logo

Soạn bài: Con cò (ngắn nhất)

Hướng dẫn Soạn bài Con cò ngắn nhất. Với bản soạn văn 9 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.


Khái quát bài thơ Con cò

Soạn bài: Con cò (ngắn nhất) | Soạn văn 9 ngắn nhất – TopLoigiai


Soạn bài: Con cò (ngắn nhất)


Câu 1 (trang 48 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Con cò xuất phát ban đầu là những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Hình tượng ấy mang ý nghĩa cuộc sống thời xưa nhịp nhàng, thong thả, cũng là chân dung những con người chân yếu tay mềm, ngày đêm nhọc nhằn. Cứ như thế, con cò đi từ câu hát vào cuộc đời và say sưa trong tâm hồn tuổi ấu thơ một cách vô thức. Đây là khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn con người những lời ru của ca dao, qua đó là điệu hồn của dân tộc, nhân dân.


Câu 2 (trang 48 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn:

- Phần 1: Đoạn I: Con cò là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của mẹ

- Phần 2: Đoạn II : Hình ảnh con cò biểu tượng cho lòng mẹ dịu dàng, bền bỉ với con

- Phần 3: Đoạn III: Từ hình ảnh con cò suy nghĩ và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ

Ý nghĩa biểu trưng của con cò có sự vận động theo từng khổ thơ. Hình tượng đi từ câu ca dao xưa vào tiềm thức tuổi thơ, biểu tượng cho lòng mẹ dịu dàng, bền bỉ với con đồng thời là biểu trưng cho tấm lòng thương yêu của người mẹ sẽ dõi bước con trên suốt chặng đường đời.


Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng những câu ca dao:

- “Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”

- “Con cò bay lả bay la

Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng”

- “Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao.

  Ông ơi! ông vớt tôi nao,

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng.

  Có xáo thì xáo nước trong,

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

Tác giả đã lấy cái thần của ca dao để gieo phần hồn cho thơ, vận dụng những thân thuộc, giản dị làm nên chiều sâu trong tâm hồn và nâng tầm triết lý.


Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2)

- Triết lí của trái tim khẳng định tình mẫu tử bền chặt, sắt son, không gì có thể thay đổi. Tấm lòng người mẹ luôn dõi theo, yêu thương, chăm sóc, dịu dàng, bền bỉ bên con trong suốt cuộc đời.  

- Câu thơ cuối trở lại với âm hưởng của lời ru  và đúc kết hình tượng con cò trong những lời ru ấy. Quy luật cuộc đời lá già phải rụng, mẹ già rồi cũng sẽ bay xa, mẹ cũng tựa như cánh cò trắng kia, một ngày nào đó, sẽ bay qua cuộc đời con rất nhanh.

Câu 5 (trang 48 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2):

Thể thơ 8 chữ với hệ thống cảm xúc chuyển đổi linh hoạt. Giọng điệu suy ngẫm có cả triết lí làm bài thơ không chỉ cuốn người đọc vào sự êm ái mà còn hướng nhiều hơn đến suy ngẫm, phát hiện.


Luyện tập

Câu 1 

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Con cò

Bài thơ vừa trò chuyện với em bé với giọng điệu gần như lời ru lại vừa có những câu hát ru trực tiếp từ người mẹ

Tác giả gợi lại điệu hát ru trong ca dao

Khúc hát ru biểu hiện sự thống nhất giữa tình yêu con với tình yêu cách mạng, với lòng yêu nước và ý chí chiến đấu

Ngợi ca tình mẫu tử cao quý, khẳng định giá trị của lời ru trong hành trình phát triển của con người

Câu 2 

“Dù ở gần con,

…….

Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con”

Các từ “dù” , “vẫn” vừa mang tính khẳng định cao vừa đem đến chiều sâu triết lí cho câu thơ. Quả đúng, cao hơn cả núi, dài hơn cả sông, rộng hơn cả đất, xanh hơn cả trời, ấy chính là lòng mẹ thương con. Dưới góc nhìn của mẹ, con dù có lớn hay trưởng thành, làm gì, thành đạt đến đâu chăng nữa, con vẫn là con mẹ, vẫn đáng yêu, dễ thương, vẫn cần chở che, luôn là niềm tự hào, niềm tin và hy vọng của mẹ. Từ việc thấu hiểu tấm lòng mẹ, tác giả nâng tầm khái quát một quy luật tình cảm mang

Các bài viết liên quan bài thơ Con cò:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác