logo

Soạn bài: Tính từ và cụm tính từ (chi tiết)


Soạn văn 6: Tính từ và cụm tính từ


I. ĐẶC ĐIỂM CỦA TÍNH TỪ

1. Các tính từ

a, bé, oai

b, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi, nhạt, héo

2. Một số tính từ khác: to, khỏe, yếu, nặng, nhẹ, dày , mỏng, tươi tắn, hồng hào, ...

→ Tính từ này thường chỉ màu sắc, tính chất, đặc điểm của sự vật, hoạt động, trạng thái.

3. So sánh tính từ với động từ:

- Động từ thường có khả năng kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ, đã, sẽ, đang, cùng... thì tính từ cũng có khả năng kết hợp với những từ ngữ  đã, sẽ, đang, cũng, vẫn,… hạn chế kết hợp với các từ hãy, chớ, đừng

- Vị từ có thể làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu nhưng so với động từ khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn.


II. CÁC LOẠI TÍNH TỪ

1.

Những tính từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ mức độ (rất, hơi, khá, lắm, quá...): bé, oai, nhạt, héo

Những từ không có khả năng kết hợp với từ chỉ mức độ: vàng hoa, vàng lịm, vàng ối, vàng tươi,

2. Giải thích:

- Các từ: bé, oai, nhạt, héo là những tính từ mang tính tương đối nên có thể kết hợp với các từ chỉ mức động

- Các từ: vàng hoe, vàng lịm, vàng tươi, vàng ối đều là những tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối nên không thể kết hợp với các từ chỉ mức độ


III. CỤM TÍNH TỪ

1. Mô hình cụm tính từ

Phụ trước

Trung tâm

Phụ sau

Vốn đã rất

Yên tĩnh

sáng

vằng vằng ở trên không

Nhỏ

lại

2. Những từ ngữ có thể làm phụ ngữ ở phần trước cụm tính từ: rất, vô cùng, vốn, đã, còn, đang...

Phần phụ sau: lắm, như…

Như vậy, trong cụm tính từ

+ Các phụ ngữ ở phía trước có thể biểu thị quan hệ thời gian; sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất; sự khẳng định hay phủ định;…

+ Các phụ ngữ ở phía sau có thể biểu thị vị trí; sự so sánh; mức độ, phạm vi hay nguyên nhân của đặc điểm, tính chất;…


IV. LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 155 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Các cụm tính từ:

- sun sun như con đỉa

- chần chẫn như cái đòn càn

- bè bè như cái quạt thóc

- sừng sững như cái cột đình

- tun tủn như cái chổi sể cùn

Trong cụm tính từ trên có các tính từ là sun sun, chần chẫn, bè bè, sừng sững, tun tủn đều là các tính từ chỉ sự tuyệt đối và các phụ ngữ phía sau thể hiện so sánh đặc điểm của “nó”

Bài 2 (trang 156 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

- Các tính từ trong câu trên đều là các từ láy nhằm nhấn mạnh, tạo thanh điệu cho câu văn, giúp người đọc người nghe dễ nhớ hơn.

- Các sự vật được đem so sánh với con voi như là con đỉa, cái đòn càn, cái quạt thóc, cái cột đình, cái chổi sể cùn , những sự vật này đều quen thuộc hằng ngày,  nhỏ bé, tầm thường so với thực tế đồ sộ của con voi. Cách so sánh của năm ông thầy thật thiếu khách quan không thấy sự lớn lao thoáng đạt của sự vật được so sánh.

→Qua đây ta thấy sự thiếu hiểu biết của năm ông thầy bói, các ông có cái nhìn và cách đánh giá phiến diện, thiếu khách quan, tổng thể. Điều này dẫn đến đánh giá sai sự thật, mang lại hậu quả lớn.

Bài 3 (Trang 156 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Những động từ dùng để miêu tả biển: gợn sóng, nổi sóng

-> Sự thay đổi động từ thể hiện mức độ tăng dần trạng thái của biển sau mỗi lần ông lão ra cầu xin cá vàng để thỏa mãn lòng tham không đáy của vợ

Ngoài ra, còn sử dụng các tính từ cũng thể hiện sự tăng tiến về tính chất của con sóng, đó là: êm ả →  dữ dội → mù mịt → ầm ầm

Đây là sự kết hợp của động từ và tính từ để tạo lên cụm động từ miêu tả sự thay đổi mạnh mẽ của con sóng. Điều này diễn tả thái độ của biển cả về sự đòi hỏi của mụ vợ lão đánh cá, lòng tham của mụ không hề dừng lại, mà tăng dần khiến biển cả phẫn nộ, thông qua thái độ của biển này để diễn tả thái độ với những kẻ tham lam trong xã hội

Bài 4 (trang 157 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

- Nhà văn đã sử dụng các tính từ theo trình tự:

     + Sứt mẻ → mới → sứt mẻ

     + Nát → đẹp → to lớn → nguy nga → nát

Các tính từ thể hiện sự thay đổi rõ rệt trong cuộc sống của vợ chồng ông lão đánh cá: từ nghèo khổ bỗng chốc trở nên giàu sang rồi trở nên nghèo khổ cũng trong phút chốc. Cho ta thấy, những thứ không do mình tạo ra thì không bền vững, và mong muốn của con người cũng nên có giới hạn nhất định, không nên tham lam quá sẽ bị mất hết tất cả.

Tham khảo thêm: Soạn văn 6 Bài 15 (chi tiết)

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác