logo

Soạn bài: Ếch ngồi đáy giếng (chi tiết)

Hãy cùng TOPLOIGIAI tìm hiểu bài học gì được rút ra sau khi học xong truyện Ếch ngồi đáy giếng qua bài soạn dưới đây các bạn nhé:


Khái quát truyện Ếch ngồi đáy giếng


TÓM TẮT:

Tóm tắt 1

Soạn văn 6: Ếch ngồi đáy giếng | Soạn văn lớp 6 chi tiết

Tóm tắt 2:

Có một con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng, hằng ngày kêu vang động cả chiếc giếng và ngước mắt lên trời nghĩ nó chỉ bằng chiếc vung. Một lần mưa lớn tràn miệng giếng đưa ếch ta ra ngoài, đã bị con trâu đi qua dẫm bẹp.


BỐ CỤC:

- Đoạn 1 (từ đầu ... như một vị chúa tể): ếch khi ở trong giếng.

- Đoạn 2 (còn lại): ếch ra ngoài giếng.


Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng

Câu 1 (trang 101 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Ếch nghĩ bầu trời bé bằng cái vung, nó to như chúa tể vì:

- Nó sống lâu năm dưới đáy giếng, nhìn thế giới bên ngoài qua miệng giếng nên nó thấy bầu trời bé bằng chiếc vung.

- Xung quanh nó toàn những con vật nhỏ bé hơn nó, nên nó nghĩ mình là chúa tể muôn loài, mà không hề hay biết thế giới to lớn ngoài kia.

- Khi nó kêu, tiếng kêu vang động khiến mọi vật trong giếng sợ hãi nó.

⇒ Hoàn cảnh sống ở nơi nhỏ bé, không được tiếp xúc với bên ngoài nên khiến ếch ngạo mạn, chủ quan. Ếch thật có cái nhìn hạn hẹp, ếch thu mình trong thế giới của chiếc giếng mà nghĩ nó là tất cả. Nếu ếch vẫn giữ cái quan điểm này để bước ra thế giới mới sẽ nguy hiểm khôn cùng.

Câu 2 (Trang 101 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Ếch bị trâu dẫm bẹp vì:

- Ếch vẫn có tư tưởng cũ rằng nó là chúa tể, chẳng có con vật nào to lớn hơn ếch, bầu trời chỉ bé bằng vung.

- Nó không chịu quan sát mọi vật xung quanh, không chịu mở rộng tầm nhìn, tầm nhìn của ếch đã thu hẹp trong cái giếng nhỏ.

- Thái độ kiêu ngạo, tự phụ và chủ quan

→ Ếch đã thiếu hiểu biết, tầm nhìn ngắn mà còn không chịu học hỏi, không khiêm tốn cẩn thận khi đến môi trường mới. Thế nên , ếch chết rất xứng đáng. Qua đây, rút ra cho ta bài học về sự chủ quan, kiêu căng, ngạo mạn, luôn cho mình giỏi sẽ gặp phải những tình huống không kịp đối phó, giải quyết. Điều này được ông cha ta đúng kết bằng tục ngữ “ Ở nhà nhất mẹ nhì con/ Ra đường lắm kẻ còn giỏi hơn ta.”. Câu tục ngữ và truyện ngụ ngôn nhắc nhở chúng ta nên mở rộng tầm nhìn , không được chủ quan, kiêu ngạo.

Câu 3 (trang 101 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Bài học từ truyện: Môi trường sống nhỏ hẹp, tù túng, không giao lưu làm hạn chế hiểu biết về thế giới xung quanh. Sống lâu trong môi trường nhỏ hẹp sẽ dần hạn chế sự hiểu biết. Từ những hiểu biết hạn hẹp, dễ trở nên nông cạn, chủ quan, kiêu ngạo sẽ phải trả giá rất đắt. Thế giới có cả kho tàng tri thức, không dễ chinh phục nó, chỉ bằng cách từ từ hỏi hỏi, từ tư lĩnh hội để không trở nên kém hiểu biết, việc hoàn thiện bản thân là vô cùng cần thiết, không bao giờ là đủ nên không ngừng trau dồi kiến thức, kĩ năng sống.


Xem thêm các bản Soạn bài Ếch ngồi đáy giếng khác:


LUYỆN TẬP

Bài 1 (Trang 101 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Hai câu văn quan trọng thể hiện nội dung, ý nghĩa của truyện:

- Ếch cứ tưởng bầu trời trên đầu chỉ bé bằng cái vung và nó thì oai như một vị chúa tể. -> tầm nhìn hạn hẹp

- Nó nhâng nháo đưa cặp mắt lên bầu trời, chả thêm để ý đến xung quanh nên đã bị con trâu đi qua dẫm bẹp. -> chủ quan , không chịu học hỏi

Bài 2 (trang 101 sgk Ngữ văn 6 tập 1)

Một số hiện tượng trong cuộc sống ứng với thành ngữ “Ếch ngồi đáy giếng”

- Một số học sinh có lực học khá giỏi thường tự mãn khi đi thi đấu với các bạn trường khác lại thất bại.

- Một số người thường khiêm tốn và tự nhận sự hạn chế của mình thông qua câu thành ngữ “ếch ngồi đáy giếng”


Ý nghĩa truyện Ếch ngồi đáy giếng

Soạn văn 6: Ếch ngồi đáy giếng | Soạn văn lớp 6 chi tiết

Tham khảo các bài viết liên quan truyện Ếch ngồi đáy giếng:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác