logo

Soạn bài: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

Hướng dẫn soạn bài Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten để thấy được những điểm khác nhau cơ bản giữa chó sói và cừu thông qua cái  nhìn của khoa học và nghệ thuật, đồng thời thấy được tài năng của La Phông-ten trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật độc đáo.


Soạn bài: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (chi tiết)

Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten | Soạn văn 9

Câu 1. Xác định bố cục 2 phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

-    Tác phẩm gồm có 2 phần chính:

+ Phần đầu (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.

+ Phần còn lại: cách thể hiện hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.

- Đối chiếu 2 phần trên với nhau:

Trong cả 2 đoạn trên, với mục đích làm nổi bật các hình tượng cừu và chó sói trong thơ La Phông-ten, tác giả đều sử dụng trích dẫn về những đặc tính của hai hình tượng ấy theo kiến giải của nhà khoa học Buy - phông. Mạch lập luận trong cả hai phần cũng tương đối giống nhau, theo trật tự ba phần: hình ảnh con vật ấy dưới ngòi bút của La-phông-ten - hình ảnh loài vật ấy được miêu tả như thế nào dưới ngòi bút của Buy-phông – vẫn là miêu tả loài vật ấy nhưng là dưới góc nhìn của La-phông-ten.

Nét đặc biệt ở phần thứ nhất là hình ảnh con cừu trong thơ La Phông – ten đã được nhà văn khắc họa qua một đoạn thơ cụ thể. Bằng cách khắc họa như thế con cừu đã vượt ra ngoài hình ảnh một loài vật thông thường mà trở nên có hồn, sinh động và dễ thu hút độc giả hơn.

Câu 2. Nhà khoa học Buy-phông nhận xét về loài cừ, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến” sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của loài sói?

- Cách viết về sói và cừu của Buy – phông không dựa theo cảm quan thông thường mà dựa trên những nghiên cứu, quan sát bằng quan điểm của một nhà khoa học, các chi tiết đều giống như trong đời thực.

+ Ví dụ khi miêu tả loài cừu, ông tập trung lý giải tính cách “ngu ngốc và sợ sệt” của chúng dựa vào tập quán sinh hoạt tự nhiên như “tụ tập thành bầy”, “chỉ một tiếng động nhỏ bất thường cũng làm chúng nháo nhào co cụm lại với nhau” hay lý giải tính cách “đần độn” bằng hành động “ở đâu là cứ đứng nguyên ở đấy, ngay dưới trời mưa, trong tuyết rơi”, “cứ đứng lỳ ra”, chỉ đi khi con đầu đàn di chuyển nhưng đến cả con đầu đàn – thường được xem như vị chỉ huy có chức năng định hướng, dẫn đầu cả đàn cũng vô cùng mất phương hướng đến mức “ỳ ra cùng với cả đàn nếu không bị gã chăn cừu thôi thúc hoặc bị chó xua đi”.

+ Buy-phông cũng áp dụng cái nhìn khoa học khi lý giải đặc tính của loài sói. Buy-phông miêu tả tính cách “lặng lẽ và cô đơn” bằng tập tính đơn độc, không theo đàn của sói. Sói “thù ghét sự kết bạn”, một bầy sói chỉ tụ hội với nhau khi đó là  “bầy sói chinh chiến, ồn ào ầm ĩ với những tiếng la hú khủng khiếp… Khi cuộc chinh chiến đã xong, chúng lại mỗi con một nơi và quay về với sự lặng lẽ và cô đơn của chúng”. Từ những đặc trưng đó, Buy- phông kết luận lại ở loài sói là “Bộ mặt lấm lét, dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rung rợn, mùi hôi gớm ghiếc, bản tính hư hỏng, cái gì cũng làm ta khó chịu,…”

- Ông không nói đến "sự thân thương của loài cừu" cũng như "nỗi bất hạnh của loài sói" bởi khoa học không hề có những chứng cứ, dẫn chứng xác đáng nào chứng minh những đặc điểm trên là có thực. Sở dĩ có những đặc điểm đó là do quá trình “nhân cách hóa” mà chúng ta cố gắn cho những loài vật ấy chứ chúng không hề xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.

Câu 3. Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông-ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

Hình tượng con cừu được xây dựng vô cùng đặc biệt, không phải là con cừu đang thong thả gặm cỏ trên cánh đồng yên bình, cũng không phải là con cừu đang vui đùa bên đồng loại của mình. Đây là chú cừu đang rơi vào hoàn cảnh sự sống – cái chết trong gang tấc khi phải đối diện với chó sói trên bờ suối. Từ hoàn cảnh éo le đó mà tính cách hiền lành, nhỏ nhẹ và có phần nín nhịn, cam chịu của loài cừu được bộc lộ. Đó có thể là thiên tính đặc trưng của loài vật này. Qua ngòi bút nhân hóa tài tình của tác giả, không chỉ cừu mà cả chó sói cũng hiện lên vô cùng sống động.

Sự nhân hóa hình tượng 2 loài vật được thể hiện ở một số điểm sau:

- Nhân hóa giọng cừu “ Giọng chú cừu non mới buồn rầu và dịu dàng làm sao”

- Xây dựng 2 tình huống nhằm tạo nên màn đối đáp giữa sói và cừu và để cừu thanh minh:

+ Nơi cừu uống nước “ Hơn hai chục bước cách xa dưới này” => Cừu không thể khuấy động nguồn nước của sói được

+ Thời điểm năm ngoái là khi cừu chưa ra đời => Cừu không thể nói xấu sói được.

=> Như vậy qua nghệ thuật nhân hóa đó, La Phông-ten đã khắc họa rất thành công hình ảnh 1 chú cừu hiền dịu, nhút nhát và chó sói hung dữ, nham hiểm,…

Câu 4. Chó sói có mặt trong nhiều bài thơ ngụ ngôn của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói và cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác)

Chó sói là hình tượng được xây dựng nhiều trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten như: Chó sói và chó nhà, Chó sói và Cò, Chó sói trở thành gã chăn
Ông xây dựng hình tượng đó dựa trên đặc tính vốn có của loài sói - săn mồi. Từ đó, tác giả thường khái quát thành 2 đặc tính, cũng là 2 luận điểm khi khắc họa hình tượng chó sói

- LĐ 1: Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên luôn trong tình trạng đói meo).

- LĐ 2: Chó sói còn là một kẻ đáng ghét (vì sự đói khát đó mà nó làm hại đến người khác).

Soi chiếu 2 luận điểm trên vào thơ ngụ ngôn của La Phông- ten, ta có thể làm rõ hơn 2 đặc tính của loài sói như sau:    

 + Chó sói là kẻ đáng cười: Nhà thơ xây dựng hình tượng một con sói không kiếm nổi miếng ăn, phải đi tìm mồi trong tình trạng gầy trơ xương. Mỗi lý do nó đưa ra đều ngu ngốc đến mức bị chính con mồi của mình bắt bẻ mà không cãi lại được => Hài kịch của sự ngu ngốc

 + Chó sói là kẻ đáng ghét: Nó rắp tâm làm hại tới cừu non. Tuy khao khát được ăn thịt cừu nhưng lại mong muốn che địa dã tâm xấu xa bằng cách kiếm cớ để trừng phạt chú cừu tội nghiệp => Bi kịch của sự độc ác.


Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten (hay nhất)

Chó sói là động vật hung dữ, gian xảo và mồi được chúng yêu thích là những chú cừu non trắng trẻo hấp dẫn. Từ những đặc tính chân thật đó, La phông – ten đã đưa hai con vật vào truyện ngụ ngôn và nhân hóa tính cách của chúng như những con người. Đó là nét riêng, là góc nhìn nghệ thuật mới lạ của tác giả.

Câu 1. Xác định bố cục hai phần của bài nghị luận văn chương này và đặt tiêu đề cho từng phần. Đối chiếu các phần ấy để tìm ra biện pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại.

Phần 1: Từ đầu đến “tốt bụng như thế” hình tượng con cừu trong thơ ngụ ngôn của La – Phông Ten.

Phần 2: Còn lại: Hình tượng con chó sói trong thơ ngụ ngôn của La – Phông Ten.

 Qua sự đối chiếu các phần thấy được phương pháp lập luận giống nhau và cách triển khai khác nhau không lặp lại. Trong cả hai đoạn nhằm làm nổi bật các hình tượng cừu và chó sói đều lập luận bằng cách nhận ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy – phông để so sánh.

Câu 2. Nhà khoa học Buy – phông nhận xét về loài cừu, loài chó sói căn cứ vào đâu và có đúng không? Tại sao ông không nói đến “sự thân thương” của loài cừu và “nỗi bất hạnh” của chó sói?

Loài cừu: sợ sệt, nhút nhát, đần độn, luôn trốn tránh sự nguy hiểm, không cảm thấy tình huống nguy hại cứ ì ra. Không đề cập đến tình mẫu tử thân thương, bởi lẽ đó là đặc điểm chung của muôn loài.

Chó sói: Thích thói quen sống cô độc, thói quen bầy đàn, khi sống và khi tấn công con mồi, đó là quy luật chung của loài sói. Tác giả khái quát chung về loài sói từ bộ mặt lấm lét, đến dáng vẻ hoang dã, tiếng hú rùng rợn, bản tính hư hỏng…

Câu 3. Để xây dựng hình tượng con cừu trong bài Chó sói và cừu non, nhà thơ La Phông – ten lựa chọn khía cạnh chân thực nào của loài vật này, đồng thời có những sáng tạo gì?

Tác giả tả chính xác, khách quan về loài vật này trên sự quan sát tỉ mỉ, nghiên cứu, phân tích để khái quát lại những đặc tính của loài. Miêu tả với những quan sát tinh tế nhất, xuất phát từ trái tim, tình cảm. Miêu tả một cách phong phú, đó là đặc điểm bản chất của sáng tạo nghệ thuật. Ông viết về 2 con vật nhưng để giúp người đọc hiểu hơn về đạo lý của con người. Từ những loài vật dựa trên những đặc tính chân thật của nó và nhân hóa thành nhân cách của con vật giống như con người vậy.

Câu 4. Chó sói có mặt nhiều trong bài thơ của La Phông-ten. Chứng minh rằng hình tượng chó sói trong bài cụ thể Chó sói và cừu non không hoàn toàn đúng như nhận xét của Ten, mà chỉ phần nào có thể xem là đáng cười (hài kịch của sự ngu ngốc), còn chủ yếu lại là đáng ghét (bi kịch của sự độc ác).

 Chó sói trong mắt cừu non là bạo chúa nhưng chúng cũng đáng thương chẳng kém gì. Nó là tên cướp nghèo đói, khổ cực, đơn độc, hay bị đói và bị ăn đòn. Tác giả xây dựng hình tượng chó sói dựa trên những đặc tính vốn có của loài là săn mồi, ăn tươi nuốt sống những con vật yếu hơn mình. Chó sói là tích lũy của mọi sự căm phẫn, ruồng bỏ, ghen ghét, ngay cả đồng loại của nhau cũng đáng ghét. Chúng cũng có mặt đáng cười nếu chúng ta suy diễn vì nó ngu ngốc, nhưng chủ yếu nó vẫn là con vật đáng ghét, gian xảo, hống hách.

*) Tổng kết: Từng con vật đã được hiện ra chân thực, rõ nét theo mạch lập luận có trình tự của tác giả. Tác giả muốn nêu bật lên đặc trưng sáng tác nghệ thuật là in đậm dấu ấn cách nhìn, cách nghĩ riêng của nhà văn.


Tổng kết bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten

Soạn bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten | Soạn văn 9

Các bài viết liên quan bài Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông-ten:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác