logo

Soạn văn 6 VNEN Bài 33: Ôn tập cuối năm


Soạn văn 6 VNEN Bài 33: Ôn tập cuối năm


A. Hoạt động khởi động

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Nêu tên một số truyện đã học ở lớp 6. Kể tóm tắt nội dung một truyện mà em yêu thích.

Lời giải:

- Một số truyện đã học ở lớp 6: Bài học đường đời đầu tiên, Sông nước Cà Mau, Bức tranh của em gái tôi, Vượt thác, Buổi học cuối cùng.

- Tóm tắt truyện Bức tranh của em gái tôi: Đó là câu chuyện của hai anh em Kiều Phương (còn gọi là Mèo). Mèo hay nghịch ngợm. Khi cả nhà phát hiện năng khiếu vẽ của Mèo thì người anh rơi vào trạng thái mặc cảm, hay gắt gỏng với Mèo. Bất ngờ, bức tranh đoạt giải của Phương khiến người anh vỡ òa, ân hận, xấu hổ nhận ra tấm lòng nhân hậu của em. Bức tranh đó là hình người anh trong mắt cô em gái.

Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Nêu tên một số bài thơ đã học ở lớp 6. Đọc hoặc ngâm một đoạn hoặc một bài trong số đó.

Lời giải:

Một số bài thơ đã học ở lớp 6: Đêm nay Bác không ngủ, Lượm.


B. Hoạt động hình thành kiến thức

Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Khái quát hóa kiến thức về thể loại văn học:

Câu a (trang 116 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Truyện kể dân gian chủ yếu do ai sáng tác và lưu truyền (chọn ý đúng nhất):

   A. Những người lao động bình dân

   B. Các nhà nho thời phong kiến

   C. Các nhà văn trong thời kỳ

   D. Các ông vua

Lời giải:

   A. Những người lao động bình dân.

Câu b (trang 116 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Truyện kí trung đại có những đặc điểm gì nổi bật? (chọn ý đúng nhất)

   A. phản ánh sự kiện lịch sử

   B. phản ánh mâu thuẫn xã hội

   C. đề cao đạo lý làm người

   D. thể hiện mơ ước của nhân dân

Lời giải:

   D. thể hiện mơ ước của nhân dân

Câu c (trang 116 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Truyện kí hiện đại giống và khác truyện kí trung đại ở những đặc điểm nào?

Lời giải:

Giống nhau: Chúng đều thuộc loại hình tự sự, có người kể chuyện, ngôi kể thứ nhất hoặc thứ ba.

Khác nhau:

   - Truyện kí hiện đại: phần lớn dựa vào sự tưởng tượng, sáng tạo của tác giả trên cơ sở quan sát, tìm hiểu đời sống thực, có cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, lời kể.

   - Truyện kí trung đại: Kể về những gì có thật, thường không có cốt truyện, có khi không có cả nhân vật.

Câu d (trang 116 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Trong các bài thơ hiện đại đã học ở lớp 6 em thích bài thơ nào? Vì sao?

Lời giải:

Em thích bài Lượm bởi bài thơ năm chữ thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời không ngại khó ngại gian khó của chú bé liên lạc đáng yêu.

Câu 2 (trang 117, 118 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Củng cố một số nội dung của các văn bản đã học.

Câu a (trang 117 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Thực hiện các bài tập trắc nghiệm sau:

(1) Đặc điểm nghệ thuật nổi bật của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” (trích Dế Mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài) là gì (chọn ý đúng)

   A. Lối kể chuyện lôi cuốn

   B. Cách miêu tả sinh động hấp dẫn

   C. Khả năng quan sát tinh tế ngôn ngữ trong sáng gần với cuộc sống

   D. Thể hiện tư tưởng bảo vệ thiên nhiên

(2) Truyện Bức tranh của em gái tôi đã cảnh tỉnh mọi người điều gì?

   A. Cần quan tâm đến những người em gái

   B. Cần có tấm lòng trong sáng hồn nhiên nhân hậu (như nhân vật người em gái)

   C. Không nên ích kỷ (như nhân vật người anh trai)

   D. Cần tin tưởng vào tài năng và đạo đức của người khác

(3) Hình tượng cây tre trong bài thơ Cây tre Việt Nam là ẩn dụ tượng trưng cho điều gì?

   A. Tình cảm gắn bó giữa người với người

   B. Sự gần gũi thân thuộc giữa con người với thiên nhiên

   C. Tâm hồn, cốt cách của con người Việt Nam

   D. Cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước Việt Nam

(4) Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay bác không ngủ được miêu tả vào thời điểm nào?

   A. Trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám năm 1945

   B. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp

   C. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Mỹ

   D. Trong những năm đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc

(5) Dòng nào miêu tả đúng và đủ nhất chân dung của chú bé liên lạc trong bài thơ Lượm của Tố Hữu?

   A. Khỏe mạnh, hoạt bát, vui tươi

   B. Nhí nhảnh, hồn nhiên, gan dạ

   C. Bé nhỏ, đáng yêu

   D. Anh hùng, bất khuất

Lời giải:

   (1) C

   (2) A, B, C, D

   (3) C

   (4) B

   (5) B

Câu b (trang 117 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Qua cả các truyện dân gian và truyện trung đại đã học ở kì 1, hãy viết đoạn văn (khoảng 10- 15 dòng) nêu suy nghĩ của em về đạo lý tình nghĩa của con người Việt Nam.

Lời giải:

Người Việt Nam, ở góc độ nào luôn chan chứa tình thương người, lòng bao dung. Thông qua các tác phẩm dân gian và tác phẩm trung đại, ta thấy được đạo lý nghĩa tình Việt Nam ấm áp. Đó là sự đoàn kết, sự gắn bó thiết tha giữa con người – con người, con người - động vật. Những câu chuyện về sự hi sinh của con người vì tình yêu quê hương đất nước, ta thấy được tình nghĩa người Việt Nam vừa chân chất, thật thà, ngay thẳng, luôn yêu thương đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau hướng đều nhân mĩ, những điều tốt đẹp. Các tác phẩm dạy chúng ta cách sống cách làm người. Những câu chuyện truyền lại cho con cháu đời sau, nối tiếp qua nhiều thế hệ.

Câu c (trang 118 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Qua các văn bản Sông nước Cà Mau, Vượt thác, Cô Tô,.... đã học ở kì 2. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10- 15 dòng) nêu suy nghĩ và cảm xúc của em về sự giàu có và tươi đẹp của thiên nhiên Việt Nam

Lời giải:

Đọc Sông nước Cà Mau, đọc Vượt thác, Cô Tô,.... ta nhận ra đất nước mình có bao cảnh tươi đẹp. Thiên nhiên là món quà tuyệt vời mà tạo hóa ban phát, và Người đã ưu ái cho Việt Nam bao cảnh đẹp như thế. Nhìn kìa những rạch sông ngòi chằng chịt, những rừng đước trải dài vùng Cà Mau. Rồi cả những con thác hiền hòa mà thác ghềnh, những vùng biển đảo hoàn mỹ như Cô Tô.Vậy đó, Việt Nam giàu đẹp quá, chúng ta hãy trân trọng hơn những giá trị thiên nhiên đã ban tặng.

Câu 3 (trang 118 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Cùng cố một số kiến thức Tiếng Việt

a. Phương án nào đúng khi nói về các thành phần chính của câu?

   A. Chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ

   B. Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ

   C. Chủ ngữ, vị ngữ

   D. Chủ ngữ, vị ngữ, định ngữ

b. Mô hình cấu trúc so sánh nào đúng và đủ nhất

   A. Từ ngữ + là (bằng, như) + từ ngữ

   B. Từ ngữ + hơn (kém) + từ ngữ

   C. Danh từ + như + danh từ

   D. Vế chỉ sự vật được so sánh + từ so sánh + vế chỉ sự vật dùng để so sánh

c. Dòng nào nêu đúng đặc điểm của phép nhân hóa?

   A. Miêu tả vật như con người

   B. Nói quá lên nhân lên

   C. Miêu tả hết sức sinh động, có hồn

   D. Miêu tả hết sức ví von, bóng bẩy

d. Ẩn dụ khác hoán dụ như thế nào? (Khoanh tròn vào đáp án đúng. Chú ý dấu gạch chéo: ẩn dụ/ hoán dụ)

. lấy tên sự vật này để gọi tên sự vật khác trên cơ sở giống nhau/ khác nhau

   B. lấy tên sự vật này để gọi tên sự vật khác trên cơ sở giống nhau/ gần nhau

   C. Giúp cho việc miêu tả sinh động, có hồn/ không sinh động, có hồn

   D. Giúp cho việc bộc lộ tình cảm kín đáo/ không kín đáo

Lời giải:

   a. C

   b. D

   c. A

   d. B

Câu 4 (trang 118 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Củng cố một số kiến thức tập làm văn:

Chọn một trong các đề sau, viết các ý chính vào vở bài tập:

a. Kể lại một câu chuyện mà em đã đọc hoặc được chứng kiến/ tham gia.

b. Miêu tả một cảnh đẹp trên quê hương em hoặc tại một nơi khác mà em được chứng kiến.

Lời giải:

Miêu tả cánh đồng lúa chín trên quê hương em.

Một vài đặc điểm chú ý miêu tả:

- Bao quát: cánh đồng lúa mênh mông, trải dài, trùm khắp vùng rộng lớn một màu vàng ươm vương mùi lúa – cảnh tượng đẹp đến lạ kỳ.

- Con người: nắng lên, người dân xô đến đồng và thu hoạch lúa, ai cũng vui mừng vì năm nay được mùa.

- Cây lúa: Bông lúa nặng trĩu vừa lặng mình qua 1 đêm sương, đến khi nắng lên vẫn đọng lại những giọt sương, nắng chiếu qua tỏa tia sáng vô cùng đẹp.

- Châu chấu, cào cào, chim ríu rít và nhảy quanh lúa, một cảnh tượng thật vui nhộn.


C. Hoạt động luyện tập


D. Hoạt động vận dụng

Câu 1 (trang 118 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Nêu suy nghĩ và cảm xúc của em về hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ.

Lời giải:

Một số ý cần triển khai:

- Vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

- Người Cha mái tóc bạc dịu hiền: có tình thương bao la, nhân ái, chăm sóc, lo lắng cho bộ đội và nhân dân như các con của mình.

- Hình ảnh Bác cụ thể: mái tóc, chòm râu, ngọn lửa, bóng Bác cao lồng lộng, cử chỉ hành động (đốt lửa, dém chăn, nhón chân… )

- Bài thơ thay cho tiếng lòng của những người Việt Nam: thương Bác, yêu kính, cảm phục với vị lãnh tụ, với người cha già.

Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Từ bài Cây tre Việt Nam của Thép mới, hãy trao đổi với người thân về tâm hồn, cốt cách của con người Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Lời giải:

Tâm hồn, cốt cách con người Việt Nam trong thời đại ngày nay:

- Chăm chỉ, cần cù, nhẫn nại.

- Mộc mạc, nhũn nhặn, thủy chung.

- Ngay thẳng, can đảm, thanh cao, bất khuất, kiên cường, vươn lên.

- Khả năng thích ứng dẻo dai.

Câu 3* (trang 119 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 em cảm thấy hứng thú nhất đối với bài học phần học nào? Vì sao?

Lời giải:

Em hứng thú với các bài đọc hiểu văn bản. Đặc biệt là Buổi học cuối cùng. Tác phẩm khiến em rất xúc động với cảnh tượng buổi học tiếng Pháp cuối cùng của thầy Ha

- men, của cậu bé Phrăng mải chơi. Có nhiều điều khiến em xót xa và tiếc nuối, từ đó mà hiểu rằng mình nên trân trọng những gì đã có, đang có.


E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Câu 1 (trang 119 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Sưu tầm một số mẫu đơn từ, tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa các mẫu từ đơn đó.

Lời giải:

- Học sinh có thể tìm các mẫu đơn:

   + Đơn xin nghỉ học

   + Đơn xin xác nhận hộ nghèo

   + Đơn xin việc

   + Đơn xin xét tốt nghiệp

   + Đơn xin chuyển trường học

   + Đơn xin miễn giảm học phí.

- Sự giống nhau giữa các mẫu đơn: Các mẫu đơn đều có phần đầu, phần cuối và thứ tự sắp xếp các mục trong đơn.

- Điểm khác nhau giữa các đơn: Có 2 loại đơn (Đơn theo mẫu và Đơn không theo mẫu):

   + Đơn theo mẫu: Phần kê khai về bản thân đầy đủ và chi tiết hơn: Phần nội dung chỉ ghi nguyện vọng, không ghi lý do.

   + Đơn không theo mẫu: Phần kê khai bản thân không quá chi tiết; Phần nội dung thường có cả 2 ý (Lí do viết đơn và mục đích gửi đơn)

Câu 2 (trang 119 sgk Ngữ văn 6 tập 2 VNEN). Tìm hiểu trên interet về giá trị của kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam.

Lời giải:

Giá trị kho tàng truyện kể dân gian Việt Nam:

- Truyện dân gian Việt Nam rất đa dạng: truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyền thuyết, truyện cười…

- Chúng mang tính giáo dục, dạy chúng ta biết đồng cảm, biết sẻ chia, đem đến các bài học cho thế hệ sau.

- Giúp con người hiểu thêm về nguồn gốc, lịch sử, cội nguồn cha ông mình.

- Truyền đạt thông điệp về văn hóa, giá trị truyền thống.

- Nuôi dưỡng trái tim và tâm hồn người Việt, đó là tuổi thơ của bao người.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác