logo

Soạn bài: Cây tre Việt Nam (chi tiết)

Hình ảnh cây tre từ bao đời nay luôn gắn bó với làng quê và người dân Việt Nam, cây tre cũng là chủ đề xuất hiện trong rất nhiều bài thơ, bài văn hay. Hãy cùng TOPLOIGIAI soạn bài Cây tre Việt Nam (Thép Mới) để hiểu hơn về hình tượng cây tre nhé


Tóm tắt Cây tre Việt Nam

Soạn văn 6: Cây tre Việt Nam | Soạn văn lớp 6 chi tiết


Soạn bài Cây tre Việt Nam

1. Nêu đại ý của bài văn

Soạn văn 6: Cây tre Việt Nam | Soạn văn lớp 6 chi tiết

Cây tre là người bạn thân thiết gắn bó với nhân dân Việt Nam, cây tre có mặt ở khắp mọi nơi, có từ lâu đời và đóng 1 phần vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày trong lao động sản xuất, trong công cuộc giữ nước từ bao đời nay . Nó trở thành biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam.

Bố cục:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “Tre trông thanh cao, giản dị, chí khí như người”: Giới thiệu khái quát về cây tre

- Đoạn 2: Tiếp đến “...chết có nhau, chung thủy”: Tre gắn bó với con người trong cuộc sống, lao động, sản xuất.

- Đoạn 3: Tiếp đến “ Tre, anh hùng chiến đấu!” : Tre sát cánh với con người trong công cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

- Đoạn 4: Còn lại: Tre mãi mãi là bạn đồng hành của dân tộc Việt Nam trong hiện tại và tương lai.

2. Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam

a, Những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày :

- Tre, nứa,mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau

- Tre là người nhà, tre khăng khít với đời sống hàng ngày:

+ giang chẻ lạt, buộc mềm

+ trẻ chơi chuyền, đánh chắt

+ tuổi già hút điếu cày

+ tre chung thủy từ khi lọt lòng trong chiếc nôi tre đến khi nhắm mắt xuôi tay trên chiếc chõng tre...

→ Tre là cánh tay phải của người nông dân, giúp người dân trăm việc là một anh hùng lao động

b, Tác giả gọi tre là người bạn thân. Dùng điệp ngữ, nhân hóa “bạn thân” nhằm xác lập mối quan hệ giữa tre với con người đã gắn bó và nhấn mạnh mối liên hệ chặt chẽ mà ngay từ đầu văn bản tác giả đã khẳng định.

3. Con người có thể tạo ra nhiều sản phẩm thay thế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhưng tre sẽ luôn còn mãi trong tâm hồn dân tộc Việt Nam. Trên đường ta bước tre vẫn là bóng xanh mát...Tác giả tạo nên hình ảnh cây tre từ những phẩm chất, đức tính vốn có của dân tộc Việt Nam. Sức sống mãnh liệt từ tre cũng chính là sức sống mãi trường tồn của dân tộc Việt Nam. Tạo nên vẻ đẹp và giá trị của cây tre Việt Nam, sự gắn bó của cây tre với đời sống của dân tộc ta. Tre luôn đồng hành, và gắn bó suốt trong công cuộc xây dựng đất nước của dân tộc ta.

4. Vẻ đẹp: mầm non măng mọc thẳng, dáng tre vươn mộc mạc, màu tre tươi nhũn nhặn

Phẩm chất: cứng cáp, dẻo dai, thanh cao, giản dị, chí khí như người, thẳng thắn, bất khuất, cùng ta làm ăn, cùng ta đánh giặc, cùng ta xây dựng đất nước

→ Tre trở thành một biểu tượng sáng giá qua phép nhân hóa, điệp từ tre, hệ thống các tính từ đã nhấn mạnh phẩm chất của tre: sự kì diệu trong sức sống, với những vẻ đẹp riêng biệt, chứa những giá trị cao. Thanh cao, giản dị, chí khí là những phẩm chất tốt đẹp của chính con người Việt Nam trên chặng đường vẻ vang của dân tộc qua nghìn năm lịch sử. Nói tre là biểu tượng của dân tộc đúng chẳng sai, bởi lẽ tre gắn bó người dân Việt Nam, đồng hành trong mọi giây phút của lịch sử ngàn năm dựng nước, giữ nước, tre bất khuất như chính con người dân tộc ta vậy.


LUYỆN TẬP

Sưu tầm một số câu tục ngữ, ca dao , thơ truyện cổ tích Việt Nam về cây tre

+ Tục ngữ:

- Tre già măng mọc

- Tre già khó uốn

- Thế như chẻ tre

- Tre lướt cò đỗ

- Tre già nhiều người chuộng, người già chuộng làm chi

+ Ca dao

-   Làng tôi có lũy tre xanh

  Có sông Tô lịch uốn quanh xóm làng

  Bên bờ vải, nhãn, hai hàng

  Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng

-      Chặt tre cài bẫy vót chông

Tre bao nhiêu lá thương chồng bấy nhiêu

-     Một cành tre, năm bảy cành tre

Đẹp duyên thì lấy chớ nghe họ hàng

+ Thơ

- Tre xanh xanh tự bao giờ

Chuyện ngàn xưa đã có bờ tre xanh

Thân gầy guộc, lá mong manh

Mà sao lên lũy lên thành tre ơi?

(Nguyễn Duy)

- “Quê hương là cầu tre nhỏ

Mẹ về nón lá nghiêng tre” (Quê hương)

“Quê hương tôi có con sông xanh ngát

Nước gương trong soi tóc những hàng tre

(Tế Hanh)

+Truyện cổ tích: Thánh Gióng, Cây tre trăm đốt

Tham khảo các bài viết liên quan bài Cây tre:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác