logo

Soạn bài: Sơn Tinh, Thủy Tinh (chi tiết)

Sơn Tinh, Thủy Tinh là các nhân vật chắc hẳn đã quen thuộc với các em học sinh, tuy nhiên để hiểu rõ hơn về hai nhân vật này cũng như các sự tích liên quan, chúng ta hãy cùng đi soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 6 nhé


Khái quát truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh


TÓM TẮT:

Soạn văn 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh | Soạn văn lớp 6 chi tiết


BỐ CỤC:

 - Đoạn 1 (Từ đầu ... mỗi thứ một đôi): Vua đưa ra điều kiện kén rể.

 - Đoạn 2 (tiếp ... đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa hai vị thần, Sơn Tinh thắng.

 - Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh và quy luật thất bại.

Soạn văn 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh | Soạn văn lớp 6 chi tiết


Soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh

Câu 1 (trang 33 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh chia làm 3 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu… mỗi thứ một đôi): Vua Hùng kén rể và yêu cầu sính lễ

(vua Hùng có con gái là Mị Nương đến tuổi lấy chồng. Vì yêu con, lo cho hạnh phúc tương lai sau này của cô con gái, vua bèn mở cuộc kén rể- một người vừa đủ tài vừa đủ đức. Trong đó, có hai chàng trai có tài năng lạ: dồn núi, hô mưa gọi gió khiến vua cha băn khoăn không biết nhận lời ai, từ chối ai, nên yêu cầu sáng mai ai mang sính lễ đến sớm sẽ được cưới Mị Nương. Sính lễ bao gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Sính lễ do vua cha thật đặc biệt, liệu trong một đêm hai chàng có thể chuẩn bị kịp không? Và đây là những thứ rất lạ như voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, không giống những con vật bình thường)

- Đoạn 2 (tiếp… thần Nước đành rút quân): Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

(Đây là cuộc giao tranh giữa hai vị thần Núi- Nước nên rất cam go, khốc liệt không ai chịu thua. Thần nước là Thủy Tinh thì cho dâng nước lên làm ngập đồng ruộng, nhà cửa, khiến mọi thứ chìm trong biển nước. Để ngăn dòng nước lũ đó thì Sơn Tinh dùng phép bốc từng quả đồi, dãy núi, đắp thành. Hai vị thần người dâng nước, người dời núi đến khi Thủy Tinh kiệt sức mới cho hạ nước xuống thì trận chiến mới dừng lại)

- Đoạn 3 (còn lại): Cuộc trả thù hằng năm của Thủy Tinh

b, Truyện gắn với thời đại Hùng Vương thứ mười Tám, thời đại mở đầu lịch sử Việt Nam. Qua đây, chứng minh hiện tượng lũ lụt là hiện tượng thường niên có từ xa xưa, ngay từ những ngày đầu dựng nước.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh có hai nhân vật chính: Sơn Tinh và Thủy Tinh.

Như vậy, hai nhân vật chính đã xuất hiện ngay từ nhan đề của Tác phẩm

+ Sơn Tinh là vị thần núi đến từ vùng núi Tản Viên, có khả năng vẫy tay về phía đông thì nổi cồn bãi, vẫy tay về phía tây thì nổi lên từng dãy núi đồi, dời từng dãy núi dựng thành lũy chặn dòng nước. Điều này giải thích địa hình đất nước ta, phía tây là đồi núi, phía đông là đồng bằng và duyên hải

→ Nhân vật tượng trưng cho khát vọng khắc phục thiên tai của nhân dân ta. Nhân dân ta hàng ngàn năm nay kiên trì đắp đê chế ngự nạn lũ lụt ở lưu vực sông Hồng hàng năm, đồng thời nói lên ước mơ chiến thắng thiên tai của người xưa để bảo vệ cuộc sống và mùa màng.

+ Thủy Tinh là vị thần nước đến từ miền biển nên có tài năng gọi gió và hô mưa, làm rung chuyển trời đất, khiến nước dâng lên. Thật tài năng, chàng xứng đáng là chúa vùng nước thẳm

→ Nhân vật tượng trưng cho thảm họa, thiên tai, bão lũ gây phá hoại mùa màng và ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. Dù có mạnh mẽ như thế nào cũng bị khuất phục trước sức mạnh bền bỉ, kiên trì chống lại thiên tại vảo về cuộc sống.

Câu 3 (Trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Ý nghĩa của truyện:

- Giải thích các hiện tượng tự nhiên lũ lụt hằng năm:  Việc Thủy Tinh cho nước đang lên làm ngập nhà cửa. đồng ruộng, làng mạc, gây biết bao hậu quả cho đời sống nhân dân, dịch bệnh hoành hành, mất mùa,… chính là hiện tượng lũ lụt của xảy ra hằng năm ở nước ta, đặc biệt ở vùng đồng bằng và duyên hải. Để phòng chống, đối phó với thiên tai này, nhân dân phải đắp đê xây đập, xây dựng nhà cửa kiên cố, thu hoạch mùa màng trước khi lũ đến

- Thể hiện sức mạnh đoàn kết và ước mơ chế ngự thiên tai của người Việt. Bởi bão lũ, thiên tai khi đến mang theo bao hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn không chỉ cho nhân dân mà còn kinh tế nhà nước nên cần sức mạnh của toàn dân và Chính phủ cùng hợp sức. Như việc: dự báo trước về thời tiết để đưa ra biện pháp phòng chống hiệu quả, làm giảm những thiên hải gây ra, đồng thời kết hợp với việc bảo vệ môi trường để tránh những biến đổi khí hậu,…

- Truyền thuyết này còn thể hiện được những đặc trưng về văn hóa của dân tộc ta dưới thời các vua Hùng, đó là tục thách cưới. Các nội dung này được đan cài vào nhau tạo ra cho câu chuyện một sự hấp dẫn đến lạ kỳ.


Xem thêm các bản soạn bài Sơn Tinh, Thủy Tinh khác:


LUYỆN TẬP

Bài 1 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Đọc diễn cảm truyện Sơn Tinh Thủy Tinh

Bài 2 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Ngày nay chúng ta khắc phục thiên tai, những hiện tượng lũ lụt kinh hoàng bằng việc trồng cây, đắp đê điều, cấm phá rừng… Đây là việc làm đúng đắn vừa phòng chống thiên tai, giảm hậu quả do lũ lụt gây ra vừa góp phần vào bảo vệ môi trường. Vì môi trường ô nhiễm là một trong những yếu tố quan trọng gây ra thời tiết cực đoan, làm tang diễn biến thiên tại ở nước ta

Bài 3 (trang 34 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Những truyện kể dân gian liên quan tới thời đại các vua Hùng như: Chử Đồng Tử- Tiên Dung; Phù Đổng Thiên Vương, Mị Châu- Trọng Thủy; Thánh Gióng; Con Rồng cháu Tiên....


Ý nghĩa truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh

Soạn văn 6: Sơn Tinh, Thủy Tinh | Soạn văn lớp 6 chi tiết

Trên đây TopLoigiai đã giới thiệu đến các bạn bài soạn Sơn Tinh, Thủy Tinh chi tiết nhất. Hi vọng sẽ giúp ích được các bạn trong quá trình tìm hiểu tác phẩm. Cùng xem các bài học liên quan ở đây nhé:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác