Tuyển tập trọn bộ phần Soạn Văn 6 tập 1 các tác phẩm hay nhất. Hướng dẫn trả lời các câu hỏi trong các tác phẩm SGK Ngữ văn 6 tập 1 chi tiết, đầy đủ nhất
Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)
- Nguồn gốc và hình dạng của Lạc Long Quân:
+ Nguồn gốc: là một vị thần thuộc nòi rồng, con trai thần Long Nữ, sống ở dưới nước.
+ Hình dạng: mình rồng, sức khỏe vô địch.
- Nguồn gốc và hình dạng của Âu Cơ:
+ Nguồn gốc: thuộc dòng họ Thần Nông, sống ở vùng núi cao phương Bắc.
+ Hình dạng: xinh đẹp tuyệt trần.
Kết luận: Qua những chi tiết kì lạ này cho ta thấy, Long Quân và Âu Cơ là hai vị thần đặc biệt xuống trần gian giúp dân, họ chính là người cha người mẹ của dân tộc ta, là người đầu tiên có trên đất Việt. Với thân phận cao quý của họ xây dựng và tạo nên một hệ người mới, đất nước mới- nhà nước Văn Lang đầu tiên. Tác giả dân gian đã sử dụng yếu tố kì ảo để hình tượng hóa hai nhân vật của chúng ta, để lịch sử hóa quá trình dựng nước và giữ nước thời các vua Hùng. Đồng thời, với cách xây dựng nhân vật này, thể hiện sự tôn kính đến vị Thần có công khai quốc và tấm lòng biết ơn của nhân dân đối với nhân vật lịch sử.
Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
* Việc kết duyên của Lạc Long Quân cùng Âu Cơ và chuyện Âu Cơ sinh nở có những điều kì lạ như sau:
- Hai người vốn thuộc hai dòng dõi khác nhau. Lạc Long Quân vốn là vị thần ở dưới nước, Âu Cơ là vị thần sống ở trên núi cao. Điều này thể hiện, người Việt ta là con cháu của các vị thần và các nòi giống cao quý : nòi Rồng của Lạc Long Quân, nòi Tiên của Âu Cơ.
- Không những thế, Âu Cơ sinh ra một cái bọc trăm trứng, trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đàn con không cần bú mớm gì mà vẫn lớn nhanh như thổi, ai nấy đều khôi ngô tuấn tú, xinh đẹp. Như vậy, càng khẳng định nguồn gốc của người Việt, là những người con sinh ra từ bọc « trăm trứng » của mẹ Âu Cơ, cha Long Quân, được di truyền những sức mạnh và tài trí của cha và mẹ. Chúng ta cần sống và lao động để thể hiện lòng biết ơn với ông cha ta cũng như xứng đáng với tổ tiên, là con cháu Tiên Rồng phải kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hay luôn nhớ có một dòng máu Lạc Hồng đang chảy trong mỗi chúng ta. Hãy dạy cho các thế hệ sau về cội nguồn đất nước, niềm tự tôn dân tộc sâu sắc. Không những thế còn phải luôn thể hiện tinh thần đoàn kết, yêu thương đồng bào, những con người cùng chung nguồn gốc, tổ tiên,…
* Do tập quán sinh sống của Lạc Long Quân và Âu Cơ vốn khác nhau nên cuối cùng họ đã quyết định chia con. Đó là năm mươi người con sẽ theo cha xuống biển, năm mươi người con sẽ theo mẹ lên núi. Việc làm này sẽ giúp việc cai quản các phương trở nên dễ dàng hơn, đồng thời để chiếm lĩnh các vùng đất, mở rộng nơi cư trú, làm ăn, để cho gia đình tương lai thành dân tộc, đất nước
* Như vậy, theo truyện này thì người Việt là con Rồng cháu Tiên. Đó là nguồn gốc vô cùng cao quý và rất đáng để tự hào. Chính điều này tạo nên hai từ " Đất nước " thiêng liêng mà nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã định nghĩa trong bài thơ "Đất nước " của ông
" Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở "
Cộng đồng của người Việt có nguồn gốc rõ ràng, có chủ quyền lãnh thổ riêng, đã có từ những ngày đầu ông cha ta dựng nước và trong quá trình giữ nước và bảo vệ Tổ quốc thì cộng đồng đó không hề suy vong mà ngày càng thịnh.
Câu 3 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Theo em, chi tiết tưởng tượng kỳ ảo là những chi tiết không có thực, do con người tưởng tượng hư cấu tạo nên. Đây chính là một trong những yếu tố đặc trưng nhất của thể loại truyền thuyết, kì ảo qua nhân vật, các chi tiết sự vật truyện hay cả sự kiện lịch sử.
- Chính những chi tiết tưởng tượng kì ảo đã góp phần xây dựng hình tượng nhân vật trong truyện mang màu sắc huyền thoại trở nên đẹp đẽ hơn gấp nhiều lần. Ngoài ra, các chi tiết này trong truyện còn vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người xưa. Và những chi tiết kì ảo về nhân vật cũng như hình ảnh bọc trăm trứng trong truyền thích đã giải thích rõ ràng nguồn gốc giống nòi làm tăng tính tự hào tự tôn dân tộc cho người Việt Nam ta, cả thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhân các dân tộc trên dải đất hình chữ S này. Qua đây, còn làm cho lịch sử Việt Nam thêm vẻ vang.
Câu 4 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Truyện Con Rồng cháu Tiên là huyền thoại đẹp và ý nghĩa để giải thích về nguồn gốc, dòng giống của người Việt Nam. Truyện thể hiện sâu sắc niềm tự hào, tự tôn dân tộc, từ đó nhắc nhở chúng ta về tinh thần đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt. Bởi lẽ, dù ở bất cứ đâu, đồng bằng hay miền núi, trong Nam hay ngoài Bắc, người Việt Nam đều chung dòng dõi "con Rồng cháu Tiên", vì thế phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
- Đồng thời, truyện còn nhắc nhở về ý nghĩa đồng bào là vô cùng cao cả, thiêng liêng và dặn con cháu phải thành kính nhớ về cội nguồn, tổ tiên.
Luyện tập
Câu 1 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đọc diễn cảm truyện Con rồng cháu tiên
Câu 2 (trang 8 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Dàn ý:
+ Giới thiệu Lạc Long Quân và Âu Cơ.
Lạc Long Quân là con trai của thần Long Nữ, thuộc nòi rồng, Chàng thường xuyên sống ở dưới nước, thỉnh thoảng mới lên bờ, vốn có sức khỏe vô địch, có nhiều phép lạ, nên Long Quân giúp dân diệt trừ yêu quái, Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc tinh.
Âu Cơ là con gái của Thần Nông xinh đẹp tuyệt trần, sống ở vùng núi cao phương Bắc
+ Kể về cuộc gặp gỡ giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ, khi hai người ghé thăm vùng đất Lạc. Hai người gặp nhau rồi yêu nhau, kết duyên phu thê, chung sống ở cung điện Long Trang. Đây là cung điện uy nghi, lộng lẫy, Lạc Long Quân và Âu Cơ sống rất hạnh phúc và rồi mang thai.
+ Chuyện sinh nở thần kì của Âu Cơ: Âu Cơ mang thai chín tháng mười ngày đẻ ra một bọc trăm trứng to, tròn; trăm trứng đó đã nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ như cha mẹ của họ vậy. Những đứa con cùng cha mẹ chúng sống rất khỏe mạnh, càng ngày càng khôi ngô, tuấn tú,..
+ Quyết định chia con của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Vốn có nguồn gốc khác nhau, Long Quân quen sống dưới nước nên không ở trên cạn quá lâu; còn Âu Cơ thì không quen với cuộc sống thủy cung nên hai người đành chia xa. Cả hai quyết định chia năm mười người con theo cha xuống biển mở ra vùng biển Việt Nam, còn năm mươi người con ở lại cùng Âu Cơ cai quản, phát triển vùng đất Lạc Việt
+ Từ đó, khẳng định nguồn gốc của dân tộc Việt Nam, có nguồn gốc từ con rồng cháu tiên,…
Tóm tắt:
Hùng Vương đưa ra điều kiện để chọn người kế vị trong số hai mươi người con trai đó là không nhất thiết phải con trưởng, chỉ cần ai làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi. Các người con đua nhau để làm lễ thật hậu, thật ngon. Có mình Lang Liêu – người con thứ mười tám bị mồ côi mẹ, chỉ biết chăm lo đồng áng, không biết lấy gì làm lễ vật. Một đêm, chàng nằm mộng và được thần chỉ bảo làm ra một loại bánh hình vuông và một loại bánh hình tròn tượng cho đất và trời để làm lễ vật. Vua rất ưng ý và đã chọn hai thứ bánh ấy để tế Trời, Đất, Tiên vương và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Từ đó, bánh chưng, bánh giầy đã trở thành phong tục quen thuộc và không thể thiếu trong ngày Tết người Việt.
Bố cục:
- Phần 1 (Từ đầu ... chứng giám): Nhà vua ban quyết định truyền ngôi.
- Phần 2 (tiếp theo ... hình tròn): Lang Liêu và các hoàng tử tìm quà làm lễ vật.
- Phần 3 (phần còn lại): Ý nghĩa về bánh chưng bánh giầy.
Hướng dẫn soạn văn:
Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Vua Hùng chọn người nối ngôi khi tuổi đã già, đất nước thanh bình.
- Chọn người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng
- Hình thức: thông qua cuộc thi tài
Câu 2 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trong các người con của vua, chỉ có Lang Liêu đã được thần giúp đỡ vì:
- Chàng có hoàn cảnh thiệt thòi, mẹ bị vua cha ghẻ lạnh
- Lang Liêu hàng ngày gần gũi với người dân, chăm chỉ đồng áng, trồng lúa, khoai;
- Lang Liêu hiểu được ý của thần và lấy gạo để làm bánh lễ Tiên vương.
Câu 3 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hai thứ bánh của Lang Liêu đã được vua cha chọn và tế lễ vì:
- Thể hiện được sự quý trọng đối với nghề nông (đó là thời kì nông nghiệp);
- Thể hiện được ý tưởng và sự sáng tạo sâu sắc (tượng trưng Trời, Đất, thể hiện sự đùm bọc).
Lang Liêu thể hiện là người có tài, có đức, rất có hiếu, xứng đáng trở thành minh quân.
Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa về truyền thuyết:
- Giải thích nguồn gốc bánh chứng, bánh giầy
- Phản ánh thành tựu nền văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nước
- Đề cao giá trị lao động, nghề nông
- Thể hiện lòng thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.
Luyện tập
Câu 1 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa của phong tục làm bánh trưng bánh giầy: Truyền thống tốt đẹp để nhớ ơn tổ tiên và đề cao vai trò nghề nông
Câu 2* (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Có thể chọn chi tiết thần báo mộng cho Lang Liêu. Chi tiết này đã tạo nên tính thần kì, hấp dẫn cho câu truyện, thể hiện rằng chính Lang Liêu là người xứng đáng để kế vị vì được thần giúp đỡ và hiểu được ý thần, biết quý trọng nghề nông.
BỐ CỤC :
4 phần
+ Phần 1: từ đầu đến nằm đấy: sự ra đời của Thánh gióng
+ Phần 2: tiếp đến chú bé dặn: Thánh gióng đòi đi đánh giặc
+ Phần 3: tiếp đến cứu nước: Gióng được nuôi lớn để đi đánh giặc
+ Phần 4:còn lại: Thánh Gióng đánh tan giặc và bay về trời
Câu 1 ( trang 24 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
- Trong truyện Thánh Gióng có những nhân vật: Gióng, bố mẹ Gióng, nhà vua, xứ giả, quân giặc Ân.
- Nhân vật chính: Gióng- Thánh Gióng là bậc anh minh, tài đức phi thường, có phép màu được nhân dân tôn thờ ở đền đức thánh Tản Viên
- Nhân vật này được xây dựng bằng nhiều chi tiết hoang đường kì ảo và giàu ý nghĩa:
+ Mẹ Gióng ướm chân vào vết chân to để xem thua kém bao nhiêu thì khi về nhà đã thụ thai sinh ra Gióng mặt mũi khôi ngô tuấn tú
+ Lên ba tuổi chưa biết đi biết nói biết cười, chẳng biết gì đặt đâu nằm đấy
+ Khi nghe tin từ xứ giả, Gióng bỗng cất tiếng nói xin đi đánh giặc
+ Khi có vũ khí chàng bỗng vươn vai lớn thành tráng sĩ
+ Roi sắt gãy, Gióng nhổ bụi tre bên đường đánh giặc
+ Đánh tan giặc, Gióng bay lên trời.
Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa các chi tiết trong truyện:
a, Chi tiết tiếng nói đầu tiên của chú bé lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc
+ Ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng, tiếng nói đầu tiên là tiếng nói của lòng yêu nước.
+Cậu bé mới chỉ ba tuổi đã đòi ra chiến trường đánh đuổi quân giặc bảo vệ đất nước cho ta thấy nhân dân ta có ý thức đánh giặc, từ trẻ con đến người già, không phân biệt tuổi tác luôn có một tinh thần yêu nước nồng nàn
Qua đây, càng khẳng định lòng yêu nước của dân tộc ta đã có từ xa xưa và được gìn giữ qua biết bao thời kì dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Truyền thống này vô cùng tốt đẹp đã giúp cho đất nước được giữ yên bờ cõi, đồng thời tạo điều kiện cho đất nước phát triển thịnh vượng, phát huy nhiều truyền thống quý báu khác
b, Chi tiết Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để đánh giặc thể hiện sự kì lạ trong ý thức của người anh hùng diệt giặc. Làm thế nào để người anh hùng ba tuổi này có thể cưới con ngựa sắt ra chiến trường, lại còn đánh đuổi quân giặc bằng roi sắt mà không phải là thanh kiếm sắc bén. Điều này thật không giống với người thường. Thánh Gióng mặc áo giáp ra trận cho thấy quyết tâm đánh đuổi giặc Ân và nhất định giành thắng lợi.
c, Chi tiết bà con làng xóm vui lòng góp gạo nuôi cậu bé đã khẳng định
+ Người anh hùng sinh ra trong nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng, lớn lên mang sức mạnh toàn dân
+ Và việc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của tất cả người dân Việt Nam, ngoài lòng yêu nước cũng cần có tinh thần đoàn kết đấu tranh thì mới giành chiến thắng. Cho dù kẻ thù có mạnh hơn đến đâu đâu cũng không thắng nổi sức mạnh toàn dân.
d, Chi tiết Gióng lớn nhanh như thổi, vươn vai thành tráng sĩ là một trong yếu tố kì ảo làm cho câu chuyện càng trở nên đặc sắc. Trong khi đất nước có giặc ngoại xâm, người anh hùng phải vươn lên tầm vóc vĩ đại, phi thường để cứu nước
đ, Chi tiết gậy sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc cho thấy
+ Trong khó khăn, vẫn nhanh trí, kiên cường tìm cách giết giặc, không hề lùi bước nản trí trước bất kỳ khó khăn nào
+ Cây tre từ bao đời này thể hiện sự kiên cường bất khuất của dân tộc Việt Nam ta, dùng tre đánh giặc là mang theo cả một dân tộc vĩ đại đánh đuổi quân giặc. Gióng ra trận không hề một mình mà có sự ủng hộ của nhân dân vì đây là cuộc chiến vì chính nghĩa, vì độc lập tự do mà mọi người dân đều xứng đáng được hưởng
e, Chi tiết Gióng đánh giặc xong cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời là một hình ảnh đẹp, sáng bừng lên phẩm chất đáng quý, đáng ngưỡng mộ của Gióng
+ Hình ảnh Gióng cởi áo giáp sắt để lại trần gian để thể hiện rằng người anh hùng Thánh Gióng đã làm nên chiến công thần kì, đem lại tự do, hòa bình cho dân tộc. Những người anh hùng đó còn sáng ngời về nhân cách, không tham lam danh vọng bổng lộc, sau khi dẹp giặc Gióng bay về trời và nhắc nhở chúng ta luôn nhớ Người, biết ơn và nhớ đến công lao to lớn là đánh đuổi quân xâm lược và bảo vệ bờ cõi. Như thế, các thế hệ sau phải học tập noi gương Gióng bảo vệ đất nước, từng tấc đất quê hương.
+ Sau khi cởi áo giáp Gióng liền bay về trời cho thấy Gióng không hề chết đi mãi bất tử cùng non sông đất nước. Gióng như một vị thần thánh luôn trấn giữ bảo vệ đất nước. Điều này cũng rất phù hợp và tương xứng với xuất thân đặc biệt của Gióng. Gióng là con trời được Trời phái xuống dẹp loạn, khi nước đã sạch bóng quân thù thì trở về. Gióng xứng đáng được nhân dân tôn làm Thánh và thờ tại đền, trong đó có đền thánh Tản Viên ở chân núi Tản Viên, Gia Lâm, Hà Nội.
Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Hình tượng nhân vật Gióng có ý nghĩa:
- Là một người anh hùng với sức mạnh phi thường bởi vậy sự ra đời của Thánh Gióng cũng thật khác thường, không phải được mẹ mang thai chín tháng mười ngày mà Gióng được mẹ sinh sau một lần ướm thử vào vết chân lạ, mang thai đến mười hai tháng sau mới hạ sinh Gióng. Không dừng lại ở đó, Gióng sinh ra khôi ngô, tuấn tú nhưng đã lên ba mà vẫn đặt đâu ngồi đó, không biết nói cũng chẳng biết cười. Có lẽ đây chính là dấu hiệu của một con người phi thường. Tiếng nói đầu tiên của Gióng cho thấy ý thức và trách nhiệm của một công dân trước vận mệnh dân tộc ấy là tiếng nói đòi đi đánh giặc. Qua tiếng nói của Gióng các tác giả dân gian đồng thời gửi gắm tinh thần ý thức đánh giặc, cứu nước của dân tộc ta.
- Biểu tượng của sự đoàn kết đấu tranh chống giặc ngoại xâm của cộng đồng. Sức mạnh của Gióng cũng như sức mạnh của dân tộc lớn mạnh. Thế giặc ngày càng mạnh, khi giặc đến gần, Gióng vươn vai biến thành người hùng lẫm liệt, Gióng mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt và nhảy lên mình ngựa phi đến chỗ giặc. Với sức mạnh phi thường của mình Gióng đã đánh dẹp hết lớp này đến lớp khác.
- Đại diện tượng trưng cho lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc. Dù roi sắt gãy cũng không làm Gióng nản chí, Gióng nhổ ngay những bụi tre bên đường để đánh đuổi giặc. Trước sức mạnh Gióng, giặc hồn tan phách lạc, chẳng mấy chốc đã bị dẹp hết.
- Hình tượng tiêu biểu cho người anh hùng dân tộc đứng lên đánh giặc cứu nước. Gióng còn là hình tượng mang đậm dấu ấn anh hùng với vẻ đẹp kì vĩ (sinh ra từ vết chân lớn, vươn mình thành tráng sĩ,…). Sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố đó đã khái quát hóa, lí tưởng hóa hình tượng Gióng để Thánh Gióng trở thành anh hùng bất của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, hiện tại và mai sau. Thánh Gióng là biểu tượng đẹp đẽ cho dân tộc anh dũng, yêu nước kiên cường. Qua hình tượng Thánh Gióng các tác giả dân gian đề cao truyền thống yêu nước bất khuất và sức mạnh của dân tộc trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc.
Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Truyện Thánh Gióng liên quan tới sự kiện lịch sử:
- Thời kỳ nghìn Bắc thuộc, chúng đô hộ nước ta, cướp, giết, bóc lột dân tộc, vì vậy nhân dân căm thù đứng lên đấu tranh chống giặc để bảo vệ đất nước.
- Nhân dân ta luôn tạo ra bước đột phá trong việc chế tạo vũ khí đánh giặc
- Đề cao sức mạnh đoàn kết trong cộng đồng để tiêu diệt giặc thù, bên cạnh đó còn tăng cường gia cố thêm sức mạnh dân tộc.
Luyện tập
Bài 1 (trang 24 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Hình ảnh Gióng sau khi đánh tan quân giặc liền cởi áo giáp sắt bên canh ngựa sắt rồi bay về trời. Ta thấy khí thế của một anh hùng thắng một trận chiến cam go khống liệt. Người anh hùng Thánh Gióng đã làm nên chiến công thần kì, đem lại tự do, hòa bình cho dân tộc. Nhưng không hề ngạo mạn, vẫn giữ vững nhân cách cao thượng, trượng nghĩa. Vẻ đẹp bất khuất của anh hùng khắc ghi trong lòng mọi người dân Việt Nam, là niềm tự hào về một tinh thần yêu nước, quật cường của dân tộc Việt Nam.
Bài 2 (trang 24 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Hội thi thể thao trong nhà trường mang tên Hội khỏe Phù Đổng:
- Là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng- một người có sức mạnh phi thường, lớn nhanh như thổi, vùng dậy vươn vai đã trở thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt ra trận đánh giặc, dù quân giặc có đông đến đâu cũng không hề khiếp sợ.
- Gióng sinh ra tại làng Phù Đổng- làng Gióng
- Giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ.
Soạn Câu 1 trang 33
Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... mỗi thứ một đôi): Nhà vua đưa ra điều kiện kén rể.
- Đoạn 2 (tiếp theo... đành rút quân): Cuộc giao chiến, Sơn Tinh dành chiến thắng.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Thủy Tinh trả thù hằng năm và quy luật thất bại.
Truyện gắn với thời đại dựng nước của dân tộc – thời Hùng Vương (cách đây 4000 năm, kéo dài 2000 năm).
Soạn Câu 2 trang 34
Nhân vật chính là Sơn Tinh và Thủy Tinh được miêu tả bằng những chi tiết tưởng tượng, kì ảo với ý nghĩa tượng trưng:
- Sơn Tinh: “Vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi, vẫy tay phía tây,…”; bốc đồi, dời núi, “dựng thành lũy đất” tượng trưng khát vọng và khả năng chinh phục thiên tai của nhân dân ta thời xưa.
- Thủy Tinh: “Gọi gió”, “hô mưa”, làm dông bão rung chuyển đất trời tượng trưng mưa bão, thiên tai đe dọa cuộc sống con người.
Soạn Câu 3 trang 34 ngắn nhất
Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh: Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mong chế ngự thiên tai
Luyện tập
Câu 1 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Kể lại truyện dựa trên phần tóm tắt ở trên.
Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Từ truyện ta thấy chủ trương xây dựng, củng cố đê điều, nghiêm cấm nạn phá rừng, trồng rừng của nước ta trong giai đoạn hiện nay là rất quan trọng và cần được sự ủng hộ của toàn xã hội.
Câu 3* (trang 34 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Một số truyện dân gian liên quan đến thời đại các vua Hùng: Chử Đồng Tử, Thánh Gióng, Mị Châu – Trọng Thủy, Sự tích trầu cau, Bánh chưng bánh giầy, Sự tích dưa hấu...
BỐ CỤC:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... tên giặc nào trên đất nước): Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm và quân Lam Sơn chiến thắng giặc Minh.
- Đoạn 2 (còn lại): Lê Lợi trả gươm.
Câu 1 (trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần:
+ Giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam ta, chung làm điều bạo ngược, tàn bạo với dân chúng
+ Nghĩa quân Lam Sơn làm điều nhân nghĩa, diệt quân bạo tàn là nhà Minh. Nhưng do nước đang trong buổi đầu xây dựng và nghĩa quân còn rất non yếu, đã nhiều lần bị thua.
+ Long Quân muốn cho nghĩa quân Lam Sơn thắng giặc, sự tàn ác của quân giặc không thể để yên được, không để cho lòng dân bất an.
Việc làm này của Đức Long Quân như tiếp thêm sức mạnh cho nghĩa quân Lam Sơn, và được sự hộ thuẫn của Thần nước như vậy ắt hẳn sẽ dành thắng lợi lớn. Qua đây, cho ta thấy chính nghĩa luôn được ủng hộ và có một kết quả tốt đẹp.
Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Lê Lợi không trực tiếp nhận được gươm thần:
+ Đầu tiên, người đánh cá Lê Thận kéo được lưỡi gươm, mà phải kéo đến ba lần mới vớt gươm đem về.
+ Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận, lưỡi gươm phát sáng chữ “Thuận Thiên”, đây chính là ý trời, là báu vật Thiên vương ban cho dân tộc ta: hãy dùng gươm này để làm việc lớn, đó là đánh giặc bảo vệ bờ cõi. Nhưng không ai nhận ra điều này, chiếc gươm không chuôi kia vẫn ở lại bên Lê Thuận
+ Lê Lợi tra chuôi gươm nạm ngọc bắt được trên cành cây tra vào lưỡi gươm của Lê Thận thì vừa như in. Khi đó, Lê Thuận và mọi người mới hiểu ý trời muốn cho nước Nam ta mượn thanh gươm này, và đã trao thanh gươm cùng với cái chuôi cho Lê Lợi- người xứng đáng nhất, văn võ song toàn, được lòng dân và quân sĩ.
- Cách Long Quân cho mượn gươm thần có ý nghĩa:
+ Sức mạnh của thanh gươm là sức mạnh của cộng đồng, tập thể.
+ Mỗi bộ phận gươm ở một nơi, khi ghép lại vừa như in, chứng tỏ sự thống nhất ý chí chống giặc toàn dân tộc.
+ Chữ “Thuận Thiên” trên lưỡi gươm nhấn mạnh vai trò tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, ý trời của nghĩa quân.
Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Sức mạnh của gươm thần đối với nghĩa quân Lam Sơn:
+ Khi có gươm thần, nhuệ khí của nghĩa quân tăng lên, thanh gươm cùng Lê Lợi tung hoành khắp trận địa. Bởi nghĩa quân mang theo gươm là mang có sức mạnh của trời đất, các vị vương thần. Sự tổng hợp sức mạnh của cả trời đất và nghĩa quân, nhân dân khiến cho khí giặc giảm, bạt vía. Gươm thần tạo ra sức mạnh thống nhất và niềm tin vào sự đoàn kết cộng đồng trong đấu tranh ngoại xâm
+ Từ chỗ bị động, nay đã chủ động tìm đến giặc, không phải trốn chạy như trước mà xông lên tìm giặc. Lúc này đây, sức mạnh dân tộc của cả nghĩa quân và nhân dân đẩy lên cao trào. Chính điều này làm nên những điều không tưởng, kết quả thắng lợi đang chờ phía trước. Gươm thần tiên phong cho nghĩa quân đánh ra mãi, cho đến lúc không còn một bóng quân xâm lược nào trên đất nước.
Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Long Quân đòi gươm khi đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi và ở kinh đô Thăng Long. Như vậy, khi vận nước ngàn cân treo sợi tóc, thần linh, tổ tiên trao gươm báu cho con cháu giữ gìn giang sơn, bờ cõi, nay đất nước độc lập, bắt đầu giai đoạn xây dựng trong hòa bình thì gươm báu – hùng khí của tổ tiên lại trở về cõi thiêng liêng.
- Cảnh trả gươm diễn ra ở hồ Tả Vọng:
+ Nhà vua ngự thuyền rồng dạo trên hồ, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi gươm
+ Khi Rùa Vàng nổi lên cất tiếng đòi gươm thì nhà vua dâng kiếm, Rùa ngậm kiếm và lặn xuống đáy hồ.
→ Cảnh đòi gươm diễn ra trang trọng, linh thiêng, có sự chứng kiến của quần thần, người trả gươm, người nhận gươm. Đây cũng là cảnh tượng kì lạ, độc đáo
Câu 5 (trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa truyện Sự tích hồ Gươm:
- Ca ngợi tính chính nghĩa, tính chất nhân dân
- Niềm tự hào về sức mạnh đoàn kết và chiến thắng vẻ vang của cuộc khởi nghĩa
- Lý giải tên gọi của hồ Gươm và truyền thống chuộng hòa bình của nhân dân ta.
-> “Sự tích hồ Gươm” là giải thích sự tích của hồ Tả Vọng trước đây, nay có tên chính thức là hồ Hoàn Kiếm- trả kiếm hay hồ Gươm, đó chính nói có thanh gươm đã cùng vua Lê Lợi đánh tan quân Minh xâm lược. Và sự tích còn mang nghĩa nghĩa sâu xa hơn là thế hiện tinh thần yêu nước, bảo vệ Tổ quốc dù thời kì nào cũng không thay đổi, khi có giặc xâm lăng thì đồng lòng đánh đuổi giặc, đất nước thanh bình thì gìn giữ nhớ công ơn giúp đỡ của các vị thần. Cái tên “hồ Gươm- hồ Hoàn Kiếm” thể hiện sự trân trọng, tôn kính đến bậc thần thánh. Đồng thời, khẳng định sự chính nghĩa luôn được thần dân ủng hộ mang lại chiến thắng vẻ vang.
Câu 6 (trang 42 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
- Truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy
- Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho vượng khí linh thiêng của trời đất, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.
- Rùa Vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân, thể hiện tình cảm, khát vọng hòa bình của dân tộc
Luyện tập
Bài 1 (trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Sự lặp lại và ý nghĩa của chi tiết trao gươm thần trong các truyện truyền thuyết Việt Nam:
+ Lưỡi gươm ở dưới nước, chuôi gươm ở trên rừng → Lòng yêu nước có ở khắp mọi nơi, ở mọi miền Tổ quốc, trong toàn thể nhân dân. Việc bảo vệ đất nước là trách nhiệm của tất cả người dân không phân biệt dân tộc, vùng miền. Sức đoàn kết và niềm tin sẽ làm nên tất cả, làm nên thắng lợi vẻ vang.
+ Các bộ phận của thanh gươm được tìm từ từ rồi đem ghép lại vừa như in → nguyện vọng của dân tộc trên dưới quyết tâm một lòng như một, và sự kiên trì bền bỉ của dân tộc ta. Dù khó khăn, thách thức lớn không thể ngăn sự quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập, lấy lại tự do và hạnh phúc của dân tộc Việt Nam
+ Lê Thận trao gươm cho Lê Lợi thể hiện vai trò quan trọng của chủ tướng. Người đứng đầu có cái nhìn rộng, quyết đoán và đưa ra những sách lược hay đấu lại kẻ thù mạnh lúc bấy giờ.
⇒ Trao phó, tin tưởng, dốc lòng vì người “minh chủ” làm sự nghiệp lớn.
Bài 2 (trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Tác giả dân gian không để Lê Lợi trực tiếp nhận được cả chuôi gươm và lưỡi gươm cùng một lúc :
+ Muốn kháng Minh thì nhân dân, vua tôi tất cả cùng đồng lòng mới tạo ra sức mạnh vô địch đánh đuổi kẻ thù.
+ Cuộc khởi nghĩa phải trải qua một quá trình gian khổ
+ Lê Lợi hiểu được sứ mạng của người “cầm chuôi” và sức mạnh sắc bén của “lưỡi gươm” nhân dân.
Bài 3 (trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Lê Lợi mượn gươm ở Thanh Hóa nhưng trả gươm ở Hồ Gươm- Thăng Long:
- Cảnh trả gươm diễn ra trên hồ Tả Vọng:
+ Long Quân sai Rùa Vàng nổi lên đòi lại gươm
+ Khi Rùa Vàng nổi lên thấy gươm động đậy, Lê Lợi hiểu ý, nhà vua trả gươm
+ Rùa Vàng ngậm gươm và chìm xuống nước
- Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì truyền thuyết bị thay đổi:
+ Không thể hiện được sự thay đổi tên gọi của hồ Tả Vọng thành Hồ Gươm
+ Vua Lê Lợi thống nhất đất nước thì vị trí của nhà vua phải ở kinh đô- hợp lý
Bài 4 (trang 43 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Định nghĩa truyện truyền thuyết:
- Là thể loại văn học dân gian ra đời sau thần thoại
- Nhân vật sự kiện liên quan tới lịch sử
- Có các yếu tố hoang đường kì ảo
Tóm tắt, bố cục bài Sọ dừa
Tóm tắt:
Có đôi vợ chồng nghèo hiếm muộn con cái, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm nọ người vợ uống nước trong cái vỏ dừa, về nhà bỗng dưng có mang, sinh ra một đứa bé kì dị, không tay chân, tròn như quả dừa. Định vứt đi thì đứa bé cầu xin nên bà vợ không nỡ mà giữ lại, đặt tên Sọ Dừa.
Lớn lên, Sọ Dừa chăn bò cho nhà phú ông giúp mẹ. Ba cô con gái nhà phú ông luân phiên đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu, chỉ có cô út đối xử tử tế với Sọ Dừa.
Một hôm, cô út phát hiện ra vẻ đẹp của Sọ Dừa, đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ hỏi cưới. Dù bị thách cưới cao, Sọ Dừa vẫn đáp ứng đủ. Sọ Dừa trở về hình dáng một chàng trai khôi ngô đến đón cô út về làm vợ khiến hai cô chị vô cùng ghen tức.
Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên, sau đó được vua cử đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà đề phòng tai họa. Sọ Dừa vừa đi, hai người chị hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển nhằm cướp chồng. Nhờ những đồ vật chồng đưa, cô út thoát chết, được Sọ dừa cứu trên đường đi sứ. Hai vợ chồng được đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ nên bỏ nhà đi biệt xứ.
Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... cho nó là Sọ Dừa): Sọ Dừa ra đời
- Đoạn 2 (tiếp theo ... khi dùng đến): Sọ Dừa cưới cô út, trở lại hình dáng tuấn tú và thi đỗ trạng nguyên.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Vợ Sọ Dừa bị hãm hại và hai vợ chồng đoàn tụ
Soạn Câu 1 trang 54
Sự ra đời khác thường của Sọ Dừa thể hiện qua chi tiết:
- Sau khi uống nước từ cái sọ dừa bà mẹ về nhà mang thai
- Hình dạng kì lạ mà lại biết nói.
--> Đề cập đến những người khốn khổ, thấp hèn trong xã hội xưa, với vẻ ngoài xấu xí, nhân dân nhận thức sâu sắc về số phận và địa vị xã hội của mình.
Soạn Câu 2 trang 54
- Sự tài giỏi của Sọ Dừa: Vừa chăn bò giỏi lại thổi sáo hay, thông minh (đỗ trạng nguyên), có tài lường trước sự việc.
- Hình dáng bên ngoài xấu xí của Sọ Dừa đối lập với phẩm chất thông minh, tài giỏi.
Soạn Câu 3 trang 54
- Cô út bằng lòng lấy Sọ Dừa vì cảm mến tính tình hiền lành, tử tế của Sọ Dừa, cô không phân biệt, xét đoán qua vẻ bề ngoài; và nhận ra vẻ đẹp tâm hồn Sọ Dừa, tình yêu chân thành.
- Nhân vật cô út: Hiền lành, tử tế, thông minh, nhanh trí để thoát nạn, có lòng thương người
Soạn Câu 4 trang 54
Mơ ước của người lao động:
- Mơ ước thay đổi cuộc đời: Sọ Dừa từ thân phận thấp kém, xấu xí trở thành trạng nguyên khôi ngô, lấy được vợ đẹp, hạnh phúc.
- Mơ ước về sự công bằng: Cái thiện thắng cái ác.
Soạn Câu 5 trang 54
Ý nghĩa chính của truyện:
- Đề cao và ca ngợi giá trị bên trong của con người
- Đề cao lòng nhân ái.
- Khẳng định niềm tin vào chiến thắng của sự công bằng.
Luyện tập
Câu 1 (trang 54 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Một số truyện giống truyện Sọ Dừa: Chàng Rùa, Chàng Ếch, Lấy chồng Dê, Nàng tiên khỉ, ...
BỐ CỤC:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... mọi phép thần thông): Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh.
- Đoạn 2 (tiếp ... bị bắt hạ ngục): những thử thách và chiến công của Thạch Sanh.
- Đoạn 3 (phần còn lại): phơi bày tội Lí Thông, Thạch Sanh cưới công chúa và lui yên quân lính chư hầu.
Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh có điều kì lạ và khác thường:
+ Bố mẹ già mới sinh ra Thạch Sanh
+ Chàng là con Ngọc Hoàng sai xuống đầu thai
+ Mẹ Thạch Sanh mang thai trong nhiều năm
+ Thạch Sanh được thần tiên dạy cho võ nghệ và phép thần thông
->Thạch Sanh là sự hóa thân của thần tiên, đầu thai xuống trần gian để làm phúc trong nhân dân và diệt trừ yêu quái. Việc này đã thần thánh hóa sự ra đời và lớn lên của Thạch Sanh nhằm khiến nhân vật trở nên đẹp đẽ kì lạ, báo trước những chiến công lớn được lập nên. Việc hình tượng hóa nhân vật Thạch Sanh ngay từ lúc sinh ra và quá trình lớn lên thể hiện sự tôn kính đến bậc hiền thánh, nhân dân ta luôn coi trọng những người tốt có công bảo vệ đất nước, làm yên ấm cuộc sống.
Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Trước khi kết hôn cùng công chúa, Thạch Sanh trải qua những thử thách:
+ Mẹ con là Lí Thông lừa đi canh miếu nhưng thực chất để dâng thể xác cho chăn tinh. Cuối cùng , chàng đã dùng võ nghệ và sức mạnh của mình trừ yêu cho nhân dân.
+ Xuống dưới hang giết đại bàng và cứu công chúa, và thải tử Thủy Tề
+ Bị vu oan ăn cắp ngọc ấn của nhà vua và bắt vào ngục do hồn chằn tinh và đại bàng báo thù
-> Thạch Sanh phải trải qua biết bao thử thách, đánh nhau với chăn tinh, đại bàng tinh, sống cuộc sống mất tự do trong ngục tù tăm tối. Chính nhờ có những thử thách đã bộc lộ những phẩm chất tốt đẹp của Thạch Sanh. Chàng thực sự là người lương thiện, có lòng giúp đỡ bạn bè, sẵn sàng cứu giúp người gặp nạn, đặc biệt chàng còn thật thà, thẳng thắn, cương trực, khoan dung.
Câu 3 (trang 66 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Thạch Sanh |
Lý Thông |
|
Tính cách |
- Vô tư, tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ mọi người - Dũng cảm diệt trừ yêu tinh, hiền lành, lương thiện - Thật thà |
- Toan tính - Độc ác, tham lam nhưng lại nhát gan sợ chết - Dối trá |
Hành động |
- Giết chằn tinh cứu giúp dân làng - Giết đại bàng cứu công chúa và con vua thủy tề - Đánh đàn chữa khỏi bệnh cho công chúa - Tha tội chết cho mẹ con nhà Lí Thông- kẻ nhiều lần âm mưu hãm hại chàng. - Dẹp yên quân của 18 nước chư hầu trong hòa bình, khoan dung |
- Lừa Thạch Sanh đến miếu nộp mạng thay cho hắn nhưng khi Thạch Sanh giết được chăn tinh tiếp tục lừa chàng cướp công. - Lừa Thạch Sanh, lấp miệng hang, cướp công trạng. |
Câu 4 (trang 66 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa chi tiết thần kì, đặc sắc nhất trong truyện là tiếng đàn và niêu cơm của Thạch Sanh
- Chi tiết tiếng đàn: Cây đàn là quà tặng mà vua Thủy Tề báo đáp ân huệ tới Thạch Sanh. Khi bị giam cầm trong ngục tối, chàng đã gảy đàn khiến bệnh của công chúa khỏi. Nhờ đó mà Thạch Sanh được nói ra sự thật, được giải oan và cưới công chúa. Qua đây, ta thấy cây đàn cùng tiếng đàn
+ Giúp Thạch Sanh được giải oan, vạch mặt được kẻ xấu là Lý Thông
+ Tiếng đàn là biểu trưng của công lý và công bằng xã hội.
Ngoài ra, khi đánh giặc, Thạch Sanh cũng dùng tiếng đàn để làm lung lay ý chí quân thù. Tiếng đàn ở đây chính là vũ khí đánh vào tâm lý của kẻ thù, khiến kẻ thù khiếp sợ mang lại độc lập cho dân tộc, tu do cho toàn thể nhân dân.
- Chi tiết niêu cơm: Niêu cơm thì bé tí xíu, được Thạch Sanh đưa lên thết đãi những kẻ thua trận với lời thách thức trọng thưởng họ nếu ăn hết cơm. Nhưng khi đó, quân sĩ mười tám nước ăn mãi, ăn mãi mà không hết khiến chúng phải cúi đầu lạy tạ rồi kéo nhau về nước.
+ Thể hiện sự hòa ái, khoan dung của Thạch Sanh
+ Đây cũng chính là tấm lòng nhân đạo, ưa chuộng hòa bình của nhân dân ta
+ Đồng thời, nhắc nhở những kẻ có ý định xâm chiếm nước ta, tuy nước ta còn yếu nhưng lại có lòng tự tôn dân tộc, sức mạnh đoàn kết và tinh thần yêu nước, không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ của bất kỳ nước nào.
Câu 5 (trang 66 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Kết thúc truyện Thạch Sanh nhân dân muốn thể hiện:
- Kẻ xấu, kẻ ác dù mưu mô xảo trá tới đâu cũng bị trừng phạt
- Người hiền lành, tốt bụng sẽ được đền đáp, được sống hạnh phúc
-> Đây là kiểu kết thúc phổ biến trong truyện cổ tích nhằm thể hiện ước mơ của người dân về một cuộc sống hạnh phúc, công bằng, hòa bình: như câu chuyện Lọ Lem, Tấm Cám,…
Luyện tập
Bài 1 (trang 67 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Nếu vẽ một tranh minh họa cho truyện Thạch Sanh, em sẽ chọn chi tiết Thạch Sanh gảy đàn trong ngục, bởi vì:
- Chi tiết này là bước chuyển của toàn bộ câu chuyện
- Thể hiện sự hóa giải những oan khuất mà Thạch Sanh phải chịu đựng
- Tố cáo bộ mặt tàn ác của Lý Thông
- Thể hiện tài năng đánh đàn của anh
- Hình ảnh này cũng tượng trưng cho công lý, sự thật. Là sự dũng cảm đứng trước cường quyền đòi lại lẽ phải của Thạch Sanh.
=> Qua chi tiết này, khẳng định công lý luôn tồn tại, người hiền ắt gặp lành, còn kẻ ác sẽ bị trừng trị
Bài 2 (Trang 67 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Kể diễn cảm truyện Thạch Sanh
Soạn Câu 1* trang 74
Hình thức dùng câu đố thử tài nhân vật rất phổ biến trong truyện cổ tích. Vừa tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, lại tạo tình huống phát triển cốt truyện, đồng thời thể hiện tài năng, trí tuệ của nhân vật.
Soạn Câu 2 trang 74
Sự thông minh của cậu bé được thử thách qua bốn lần:
- Lần 1: Viên quan hỏi về đường cày ngày hôm nay của trâu.
- Lần 2: Đố nuôi trâu đực đẻ ra con.
- Lần 3: Thịt một con chim sẻ làm ba cỗ bàn thức ăn.
- Lần 4: Xâu chỉ qua đường ruột ốc dài.
Các thử thách ngày càng khó. Vì vị trí quan trọng của người đố tăng dần, người giải đố cũng ở phạm vi rộng hơn, và độ khó tăng lên càng thể hiện sự thông minh của cậu bé.
Soạn Câu 3 trang 74
Sự lý thú ở những cách giải đố: Dùng kiến thức ngay trong thực tế đời sống, tạo nên sự ngạc nhiên và thán phục cho mọi người.
- Lần 1: Đố lại viên quan.
- Lần 2: Dùng chính lí lẽ của vua để thừa nhận sự phi lí.
- Lần 3: Đố lại vua.
- Lần 4: Dùng kinh nghiệm trong dân gian.
Soạn Câu 4 trang 74
Ý nghĩa câu truyện: Đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (trong câu đố và cách giải đố); đồng thời tạo ra tiếng cười bất ngờ, vui vẻ.
Luyện tập
Câu 2* (trang 74 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Hãy kể một câu truyện "Em bé thông minh" mà em biết.
Ngoài truyện Em bé thông minh, có thể tham khảo: Trạng Quỳnh, Thần đồng đất Việt, Thần đồng Quốc Chấn, ,...
Câu 1 (trang 85 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Mã Lương thuộc kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích:
- Nhân vật có tài lạ, luôn dùng tài năng để giúp đỡ người nghèo, chống lại kẻ độc ác, tham lam
- Một số nhân vật tương tự như Thạch Sanh, Sọ Dừa…
Câu 2 (trang 85 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Mã Lương có tài vẽ giỏi là vì:
- Say mê, yêu thích việc vẽ, và có năng khiếu sẵn có của bản thân
- Luôn luôn tập vẽ ở mọi nơi, mọi lúc
- Cây bút thần chính là phần thưởng cho những nỗ lực và sự say mê học tập của Mã Lương
- Nhờ có cây bút thần Mã Lương việc vẽ của em trở nên hữu ích.
- Chỉ có Mã Lương mới sử dụng được cây bút như ý em mong muốn
→ Mối quan hệ giữa tài năng, đức độ và sự thần kỳ
Câu 3 (trang 85 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Mã Lương vẽ cho người nghèo:
- Vẽ cho người nghèo: những vật dụng cần thiết, là công cụ lao động chứ không phải là vàng bạc, đồ ăn
- Với kẻ tham lam: kiên quyết không vẽ, hoặc vẽ sai lệch so với yêu cầu
+ Mã Lương vẽ các phương tiện trốn thoát khỏi nhà địa chủ và trừng phạt hắn
+ Em giả vờ nghe theo lời của nhà vua rồi vẽ bão tố nhấn chìm tên vua độc ác
→ Mã Lương vẽ cho người nghèo, em cự tuyệt vẽ cho những kẻ tham lam, độc ác. Mã Lương cũng thực hiện sứ mệnh của mình khi vẽ cung tên, báo tố nhấn chìm kẻ độc ác như tên địa chủ và vua.
Câu 4 (Trang 85 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Những chi tiết lý thú độc đáo trong truyện:
- Khi bị địa chủ nhốt trong chuồng ngựa, em vẽ lò sưởi và bánh nướng, sau đó vẽ thang chạy trốn
- Mã Lương đánh rơi giọt mực vào bức tranh con cò không mắt, cò bỗng cất cánh bay.
- Mã Lương vẽ con cóc ghẻ và con gà trụi lông trước sự tham lam của nhà vua.
Câu 5 (trang 85 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Ý nghĩa truyện cây bút thần:
- Truyện cây bút thần thể hiện ước mơ của nhân dân có được sức mạnh diệu kì để giúp đỡ người lao động bình thường và trừng phạt những kẻ tham lam, độc ác
- Truyện cũng khẳng định tài năng chỉ có thể phát huy được tác dụng khi phục vụ nhân dân, thực hiện những mục đích chính nghĩa
- Khẳng định chắc chắn nghệ thuật chân chính là sự say mê, quyết tâm theo đuổi ước mơ của con người. Nghệ thuật chân chính cứu rỗi và thể hiện niềm tin vào khả năng kì diệu của con người.
Luyện tập
Bài 1 (trang 85 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Kể diễn cảm truyện
Bài 2 (trang 85 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Truyện cổ tích là loại truyện kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc:
+ Nhân vật bất hạnh
+ Nhân vật dũng sĩ, nhân vật có tài năng kì lạ
+ Nhân vật thông minh và nhân vật ngốc nghếch
+ Nhân vật là động vật có tính cách như người
- Truyện cổ tích có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng của cái thiện trước cái ác.
Soạn Câu 1 trang 96
Trong truyện ông lão năm lần ra gọi cá vàng. Phép lặp có tính chất tăng tiến, khắc sâu và tô đậm tính cách nhân vật.
Soạn Câu 2 trang 96
Cảnh biển thay đổi qua mỗi lần gọi cá:
- Lần 1: Biển gợn sóng êm ả.
- Lần 2: Biển xanh đã gợi sóng.
- Lần 3: Biển nổi sóng dữ dội.
- Lần 4: Biển nổi sóng mù mịt.
- Lần 5: Cơn dông tố ầm ầm kéo đến, mặt biển nổi sóng dữ dội
Biển xanh cũng nổi sóng dữ dội tăng dần. Vì đây không chỉ là sự tức giận của cá vàng và thiên nhiên mà còn là sự giận dữ của nhân dân trước lòng tham vô đáy.
Soạn Câu 3 trang 96
Lòng tham lam và sự bội bạc của mụ vợ tăng dần và quá quắt. Sự bội bạc ấy tăng lên rõ rệt.
Lần 1: mắng đồ ngốc
Lần 2: đồ ngu, quát to hơn
Lần 3: mắng như tát nước vào mặt
Lần 4: mụ nổi giận lôi đình tát vào mặt ông lão, sau khi làm nữ hoàng thì đuổi chồng và cho mọi người chế giễu chồng
Lần 5: mụ nổi cơn thịnh nộ, bắt ông lão đến và ra lệnh.
Sự bội bạc tới tột cùng khi lòng tham vượt quá giới hạn khi mụ đòi làm Long Vương. Nhờ ông lão mà mụ mới được như ngày hôm nay, vậy mà mụ muốn gạt chồng ra để cá vàng trực tiếp hầu hạ mụ.
Soạn Câu 4 trang 96
Câu chuyện kết thúc bằng hình ảnh “túp lều nát ngày xưa, và trên bậc cửa, mụ vợ đang ngồi trước
cái máng lợn sứt mẻ”.
Ý nghĩa: Nói lên ước mơ về công lí của nhân dân. Ông lão trở về cuộc sống bình yên, còn mụ vợ là sự trừng phạt thích đáng.
Soạn Câu 5 trang 96
Cá vàng trừng trị mụ vợ vì lòng tham và sự bội bạc. Cá vàng là biểu tượng cho lòng biết ơn với những tấm lòng nhân hậu khi gặp khó khăn, là ước mơ về công lí và hạnh phúc con người.
Luyện tập
Câu 1* (trang 97 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Có thể đặt tên Mụ vợ ông lão đánh cá và con cá vàng. Vì mụ vợ và cá vàng là hai nhân vật chính của truyện, ông lão là nhân vật phụ. Mạch truyện triển khai theo mức độ tăng dần lòng tham của mụ vợ.
- Nhan đề Ông lão đánh cá và con cá vàng tô đậm tính thiện lương con người. Hai nhân vật biểu tượng cho cho lòng tốt, công lí. Đây là đặc trưng của truyện cổ tích.
Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Ếch nghĩ bầu trời bé bằng cái vung, nó to như chúa tể vì:
- Nó sống lâu năm dưới đáy giếng, nhìn thế giới bên ngoài qua miệng giếng nên nó thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.
- Xung quanh nó toàn những con vật nhỏ bé hơn nó, nên nó nghĩ mình là chúa tể muôn loài, mà không hề hay biết thế giới to lớn ngoài kia.
- Khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến mọi vật trong giếng sợ hãi nó.
⇒ Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan. Ếch thật có cái nhìn hạn hẹp, ếch thu mình trong thế giới của chiếc giếng mà nghĩ nó là tất cả. Nếu ếch vẫn giữ cái quan điểm này để bước ra thế giới mới sẽ nguy hiểm khôn cùng.
Câu 2 (Trang 101 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:
- Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, chẳng có con vật nào to lớn hơn ếch, bầu trời chỉ bé bằng vung.
- Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn, tầm nhìn của ếch đã thu hẹp trong cái giếng nhỏ.
- Thái độ kiêu ngạo, tự phụ và chủ quan
→ Ếch đã thiếu hiểu biết, tầm nhìn ngắn mà còn không chịu học hỏi, không khiêm tốn cẩn thận khi đến môi trường mới. Thế nên , ếch chết rất xứng đáng. Qua đây, rút ra cho ta bài học về sự chủ quan, kiêu căng, ngạo mạn, luôn cho mình giỏi sẽ gặp phải những tình huống không kịp đối phó, giải quyết. Điều này được ông cha ta đúng kết bằng tục ngữ “ Ở nhà nhất mẹ nhì con/ Ra đường lắm kẻ còn giỏi hơn ta.”. Câu tục ngữ và truyện ngụ ngôn nhắc nhở chúng ta nên mở rộng tầm nhìn , không được chủ quan, kiêu ngạo.
Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Bài học từ truyện: Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt. Thế giới có cả kho tàng tri thức, không dễ chinh phục nó, chỉ bằng cách từ từ hỏi hỏi, từ tư lĩnh hội để không trở nên kém hiểu biết, việc hoàn thiện bản thân là vô cùng cần thiết, không bao giờ là đủ nên không ngừng trau dồi kiến thức, kĩ năng sống.
Luyện tập
Bài 1 (Trang 101 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Hai câu văn quan trọng thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện:
- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể. -> tầm nhìn hạn hẹp
- Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên bầu trời, chả thêm để ý đến xung quanh nên đã bị con trâu đi qua dẫm bẹp. -> chủ quan , không chịu học hỏi
Bài 2 (trang 101 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”
- Một số học sinh có lực học khá giỏi thường tự mãn khi đi thi đấu với các bạn trường khác lại thất bại.
- Một số người thường khiêm tốn và tự nhận sự hạn chế của mình thông qua câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”
Soạn bài Đeo nhạc cho mèo
Bố cục:
- Đoạn 1 (Từ đầu ... trên ông Đồ): Bao quát cảnh làng chuột họp
- Đoạn 2 (tiếp theo ... lôi thôi gì nữa): Diễn biến của cuộc họp.
- Đoạn 3 (phần còn lại): Thực hiện quyết định sau cuộc họp không thành.
Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Tóm tắt:
Mèo cứ ăn thịt chuột mãi nên loài chuột lo lắng tìm cách bảo vệ giống nòi. Cả làng chuột họp bàn đeo nhạc vào cổ cho mèo để khi mèo đến, nghe thấy tiếng nhạc biết đường chạy. Cả làng nức nở khen cách hay nhưng không ai nhận làm, chỉ có anh chuột Chù không biết chối đành nhận lời.
Chuột chù đem nhạc tới gần mèo thì bị mèo nhe nanh, giơ vuốt dọa liền bỏ chạy về. Vì thế đến tận bây giờ, mèo vẫn cứ ăn thịt chuột.
Câu 2 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Sự đối lập: Lúc họp thì ai cũng đồng ý hăng hái cho là sáng kiến hay. Lúc cử người làm thì ai cũng thoái thác đùn đẩy
→ Ý nghĩa: phê phán kiểu người hèn nhát, nói hay làm khó.
Câu 3* (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Mỗi loại chuột tương ứng với từng loại người trong xã hội:
- Chuột Cống: Người có vai vế, chữ nghĩa.
- Chuột Chắt: Kẻ chức sắc “dở ông dở thằng”.
- Chuột Chù: Thấp cổ bé họng bị bắt nạt.
Câu 4* (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Trong cuộc họp, ông Cống có quyền xướng việc và sai khiến, anh Chắt tự cho mình cái quyền không phải làm việc nặng nhọc, kẻ cùng đinh dưới cùng xã hội là anh Chù phải gánh vác việc nguy hiểm.
Câu 5 (trang 107 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Bài học rút ra: Sáng kiến dù hay thế nào phải có tính thực tiễn, khả thi mới có ích. Một kế hoạch tốt phải có cơ sở để thực hiện, và người thực hiện cũng rất quan trọng. Một hội đồng mà cá nhân thao túng sẽ đi đến những quyết định ảo tưởng, điên rồ.
Luyện tập
Chuột Cống là bậc trưởng thượng huênh hoang nhưng nhút nhát đùn đẩy trách nhiệm khó khăn cho người khác. Chuột Cống luôn cho mình là kẻ bề trên, khởi xướng ý tưởng đeo nhạc cho mèo, nhưng lại trốn tránh thực hiện việc nguy hiểm.
Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Năm ông thầy bói xem voi bằng cách lấy tay sờ. Vì con voi quá to nên mỗi thầy chỉ “xem” một bộ phận của nó.
Mỗi thầy phán về con voi một cách chính xác và sinh động:
- Thầy sờ voi thì thấy sun sun như con đỉa
- Thầy sờ ngà thì thấy chần chẫn như cái đòn càn
- Thầy sờ tai thì thấy sừng sững như cái cột đình
- Thầy sờ đuôi thì thấy tua tủa như cái chổi sể cùn
Thái độ của các thầy bói khi phán về voi:
- Ai cũng tin là mình nói đúng nhất
- Người sau bác bỏ người trước để khẳng định ý kiến của mình
- Không lắng nghe ý kiến của nhau, từ bàn tán chuyển sang xô xát đánh nhau.
Câu 2 (Trang 103 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Năm ông thầy bói sờ thấy voi thật nhưng không nắm được tổng thể của voi.
- Họ chỉ dùng “tay” để xem voi, dùng cách sờ soạng thay cho việc mắt nhìn
- Vì con voi quá to mỗi thầy chỉ xem được một bộ phận, chưa xem được toàn thể, nên tả lại con voi qua một bộ phận mình sờ thấy.
- Họ đã không cùng lắng nghe để bổ sung lẫn nhau, mà nhất quyết bảo thủ cho rằng ý kiến của mình đúng.
Câu 3 (trang 103 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Bài học được rút ra trong bài Thầy bói xem voi:
- Phải tìm hiểu sự vật bằng các phương cách tiếp cận thích hợp
- Phải xem xét một cách khách quan, toàn diện
- Phải biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác
- Không dùng vũ lực để giải quyết vấn đề nhận thức
Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)
Vì cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai đều lập luận từ những biểu hiện bề ngoài: Mắt phải nhìn, Tay phải làm, Chân phải đi, Tai phải nghe Dường như tất cả đều phải phục vụ lão Miệng, và họ nghĩ Miệng chỉ việc hưởng thụ, không phải làm gì.
Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Truyện khuyên răn, khuyên nhủ:
- Mỗi cá thể không thể tồn tại nếu tách khỏi mối quan hệ mật thiết với cộng đồng.
- Sống trong cộng đồng cần phải có tinh thần “một người vì mọi người, mọi người vì một người”.
Luyện tập
- Định nghĩa truyện ngụ ngôn: Truyện ngụ ngôn là truyện kể dân gian bằng văn xuôi hoặc bằng thơ, mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cỏ... để ẩn dụ, hoặc chính chuyện con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện đời, chuyện người, nhằm nêu lên bài học luân lí.
- Các truyện ngụ ngôn đã học là: Ếch ngồi đáy giếng; Đeo nhạc cho mèo; Thầy bói xem voi; Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Câu 1 (Trang 125 sgk Ngữ văn tập 1)
- Nội dung tấm biển treo ở cửa hàng có 4 yếu tố:
+ Ở đây: chỉ địa điểm
+ Có bán : hoạt động kinh doanh
+ Cá : mặt hàng kinh doanh
+ Tươi : chất lượng sản phẩm
Câu 2 (Trang 125 sgk Ngữ văn tập 1)
- Có 4 người góp ý về cái biển đề ở cửa hàng.
+ Người 1; đòi bỏ chữ “tươi” → có ý kiến về chất lượng của mặt hàng kinh doanh
+ Người 2 : bỏ chữ “Ở đây” → ý nói về vị trí, bỏ đi vì không cần thiết, treo biển chỗ nào thì là chỗ đấy bán rồi
+ Người 3: bỏ chữ “Có bán” → muốn cho ý kiến về hoạt động của quán
+ Người 4: bỏ chữ cá “cá” → ý kiến về mặt hàng kinh doanh
⇒ Ý kiến của 4 người nghe có vẻ rất hợp lý, vì mỗi người đều có lập luận riêng của mình và được nói với giọng điệu tự tin khiến chủ quán bị thuyết phục. Lần lượt bỏ các từ và cuối cùng là cất luôn tấm biển đi.
Câu 3 (Trang 125 sgk Ngữ văn tập 1)
- Yếu tố gây cười: Cửa hàng bán cá mà khi treo biển lại không tự mình hiểu được nội dung, ý nghĩa của tấm biển, lại bị động nghe theo góp ý của người khác mà không suy xét kỹ lưỡng. Cửa hàng đã nhắm mắt làm theo từng ý kiến rồi cuối cùng là cất tấm biển đi không treo nữa.
Câu 4 (Trang 125 sgk Ngữ văn tập 1)
- Ý nghĩa của truyện:
+ Câu chuyện tạo nên tiếng cười cho người đọc
+ Có ý phê phán những người thiếu lập trường không suy xét khi nghe ý kiến của người khác.
+ Đồng thời chỉ ra bài học kinh nghiệm không nên vội vàng hành động khi chưa suy nghĩ kỹ lưỡng, phải có tư tưởng lập trường riêng của bản thân, không được để dễ bị tác động
Luyện tập
- Tiếp thu ý kiến của người thứ hai. Và bỏ hai từ “ở đây” trên tấm biển đi vì nó thừa thông tin..
- Bài học rút ra về cách dùng từ: Nên lựa chọn dùng từ chính xác, đúng và đủ ý nghĩa.
Tóm tắt:
Hai anh chàng khoe khoang gặp nhau. Một anh đang vội tìm con lợn bị sổng nhưng vẫn kịp khoe “lợn cưới” (con lợn để làm cỗ cưới), còn anh chàng kia thì tiện thể khoe luôn chiếc áo mới mặc từ sáng.
Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Tính khoe của là thói phô trương cho mọi người thấy là mình giàu có, hơn người ta.
- Anh đi tìm lợn khoe khoang khi “tất tưởi chạy đến”, anh ta đang rất vội vàng tìm lợn bị mất.
- Lẽ ra phải hỏi về đặc điểm của con lợn vừa bị sổng thế mà anh ta lại hỏi “lợn cưới” không thích hợp và là thông tin thừa với người được hỏi.
Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Anh có áo mới khoe của đến mức lố bịch, đứng ở cửa cả buổi chỉ chờ người ta khen, khi được hỏi về con lợn lại giơ vạt áo ra khoe.
- Điệu bộ của anh chàng này chỉ muốn nhấn mạnh cái áo mới không phù hợp để trả lời.
- Câu trả lời thừa yếu tố về cái áo, chỉ cần nói “không thấy” là đủ.
Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Yếu tố gây cười: sự lố bịch trong việc khoe khoang của hai anh chàng, những thứ để khoe cũng chẳng quá to tát đến mức đem khoe như thế. Một bên thì đứng chờ cả buổi chỉ đợi người đi qua để khoe, còn bên kia dù có vội vẫn không quên khoe của. Lời nói của hai anh chàng đều thừa thông tin không cần thiết.
Câu 4 (trang 127 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Ý nghĩa truyện: Chế giễu và phê phán những người hay khoe khoang, một tính xấu phổ biến trong xã hội.
Câu 1 (trang 144 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
- Văn bản thuộc thể loại truyện trung đại Việt Nam. Đây là thể loại truyện văn xuôi chữ Hán có nội dung phong phú và thường mang tính chất giáo huấn, thể loại này còn có cách viết khác hẳn với truyện hiện đại.
- Gồm có hai đoạn:
+ Đoạn thứ nhất, kể lại câu chuyện về sự báo đáp của con hổ với bà đỡ Trần. Hổ cái khó sinh, sau khi được bà đỡ Trần giúp, cho uống thuốc và xoa bụng đã đẻ được. Vì vậy, mà hổ đực quỳ lạy cảm ơn rồi còn đào vàng lên biếu bà Trần.
+ Đoạn thứ hai, là sự báo ơn của con hổ với bác tiều Lạng Giang. Bác tiều đã cứu hổ khỏi cái chết do hóc xương, nên hổ không quên ơn của bác mang biếu bác cả một con dê, đến khi bác chết thì đến bộ viếng và hằng năm, đều mang dê, bò đến trước mộ.
Câu 2 (trang 144 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu: nhân hóa
Biện pháp nghệ thuật nhân hóa được thể hiện qua việc tác giả mượn hình ảnh con hổ có những hành động, cử chỉ, nhân cách như một con người. Đặc biệt, hổ là chúa rừng xanh nổi tiếng là con động vật nguy hiểm, ăn thịt người nhưng lại có tấm lòng biết ơn người giúp đỡ mình sống có nghĩa, có tình. Qua hình ảnh con hổ, tác giả muốn nói về con người sống cần phải có tình có nghĩa. Đây là cách diễn giải gián tiếp, tế nhị về con người nhưng đạt hiệu quả rất cao, khiến con người nhìn nhận lại cách sống của bản thân thực sự đã đúng, đã sống tình nghĩa.
Câu 3 (trang 144 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
- Câu chuyện thứ nhất: Bà đỡ Trần trong một đêm nọ bị một con hổ đực không biết từ đâu đến cõng bà vào rừng. Khi đó, bà sợ đến chết khiếp, run sợ không dám nhúc nhích vì bà nghĩ hổ ta tha bà vào rừng rồi ăn thịt. Nhưng hổ cầm tay bà nhìn hổ cái mà nhỏ nước mắt, chỉ muốn bà giúp hổ cái đang khó sinh, thấy vậy bà liền lấy thuốc để sẵn trong người hòa với nước suối cho hổ cái uống và xoa bóp bụng hổ, hổ liền đẻ được và hổ vui mừng. Rồi hổ đến một gốc cây gần đó, đào lên một thỏi vàng tâm hơn mười lạng đưa bà Trần và dẫn bà ra khỏi khu rừng. Nhờ số vàng hổ đưa, bà đã sống qua được năm mất mùa, đói kém.
- Câu chuyện thứ hai: Bác tiều phu đang bổ củi dưới thung lũng thì gặp con hổ trán trắng có khúc xương mắc ngang cổ họng, máu me, nhớt dãi trào ra. Bá tiều trèo lên cây nói vọng xuống sẽ giúp hổ lấy chiếc xương bò mắc trong cổ họng. Nghe vậy, hổ năm ngoan ngõan cho bác tiều lấy chiếc xương ra, hổ săn nai về cảm tạ ơn. Lúc bác tiều mất, hổ xót thương, cứ tới dịp giỗ lại mang lễ vật về.
- Các chi tiết thú vị:
+ Hổ đực cầm tay bà đỡ và nhìn hổ cái rơi nước mắt, hình ảnh này khiến ta liên tưởng tới người chồng thương vợ khi sinh đẻ, biết vợ đau nên lo lắng nhưng không làm được gì. Hổ đực cầm tay bà Trần mong bà giúp đỡ cho hổ cái đang đau đớn vì khó sinh.
+ Bà đỡ Trần được hổ đực cảm tạ ơn bằng nén bạc, cho thấy hổ là một con động vật có tình nghĩa, biết ơn đến người vừa giúp mình, vợ mình, giúp cho gia đình hổ có sự hạnh phúc chào đón sinh linh mới
+ Con hổ nghe lời bác tiều nằm phục xuống, há miệng vẻ cầu cứu. Hổ thật biết phải trái, biết rằng lúc này , chỉ có bác tiều mới có thể cứu sống mình và khi bác tiều giúp hổ lấy khúc xương ra thì hổ bỏ đi. Bỏ đi ở đây không phải quên ơn, mà biết bác tiều có ơn cứu mạng nên không làm hại bác và tìm cách trả ơn. Chính điều này, dẫn đến việc hổ mang đến nhà bác tiều con nai, hổ đã nhớ lời bác tiều nói sau khi cứu giúp hổ thoát khỏi hoạn nạn.
- Chuyện con hổ với bác tiều so với chuyện con hổ với bà đỡ Trần có thêm ý nghĩa: Nếu như con hổ đực trả ơn bà đỡ Trần ngay lúc đó và có hành động gầm lên một tiếng vì nghẹn ngào xúc động rồi bỏ đi thì con hổ trán trắng lại có cách trả ơn khác với ân nhân của mình. Hổ chia ngọt sẻ bùi với bác tiều, có miếng ngon , miếng lạ đều nhớ đến bác, khi bác chết nén đau thương lại đến mộ viếng bác và trong tâm khảm không thể nào quên được người đã cứu mạng mình, vẫn giữ trong lòng sự biết ơn. Đây cũng là tư tưởng nhân nghĩa, sự trả ơn nghĩa suốt đời mà tác giả muốn giáo huấn con người ta, sống có nhân có nghĩa, luôn biết ơn người đã giúp đỡ mình.
Câu 4 (trang 144 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Truyện «Con hổ có nghĩa” là một câu chuyện mang ý nghĩa giáo huấn sâu sắc về cách sống ân nghĩa trong đạo làm người.
- Đề cao lối sống ân nghĩa, người được nhận ơn phải ghi nhớ và biết báo đáp ơn nghĩa cho ân nhân.
- Ca ngợi lối sống nghĩa tình, gặp người hoạn nạn sẵn sàng ra tay giúp đỡ, như vậy sẽ có ngày được báo đáp. Đó cũng là luật nhân quả ở đời, làm người tốt sẽ được người tốt giúp đỡ.
- Đồng thời, nhắc nhở chúng ta gìn giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống “sống có ân nghĩa”.
- Trong câu chuyện, tác giả lấy hình ảnh một con vật hung dữ, bạo tàn là hổ mà lại sống ân nghĩa, tình cảm như vậy, cho ta thấy được tình yêu thương có thể cảm hóa con người từ độc ác trở lên tốt hơn, sống có đạo đức hơn. Vì vậy, mà chúng ta không nên có thái độ kì thị với người xấu, mà giúp họ trở về con đường hoàn lương, sẽ giúp cho xã hội của chúng ta tươi đẹp hơn.
Tóm tắt:
Thuở nhỏ, Mạnh Tử tính rất thích bắt chước, mẹ cậu phải ba lần chuyển nhà để có môi trường sống tốt cho con. Bà mẹ Mạnh Tử dạy con phải vừa có đạo đức vừa có chí học hành, bà rất thương con nhưng ngược lại không nuông chiều, rất kiên quyết.
Bố cục:
- Đoạn 1 (từ đầu ... cắt đứt đi vậy): Cách dạy con của mẹ Mạnh Tử
- Đoạn 2 (phần còn lại): Kết quả của việc dậy dỗ ảnh hưởng đến Mạnh Tử
Soạn Câu 1 trang 152
Bảng tóm tắt
Con |
Mẹ |
Nhà gần nghĩa địa, bắt chước đào, chôn, lăn, khóc | Chuyển nhà ra gần chợ |
Ở gần chợ, con bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo | Dọn nhà đến gần trường học |
Nhà cạnh trường, bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở đi học | Vui lòng, yên tâm |
Hỏi người ta giết lợn làm gì | Nói đùa nhưng lo con sẽ học thói nói dối nên đi mua thịt cho con để giữ lời |
Bỏ học về nhà chơi | Cắt đứt tấm vải đang dệt để dạy con |
Soạn Câu 2 trang 152
- Ý nghĩa việc dạy con trong 3 sự việc đầu: Môi trường sống hàng ngày ảnh hưởng nhiều đến việc hình thành nhân cách trẻ thơ.
- Ý nghĩa việc dạy con trong 2 sự việc sau: Dạy con không được nói dối, phải kiên quyết, cho con hiểu được vai trò to lớn của việc học tập.
- Tác dụng của cách dạy con của mẹ Mạnh Tử: Mạnh tử chuyên cần học tập,trở thành bậc đại hiền.
Soạn Câu 3 trang 152 ngắn nhất
Theo em hình dung, người mẹ thầy Mạnh Tử có lòng thương con hết mực. Bà ý thức được việc dạy dỗ con từ nhỏ, vừa yêu thương con nhưng vẫn vô cùng nghiêm khắc, là người phụ nữ bình dị mà khéo léo và sâu sắc trong cách dạy con.
Soạn Câu 4 trang 152
Truyện Mẹ hiền dạy con: là truyện trung đại có nội dung mang tính giáo huấn, truyện gần với kí sử, cốt truyện đơn giản, các nhân vật được kể theo ngôi thứ ba qua hành động và ngôn ngữ đối thoại.
Luyện tập
Câu 1 (trang 153 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung
Tấm vải dệt dở là công sức bao ngày mới làm nên nhưng người mẹ sẵn sàng hủy nó đi để qua đó dạy con mình một bài học sâu sắc. Hành động này xuất phát từ lòng thương con, là cách giáo dục cương quyết, giúp con có nhận thức đúng về việc học.
Câu 2 (trang 153 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
Đạo làm con cần phải: chăm ngoan, cố gắng học tập, tự giác, không mải chơi để cha mẹ vui lòng.
Câu 3 (trang 153 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1):
- Tử được dùng với nghĩa “chết”: bất tử, tử trận, cảm tử.
- Tử được dùng với nghĩa “con”: hoàng tử, công tử, đệ tử.
Câu 1 (trang 164 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Các chi tiết nói về Thái y lệnh:
+ Đem hết của cải, mua các loại thuốc tốt và tích trữ thóc gạo
+ Gặp kẻ tật bệnh cơ khổ, ngày cho ở nhà mình, cấp cơm cháo, chữa trị. Dẫu bệnh có dầm dề máu mủ, ngài cũng không hề né tránh, bệnh nhân đến chữa bệnh khỏe rồi đi
+ Năm đói kém, dịch bệnh nổi lên, ngài lại dựng thêm nhà cho những kẻ khốn cùng đói khát và bệnh tật ở đó, cứu sống hơn ngàn người
+ Có người đến gõ cửa mời gấp ngài đến chữa bệnh cho người đàn bà đang trong cơn nguy kịch, ngà nghe xong đi ngay.
+ Khi đi chữa bệnh cho người bị nặng hơn, không ngại bị Trần Anh Vương quở trách.
+ Sau khi chữa trị xong cho người đàn bà kia thì ngài đến gặp Trần Anh Vương bày tỏ lòng thành và được ngợi khen tấm lòng lương y
→ Qua những chi tiết trên
Thứ nhất Thái y lệnh là thầy thuốc giỏi, cứu sống được hàng ngày người, khi mà nghe người nọ kể về tình hình người đàn mà ngài biết được bệnh nào nặng, bệnh nào nhẹ để ra tay cứu giúp người nguy nạn trước.
Thứ hai là người yêu dân, hết lòng để cứu, giúp đỡ người, đặc biệt là người nghèo đói, khổ hạnh. Gặp người bệnh thì ông cứu chữa bằng ý đức của mình chứ không dựa vào danh lợi phù phiếm.
Đặc biệt, ngài không sợ quyền y, địa vị, mà luôn làm theo cái tâm của mình, xứng đáng là một lương ý và được nhân dân trọng vọng. Điều này thể hiện rõ qua sự việc Những hành động của ngài còn được Trần Anh Vương khen ngợi, xứng đáng với mong mỏi của Vương có cả tài năng và đức độ.
b, Câu thoại đáp lại với quan Trung sứ của Thái y lệnh: «Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu »
- «Tôi có mắc tội » tội ở đây là không theo sứ giả vào cung chữa trị cho bậc quý nhân bị sốt ngay lúc đó, mà đi cứu bệnh nhân nguy cấp trước. Ông hiểu rõ trách nghiệm của mình là Thái y phục vụ trực tiếp cho triều đình mà nay lại từ chối hồi cung khẩn cấp. Khẳng định việc cứu người quan trọng hơn tính mạng của mình.
- Ông con đưa ra lý do vì sao ông không theo sứ gia vào cung luôn, ông người bệnh này khẩn cấp hơn. Việc làm của ông nên được coi trọng và sẽ được Vương gia hiểu, bỏ qua cho Rồi ông cũng cảm chấp nhận sự trừng phạt nghiêm khắc nhất: “tội tôi xin chịu”
→ Thái y lệnh đã yêu thương người bệnh cơ khổ hết mức. Ông quyết tâm cứu sống người bệnh, bất chấp mạng sống của bản thân
Câu 2 (trang 165 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Trước cách cư xử của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương thay đổi:
+ Ban đầu Vương quở trách, nhưng không nghe Thái y bày tỏ long thành liền thay đổi . Từ trách giận sang mừng rỡ
+ Ngợi khen: “Ngươi là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp còn có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi”
→ Trần Anh Vương sáng suốt, rộng lượng, không hẹp hòi chuyện cá nhân mà còn ngợi khen tài năng, đức độ của Thái y lệnh.
+ Ngợi ca và tôn vinh người tài, cái nhìn rộng phán xét tài tình đúng là minh quân
+ Vương gia cũng là người yêu thương dân chúng, ngài mong các quan triều đình đều có tấm lòng giúp dân đỏ, để họ không lầm than, họ được quan tâm đúng lúc. Và sự mong mỏi đó, Thái y lệnh đã đáp ứng được.
Câu 3 (trang 165 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Những bài học về người làm nghề y:
- Phải có tài năng thực sự, có chuyên môn nghiệp vụ và không ngừng trau dồi thêm để tránh việc khám, chẩn đoán sai bệnh dẫn đến chữa trị sai. Điều này dẫn đến những hậu quả đáng tiếc, ví dụ như đã có trường hợp người bệnh chỉ gãy chân cần bó bột mà bác sĩ phán chân đã hỏng liền chặt luôn khiến cho cuộc đời họ trở thành kẻ tàn phế.
- Thầy thuốc như mẹ hiền, thương yêu, giúp đỡ người bệnh. Có tấm lòng bao dung, rộng lượng và coi trọng con người, tính mạng con người. Nghề y là nghề cứu người mà thờ ơ trước những người bệnh hay hách dịch bệnh nhân thật đáng trách.
- Người bệnh nặng cần chữa trị ưu tiên, bất kể địa vị của họ như thế nào, đừng để danh lợi làm mờ mắt, đôi khi khiến người bệnh chết oan.
Câu 4 (trang 165 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Nội dung y đức trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng và truyện về Tuệ Tĩnh:
- Cả hai người đều là thầy thuốc giỏi có lương tâm, là thầy thuốc cứu giúp bệnh không mong được trả ơn.
- Là quan niêm yết, chính trực, không phân biệt địa vị, chữa bệnh dựa vào chuyên môn, người bệnh nào nặng thì cần ưu tiên chữa trị trước.
- Dù nguy hiểm tới tính mạng nhưng vẫn đặt nhiệm vụ cứu người bệnh lên trên hết, coi mạng sống của người bệnh lên trên hết.
Luyện tập
Bài 1 (Trang 165 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người:
- Thứ nhất là người thầy thuốc có chuyên môn giỏi, dành hết tâm huyết cho nghề.
- Thứ hai là có lòng đức độ, biết thương xót dân nghèo, người bệnh. Đây cũng là cái cốt làm lên một thầy thuốc giỏi, vừa giỏi nghề vừa có lòng.
→ Tuy nhiên, lòng nhân đức của Thái y lệnh không chỉ thể hiện trong việc cứu người đàn bà nguy kịch mà còn thông qua việc chữa trị cho người cơ hàn, cứu sống mạng người lúc đói kém. Tấm lòng y đức luôn luôn sẵn sàng để giúp đỡ dân tình, ông thương dân nghèo, ông giúp họ, không chỉ chữa bệnh mà còn cho họ cái ăn, cho họ cái ở.
Bài 2 (trang 119 sgk Ngữ văn 6 tập 1)
Cách dịch thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:
- Nhan đề này khẳng định cái tài và cái đức của thầy thuốc, là thầy thuốc giỏi không chỉ đánh giá về chuyên môn mà còn cả tấm lòng, thầy thuốc đi liền với lương y.
- Đặc biệt, sử dụng từ « cốt là » nhấn mạnh vào vai trò của y đức, nhân cách, bản chất thiện lương của người làm nghề y. Dù là người có tay nghề giỏi đến đâu mà không có sự thương người cứu độ, cứ nạn thì cũng không được coi là thầy thuốc giỏi. Cách dịch này đề cao, xem trọng vai trò của y đức hơn cả chuyên môn.
- Cái tài và cái đức phải song hành cùng nhau, giống như Bác Hồ đã nói «Người có tài mà không có đức là người vô dụng, kẻ có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó »
Cách dịch thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì không nhấn mạnh được nội dung cần biểu đạt về lòng nhân hậu.