mù lòa như Lục Văn Tiên có thể tìm được cách thoát thân.

+ Thời gian: giữa đêm khuya khi mọi người ngủ yên trên thuyền => nhằm để không ai có thể biết việc Lục Vân Tiên gặp nạn mà cứu đồng thời nhờ màn đêm mà Lục Vân Tiên không hay biết được ai là kẻ đã hại mình.

+ Xô ngã bất ngờ, theo phản ứng tâm lý thông thường thì Lục Vân Tiên không thể kịp thời kêu cứu được.

+ Sau đó có thể vì lo sợ sự mất tích của Lục Vân Tiên khiến cho mọi người sinh nghi cho nên Trịnh Hâm lập tức trở mặt kêu trời, dùng lời lấp liếm làm cho nhẹ chuyện đi, để không ai để ý mà truy cứu nữa.

=> Trịnh Hâm là kẻ bất nhân, bất nghĩa, ném đá dấu tay.

=> Đoạn thơ tự sự này tuy không được miêu tả với dung lượng dài nhưng sự súc tích, ngắn gọn lại chính là điểm mạnh nhằm lột tả được sự bất nhân của Trịnh Hâm. Với cách sắp xếp tình tiết hợp lý, tiết tấu và nhịp thơ nhanh khiến bản chất gian ác, tiểu nhân của Trịnh Hâm được bộc lộ rất rõ.

 Câu 3. Cái thiện được thể hiện

  • Cảnh ông Ngư và gia đình cứu vớt Vân Tiên:

- Thấy người bị nạn thì rất khẩn trương cứu giúp

"Hối con vầy lửa một giờ

Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày"

=> Chưa từng gặp Lục Vân Tiên cũng như chưa biết gốc gác, cảnh ngộ ra sao nhưng chỉ cần thấy người bị nạn thì lập tức cứu giúp mà không từ nguy nan. Đây là tấm lòng hiếm có ở đời.

- Thấy Lục Vân Tiên tỉnh dậy thì Ngư ông mới hỏi thăm rất ân cần.

- Biết tình cảnh khốn khó của Vân Tiên, ông sẵn sàng cưu mang chàng. Lão Ngư mời chàng ở lại cùng gia đình mình để chăm sóc dù cho hoàn cảnh của mình cũng rất khó khăn.

- Dù cứu mạng và chăm sóc chàng nhưng lão không hề có tư tưởng kể công hay đòi hỏi bất cứ một sự trả ơn nào cả “Dốc lòng ơn nghĩa há chờ trả ơn” => đây là tấm lòng ít có trong cuộc đời, gặp người hoạn nạn thì cứu giúp không nề hà khó khăn, thấy người khó khăn thì dốc lòng cưu mang chăm sóc. Quan trọng hơn tấm lòng thiện lương của lão Ngư còn thể hiện ở chỗ lão không hề mong được báo đáp hay kể công. Điều này hoàn toàn trái ngược với bản chất độc ác, gian mang của Trịnh Hâm.

  • Cuộc sống lao động: vất vả, nhọc nhằn nhưng êm ấm, gần gũi với thiên nhiên của gia đình ông Ngư:

- Cảnh thiên nhiên:

"Rày roi mai vịnh vui vầy

Ngày kia hứng gió, đêm nầy chơi trăng”

“ Thuyền nan một chiếc ở đời

Tắm mưa chải gió trong vời Hàn Giang”

=> Lời thơ rất giản dị nhưng thanh thoát, nhịp thơ chậm rãi nhẹ nhàng. Hình ảnh thơ tràn ngập thiên nhiên “vịnh, gió, trăng” khiến cho nhịp sống được mô tả rất gần gũi với đời thường. Đây là cuộc sống tuy không đủ đầy nhưng lại rời xa danh lợi phú quý để thực sự tĩnh tâm, nhàn nhã, gắn bó với non nước.

- Cuộc sống lao động:

“Một mình thong thả làm ăn

Khỏe quơ chài kéo, mệt quơ câu dầm”

“Nghêu ngao nay chích mai đầm

…”

→ Cuộc sống lao động giản dị, gắn bó với thiên nhiên, không cần toan tính, vụ lợi.

=>  Đây cũng là cuộc sống mà tác giả hằng mơ ước và gửi gắm.

 Câu 4. Cảm xúc của tác giả

10 câu thơ cuối:

- Hình ảnh thơ giản dị, không trau chuốt nhưng rất đẹp, mang tính thẩm mỹ cao

- Nhịp thơ nhẹ nhàng, chậm rãi

=> Qua đó gợi tả được một cuộc sống phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên, tránh xa chốn bụi trần danh lợi. Đó cũng là cuộc sống đáng mơ ước của những con người tốt đẹp, giàu lòng nhân ái và sẻ chia mà Nguyễn Đình Chiểu luôn luôn hướng đến.


Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn (hay nhất)

Đoạn trích là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, đồng thời thể hiện thái độ và tình cảm của tác giả gửi gắm nơi những người lao động bình thường.

Câu 1. Tìm chủ đề của đoạn trích

Các hành động gây nên tội ác của Trịnh Hâm, trái với đó là việc làm nhân nghĩa và cuộc sống trong sạch, sự cao thượng của Ngư Ông.

Câu 2. Hãy phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động hãm hại bạn mình là Lục Vân Tiên. Em có nhận xét gì về giá trị nghệ thuật của đoạn thơ tự sự này?

- Thầy trò Lục Vân Tiên với hoàn cảnh khổ cực, đáng thương, hết tiền, mù lòa, hai thầy trò bơ vơ nơi xa lạ, công danh của Vân Tiên thì lỡ dở. Trinh Hâm là bạn của chàng những không những không hề giúp đỡ mà còn tìm cách hãm hại một cách dã man. Hắn lên kế hoạch tỉ mỉ, chi tiết, dùng sự lươn lẹo để lừa gạt tiểu đồn vào rừng, trói lại rồi bỏ mặc. Đưa Vân Tiên lên thuyền về nhà nhưng lại lén đêm khuya đẩy bạn xuống vời, Nhưng lại hô hoán mọi người dậy cứu người nhằm trốn tránh mọi tội ác mà vẫn có tiếng “bạn tốt”. Tâm địa thật độc ác , bất nhân, bất nghĩa với chính người bạn đã luôn đồng hành giúp đơn hắn, chẳng màng khó khăn. Sự độc ác, mưu mô đều xuất phát từ sự nhỏ nhen, tính đố kị.

- Chỉ bằng những lời thơ nhỏ nhẹ, các tình tiết được sắp xếp hợp lý , diễn biến cốt truyện thơ nhanh gọn, lời thơ giản dị, mộc mạc.

Câu 3. Đối  lập với cái ác, cái thiện được biểu hiện như thế nào qua đoạn trích? Đoạn thơ nói lên thái độ, tình cảm của tác giả đối với nhân dân lao động như thế nào?

- Là những cảnh mang yếu tố hoang đường kì ảo và ngẫu nhiên được đưa vào để tiếp tục mạch truyện phát triển, để cho câu chuyện thêm hấp dẫn, li kì. Thể hiện quan niệm giữa cái thiện và cái ác, con người ở hiền sẽ gặp lành. Vân Tiên là người tốt gặp nạn thì đến giao long hung dữ dưới sông còn cứu giúp. Là triết lý dân gian giản dị.

- Những người lao động nghèo khổ nhưng luôn   có quan niệm thanh cao, đó là những quan niệm của những nhà ẩn sĩ, vui với cuộc sống đạm bạc không màng giàu sang phú quý. Phân rõ trắng đen, không ngại cứu người, giúp người, ung dung, thanh thản với cuộc sống thiên nhiên. Tác giả trân trọng những con người như thế, hết mực yêu thương, như khát khao của chính tác giả về một cuộc sống không ghen ghét, đố kị nhau.

Câu 4. Hãy chọn những câu mà em cho là hay nhất trong đoạn thơ rồi trình bày những cảm nhận của em về cảm xúc của tác giả và ngôn ngữ miêu tả, biểu cảm trong những câu thơ đấy.

- Cảnh cả gia đình Ngư Ông chữa chạy cho Lục Vân Tiên

“Hối con vầy lửa một giờ

Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”

- Câu thơ giản dị, mộc mạc, diên tả chân thật, giàu màu sắc Nam Bộ. Hiện ra trước mắt người đọc là sự nhanh chóng, hết lòng cứu giúp một người hoàn toàn xa lạ. Mỗi người một việc, ông vội vã giục vợ con nhanh chóng, nhanh chân làm đủ mọi thứ để mong cứu được Vân Tiên. Đó là tình người thương mến, sự nhân hậu cảm động, không mảy may suy nghĩ, chỉ mong duy nhất là cứu người.

*) Tổng kết:

Đoạn trích là sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả và sự toan tính thấp hèn. Là thái độ quý trọng, yêu thương đối với nhân dân lao động. Đoạn trích với sự mộc mạc, giản dị, giàu cảm xúc.


Tổng kết bài Lục Vân Tiên gặp nạn

Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn | Soạn văn 9

Các bài viết liên quan bài Lục Vân Tiên gặp nạn:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác