logo

Soạn bài: Con cò

icon_facebook

Thông qua hình tượng con cò trong những lời ru của mẹ từ thuở lọt lòng, bài thơ đã ca ngợi tình mẫu tử và nói lên ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi con người. Cùng TOPLOIGIAI soạn bài Con cò để hiểu hơn về tư tưởng, tình cảm tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm.


Soạn bài: Con cò (chi tiết)

Soạn bài Con cò | Soạn văn 9

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

 Câu 1. Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì?

Bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng con cò, xuất hiện phổ biến với nhiều ý nghĩa khác nhau.

- Trước hết, con cò gợi hình ảnh làng quê thôn xóm Việt Nam thân thuộc, bình dị nhưng rất đỗi thanh bình.

- Nhưng ý nghĩa phổ biến nhất là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ nhiều lam lũ, nhọc nhằn nhưng giàu lòng nhân ái và đức hi sinh, nhiều niềm vui sống. Lời thơ gợi ta nhớ đến những bài ca dao nói về thân phận của những người phụ nữa xưa

 “ Con cò đi đón cơn mưa

  Tối tăm mù mịt ai đưa cò về”

                hay trong bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương

  ‘ Lặn lội thân cò khi quãng vắng

 Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

 

- Riêng trong bài thơ này, hình tượng con cò biểu trưng cho tấm lòng người mẹ thương con và những lời hát ru ấm êm quen thuộc.

Câu 2. Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ?

- Bài thơ được chia làm 3 đoạn, nội dung của mỗi đoạn là:

 + Đoạn 1: Lời ru ẩn hiện hình ảnh con cò đã neo đậu vào bến đỗ tuổi thơ của đứa trẻ.

 + Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ và lời ru của mẹ sẽ theo con ở mỗi chặng đường đời

 + Đoạn 3: hình ảnh con cò khơi dậy trong tâm hồn nhà thơ những triết lí sâu xa về tình mẹ trong cuộc đời mỗi con người.

- Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi qua các đoạn thơ như sau:

 + Đoạn 1: Con cò biểu tượng cho tình mẹ ấm áp luôn chở che, vỗ về cho con thuở ấu thơ “ Cò một mình cò phải kiếm ăn/ Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ”, “ Cành có mềm mẹ đã sẵn tay nâng”, “ Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân”

 + Đoạn 2: Nếu ở đoạn 1, cánh cò trong lời ru của mẹ là điểm khởi đầu của cuộc đời con thì cánh cò ở đoạn 2 chính là một phần thân thuộc của tuổi ấu thơ, theo con trong suốt chặng đường đời.

 + Đoạn 3: Từ đó hình ảnh con cò trở thành biểu tượng cho tình mẫu tử ấm êm luôn sát cánh bên con dù lúc nào và ở đâu.

Câu 3. Trong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao nào đã được vận dụng? Nhận xét về cách vận dụng ca dao của tác giả?

Đoạn đầu bài thơ có nét đặc biệt bởi tác giả đã vận dụng hai bài ca dao. Ông chỉ sử dụng lại một vài câu chữ và ý thơ trong mỗi bài nhằm gợi nhớ các bài ấy:

 - Bài ca dao 1:

Con cò bay lả bay la

Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng

Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

  • Tác giả vận dụng vào bài thơ để viết thành

“Con cò bay la

Con cò bay lả

Con cò cổng phủ

Con cò Đồng Đăng…”

=> Nhận xét: Hình ảnh con cò gợi hình ảnh làng quê Việt quen thuộc, bình dị nhưng rất đỗi thanh bình.

- Bài ca dao 2

Con cò mày đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

  • Tác giả vận dụng để viết

“ Con cò ăn đêm

Con cò xa tổ

Cò gặp cành mềm

Cò sợ xáo măng…”

=> Nhận xét: Con cò còn là biểu tượng của người nông dân Việt Nam, người phụ nữ Việt Nam tuy cuộc sống đầy những gian lao, khó nhọc nhưng vẫn ngời sáng bao vẻ đẹp của đức tính hi sinh, vị tha, chịu thương chịu khó. Hình ảnh “con cò ăn đêm” dường như là ẩn dụ cho cuộc sống mưu sinh vất vả, lặn lội nơi đồng sâu nước mặn của những tấm thân nhỏ bé, lặng lẽ. Hình ảnh “cành mềm, xa tổ” biểu trưng cho những gian lao, vất vả và thậm chí là cả những hiểm nguy, khó nhọc trong cuộc sống mà cánh cò tội nghiệp phải gánh chịu. Tuy vậy, họ vẫn giữ trong mình tấm lòng trong trắng ngay thẳng “cò sợ xáo măng”.

Câu 4. Em hiểu thế nào về những câu thơ được trích trong mục câu hỏi?

- Câu thơ 1:

“ Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”

+ Câu thơ mang sức khái quát rất cao và sâu sắc, từ sự thấu hiểu tấm lòng người mẹ, nhà thơ đã khái quát thành một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: Dù ở bất cứ nơi đâu, dù con còn thơ bé hay đã trưởng thành, dù con còn cần tới sự chăm sóc của mẹ hay con đã có thể tự lập, dù con thành công hay thất bại, dù con là một người bình thường hay có là vĩ nhân, anh hùng đi nữa thì trong mắt mẹ, con mãi là đứa con bé bỏng, yếu đuối luôn cần mẹ chở che, yêu thương.

Có thể liên hệ với ý thơ của Xuân Quỳnh:

“Dẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùng

Là bác học hay là ai đi nữa

Vẫn là con của một người phụ nữ

Một người đàn bà bình thường không ai biết tuổi tên”

+ Những câu thơ trên làm nổi bật được phong cách thơ Chế Lan Viên: giàu sức triết lý, suy tưởng.

- Câu thơ 2:

“ Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

+ Tính triết lí đậm sâu kết hợp với giọng thơ da diết mềm mại tạo nên nét đặc trung rất riêng của thơ Chế Lan Viên

+ Câu thơ rất đa nghĩa:

  • Người mẹ hóa thân vào cánh cò cũng mang trên mình bao sự hi sinh, nhọc nhằn để nuôi con đến ngày lớn khôn, trưởng thành. Và cánh cò ấy bây giờ vẫn luôn dang rộng vòng tay để chở che cho con.
  • Tác giả khẳng định hình tượng con cò vẫn luôn vỗ cánh đi hết chiều dài câu thơ như đi hết chiều dài cuộc đời con. Hình ảnh con cò ẩn chứa trong những lời hát ru của mẹ, chở đầy sức nặng của tình mẫu tử sẽ là một hành trang không thể thiếu năng bước con vào đời. Lời ru ẩy sẽ vang mãi với con, sống mãi với dân tộc Việt Nam như tiếng lòng của bao bà mẹ Việt.

Có thể liên hệ đến những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Duy:

                             “ Nghìn năm trên dải đất này

                                Cũ sao được cánh cò bay la đà

                                Cũ sao được sắc mây xa

                                Cũ sao được khúc dân ca quê mình!”

 

Câu 5. Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào đến việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ?

- Thể thơ tự do, các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru.

- Ngắt nhịp rất đều đặn như nhịp vỗ về của người mẹ cho đứa con mau chóng vào giấc ngủ. Do vậy lời thơ giống như những lời ru da diết đem đến cảm giác thân quen, ấm áp cho người đọc.

- Lời thơ mang màu sắc triết lí, biểu tượng,


 II. LUYỆN TẬP:

Câu 1. Đối chiếu bài Con cò với Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và chỉ ra cách vận dụng lời ru ở mỗi bài thơ.

* Giống: 2 bài thơ, 2 phong cách nhưng vẫn đồng điệu với nhau ở một số điểm như sau:

      + Về mặt nội dung, cả hai bài thơ đều hướng tới khắc họa chân dung am lũ, tần tảo và ngợi ca phẩm chất yêu thương, hết lòng vì con của mẹ.

       + Về hình thức: hai bài thơ đều điệp khúc ba lần, lối ru có nét giống nhau, sử dụng nhiều thủ pháp lặp, nhân hóa,…

* Khác: Đối chiếu hai bài thơ với nhau ta nhận ra những nét khác nhau như sau:

      + Ở bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, Nguyễn Khoa Điềm sử dụng đan xen lời trò chuyện cùng em bé với giọng điệu gần gũi như lời ru lại vừa có lời ru trực tiếp của người mẹ. Trong lời ru của người mẹ chứa đựng bao tâm sự yêu thương với con, với bộ đội, làng bản, đất nước đồng thời cũng gửi gắm những khát khao, mong ước qua giấc mơ của con.

Về mặt nghệ thuật, do có sự đan xen giữa 2 tiếng nói( lời ru tác giả và lời ru của mẹ) nên nhịp điệu bài thơ là sự hòa thanh, hòa điệu rất mới lạ, tạo nên âm hưởng của một khúc hát ru êm đềm, nhẹ ngàng, lắng sâu. Diếp khúc “ Ngủ ngoan acay ơi, ngủ ngoan acay hỡi” vâng lên ba lần nhưng không hề trùng lặp mà khiến cảm xúc được phát triển.

      + Trong bài thơ “Con cò”,  Chế Lan Viên đã vận dụng từ hình ảnh con cò trong ca dao, trong lời hát ru của bà của mẹ ngày thơ ấu bên cánh võng thành biểu tượng cho tình mẹ, cho tình thương mẹ dành cho con vô bờ bến như câu hát theo con suốt chặng đường đời. Hình tượng con cò không bê y nguyên từ ca dao ra mà được phát triển, mở rộng ý nghĩa qua mỗi đoạn thơ để bộc lộ chủ đề, tư tưởng tác phẩm: ca ngợi tình mẹ và ý nghĩa lời ru đối với mỗi cuộc đời. con người.

Về nghệ thuật, tác giả vận dụng thành công chất liệu ca dao, có những biến tấu tinh tế và sáng tạo. Giọng điệu của bài thơ bên cạnh chất ngọt ngào, da diết thì còn mang đậm màu sắc suy tưởng, triết lí.

Câu 2. Viết đoạn văn bình những câu thơ

“ Dù ở gần con …. theo con”

Đoạn thơ gửi gắm tâm sự của người mẹ đối với đứa con thân yêu của mình: Dù khoảng cách địa lí có gần hay xa, dù cuộc đời ngoài kia có bao nhiêu bão giống thì mẹ vẫn luôn ở bên theo sát để nâng đỡ, vỗ về cho con. 3 câu thơ đầu tiên khái quát những khoảng cách có thể xảy ra giữa hai mẹ con trong cuộc sống

                              “Dù ở gần con

                                Dù ở xa con

                                Lên rừng xuống bể “

Cặp từ đối nghĩa “gần- xa” và thành ngữ “lên rừng xuống bể” nhằm ẩn dụ cho khoảng cách thời gian và không gian khác biệt. Để từ đó khẳng định rằng dù có bao nhiêu xa xôi, cách trở, trái tim mẹ vẫn đập những nhịp đập vì con

                               “Cò sẽ tìm con

                                 Cò mãi yêu con”

Câu thơ sử dụng rất thành công thủ pháp điệp làm cho nhịp thơ uyển chuyển, linh hoạt, rất gần với những điệu hát ru. Qua câu thơ ta thấy được hình ảnh “con cò” chở tải ý nghĩa biểu tượng cho tình mẹ, lúc nào cũng đến với con trong suốt cả cuộc đời. Dù có bao cách trở xa xôi, dù có bao hiểm nguy hay gian lao, thì mẹ vẫn luôn ở đây và như bây giờ, yêu thương, chở che cho con đi hết chặng đường đời. Đọc đoạn thơ, ta thật sự xúc động trước những triết lý tình mẹ mà tác giả gửi gắm để rồi ta mới thấy dù cuộc đời ngoài kia có sóng gió bao nhiêu, hiểm nguy cỡ nào vẫn luôn có nơi để ta nương náu, để yêu thương, chở che vỗ về ta, nơi ấy được gọi bằng một tiếng thật thân thương - “mẹ”


Soạn bài Con cò (hay nhất)

Câu 1. Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì?

- Con cò là hình ảnh bao trùm toàn bài thơ. Đó là biểu tượng cho tình cảm cho sự nhọc nhằn, vất vả, thân cò gầy guộc nhưng vẫn hết lòng vì con. Được thể hiện rõ nét qua lời ru âu yếm mong con luôn vui và hạnh phúc của mẹ.

Câu 2. Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ?

- Đoạn 1: Hình ảnh con cò qua lời ru của mẹ từ khi con còn thơ ấu

- Đoạn 2: Hình ảnh con cò trong lời ru của mẹ theo con trên mỗi chặng đường đời của một đời người.

- Đoạn 3: Từ hình ảnh con cò suy ngẫm về những đạo lý, quan niệm sống  qua lời ru và tình cảm của mẹ dành cho con.

Câu 3. Trong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao nào được vận dụng? Nhận xét về cách vận dụng ca dao của tác giả?

 Âm điệu của ca dao thường được sử dụng nhiều trong thơ ca, hay đưa hình ảnh con cò vào thơ ca. Tuy nhiên, ở đây Chế Lan Viên chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi lại những câu ca dao khác. Gợi tả không gian rộng lớn, khung cảnh quen thuộc của cuộc sống thời xưa, từ làng quê đến phố xá, gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, cuộc sống bình yên không có biến động. Con cò tượng trưng cho những người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn, vất vả, lặn lội kiếm sống. Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với con một cách vô thức. Đây là những bước đầu tiên đi vào thế giới tâm hồn của con. Mẹ nhắn nhủ với con: Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa rất vất vả nhọc nhằn, lặn lội kiếm sống thường gặp rủi ro, hoạn nạn. Còn bây giờ con có mẹ con chơi rồi lại ngủ. Người mẹ coi con như những con cò đáng thương trong ca dao, người mẹ thương con mình bé dại chưa biết gì về cuộc đời vất vả, gian nan. Mẹ không chỉ khuyên nhủ con người mà còn gieo vào lòng con một niềm tin vào cuộc đời “Sữa mẹ nhiều con ngủ chẳng phân vân”.

Câu 4. Ở bài thơ này có những câu thơ mang tính khái quát. Ví dụ:

- Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

- Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi

Em hiểu như thế nào về những câu thơ trên?

 Những câu thơ trên thể hiện phong cách thơ độc đáo của Chế Lan Viên, đậm chất triết lý. Nhà thơ khái quát một quy luật của cuộc đời, một triết lý không thể thay đổi dù con lớn vẫn là con của mẹ. Con cò là biểu trưng cho tấm lòng của người mẹ. Thể hiện niềm tin, sự kì vọng lớn lao của mẹ vào cuộc đời của con. Hình ảnh con cò đã biến đổi và phát triển về ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh con cò trong ca dao là biểu tượng cho cuộc đời vất vả, nhọc nhằn từ ngày xưa. Con cò trắng, cánh cò trắng biểu tượng cho ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người. Đến đoạn này con cò trở thành biểu tượng cho tấm lòng người mẹ đối với cuộc đời của mỗi đứa con. Thể hiện ý nghĩa cả lời ru và tình thương yêu của mẹ đối với cuộc đời của mỗi con người. Mang lại những triết lý sâu sắc, ý nghĩa.

Câu 5. Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ?

- Thể thơ tự do giúp tác giả dễ dàng thể hiện được cảm xúc chân thật nhất, cảm xúc dễ dàng biến đổi.

- Sử dụng các câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, cách lặp gợi âm hưởng cho lời ru ngân nga.

- Giọng điệu thơ mang âm điệu trìu mến thể hiện triết lý sâu sắc

- Bài thơ sử dụng sáng tạo ca dao, nghệ thuật tạo hình ảnh giàu tình cảm, giàu triết lý sâu sắc.

- Từ đó ca ngợi sâu sắc và thể hiện chân thành tình yêu của mẹ và lời ru của mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.

*) Tổng kết: Lời ru của mẹ đã mở ra những con đường tình cảm đầu tiên đến với cuộc đời con. Con dù lớn vẫn là con của mẹ, đối với mẹ con luôn là đứa trẻ bé bỏng. Tình thương yêu nồng nàn, tha thiết của mẹ là thứ tác giả muốn gửi gắm và truyền lại cho con.


Tổng kết bài Con cò

Soạn bài Con cò | Soạn văn 9

Các bài viết liên quan bài thơ Con cò:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 01/05/2021

Câu hỏi thường gặp

Đánh giá độ hữu ích của bài viết

😓 Thất vọng
🙁 Không hữu ích
😐 Bình thường
🙂 Hữu ích
🤩 Rất hữu ích

Tham khảo các bài học khác

image ads