logo

Soạn bài: Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử (chi tiết)

Cầu Long Biên không chỉ là danh lam thắng cảnh mà còn là chứng nhân lịch sử quan trọng của một thời kì kháng chiến của dân tộc.Cùng TOPLOIGIAI soạn bài Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử để hiểu rõ hơn về lịch sử và những điểm độc đáo của cây cầu này nhé:


Tóm tắt bài Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử

Soạn văn 6: Cầu Long Biên – Chứng nhận lịch sử | Soạn văn lớp 6 chi tiết


Soạn bài Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử

Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Soạn văn 6: Cầu Long Biên – Chứng nhận lịch sử | Soạn văn lớp 6 chi tiết

Bài văn có thể chia làm 3 đoạn:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội”: Giới thiệu khái quát về cầu Long Biên

- Đoạn 2: Tiếp đến “như chiếc võng đung đưa, nhưng vẫn dẻo dai, vững chắc”: Dẫn chứng, chứng minh Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử của dân tộc

- Đoạn 3: Còn lại: Ý nghĩa của cây cầu Long Biên với hiện tại và tương lai

Câu 2 (trang 127 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Đoạn văn cung cấp cho chúng ta đặc điểm và quá trình xây cầu Long Biên

+ Đặc điểm:

- Vị trí: bắc ngang sông Hồng

- Độ dài: 2290m

- Trọng lượng: 17000 tấn

- Hình dáng: “như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng”

- Chất liệu: bằng sắt

+ Quá trình xây cầu:

- Được xây dựng từ năm 1898 đến năm 1902 do kĩ sư người Pháp thiết kế, mới đầu có tên là Đu – me và thuộc toàn quyền sở hữu của Pháp ở Đông Dương

- Được xây dựng bằng mồ hôi và nước mắt, xương máu của người dân Việt Nam

→ Cầu Long Biên tại thời điểm bấy giờ có quy mô lớn, là cây cầu có tuổi thọ lâu đời, chứng kiến bao năm tháng lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:

a, - Cầu chứng kiến người dân thủ đô cùng các trung đoàn ra đi bí mật

- Cảnh đất trời bốc lửa, thành đô nghi ngút cháy

→ Chứng kiến mọi sự tàn khốc, mọi cuộc chiến ác liệt của chiến tranh, chứng kiến mọi sự hi sinh của các anh hùng ngã xuống bảo vệ thủ đô, bảo vệ đất nước

- Cảnh cầu bị bom Mỹ đánh phá, cầu rách nát giữ trời, tả tơi, ứa máu

→ Oằn mình chịu đựng trước sự đánh phá của giặc Mỹ, cùng nhân dân đồng hành chiến đấu.

- Màu xanh của bãi mía, nương dâu, bãi ngô, vườn chuối, ánh đèn mọc như sao xa

→ Chứng kiến sự hồi sinh, đổi mới của Hà Nội thơ mộng, trù phú.

b. Trích dẫn thơ, lời bản nhạc tạo nên tính nghệ thuật cho cây cầu, tăng thêm việc thể hiện tình cảm thân thiết, gắn bó giữa dân ta với cây cầu, và tình cảm của tác giả với cây cầu.

c. Dùng biện pháp nhân hóa, thay đổi linh hoạt việc sử dụng ngôi kể 1 và ba một cách linh hoạt, giọng kể trầm tĩnh, khách quan -> Vừa diễn tả chân thật cuộc chiến khốc liệt của chiến tranh, sự hy sinh anh dũng của người dân, của chiến sĩ vừa bộc lộ tình cảm của tác giả.

Câu 4 (trang 127 sgk Ngữ văn 6 tập 2)

a. Tác giả đặt tên như vậy vì, bất kỳ sự kiện lịch sử nào của thủ đô Hà Nội, hay rộng hơn là của dân tộc ta Cầu Long Biên vẫn luôn đứng đấy, chứng kiến, có khi cùng oằn mình chiến đấu. Không thể thay thế vì từ chứng nhân lịch sử mang ý nghĩa đầy đủ và sâu sắc nhất.

+ Các sự kiện lịch sử Cầu Long Biên chứng kiến:

- Trong thời pháp Thuộc

- Cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945

- Kháng chiến chống Pháp

- Kháng chiến chống Mỹ

- Thời bình

- Mùa nước lũ…

+ sống động: vì lịch sử của ta có nhiều biến đổi trong thời gian không dài, nên việc sử dụng tính từ này tạo cho người đọc hình dung ra những biến đối của lịch sử là liên tục và không ngờ tới

+ đau thương: là những ký ức không bao giờ quên, không gì bù đắp được

+ anh dũng: tinh thần chiến đấu, sẵn sàng hy sinh, vô cùng tự hào của dân tộc.

b, Lối hành văn của tác giả tạo nên sự độc đáo cho cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử. Từng nhịp cầu là cầu nối vào tim mỗi người bởi lẽ nó như một anh hùng giữa đất trời, sống cùng năm tháng cùng chiến đấu, cùng xây dựng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Tồn tại vĩnh cửu, bất khuất kéo dài đến mãi về sau.


LUYỆN TẬP

Di tích lịch sử ở Hải Dương:  Văn miếu Mao Điền, Côn Sơn Kiếp Bạc, Đền thờ Khúc Thừa Dụ

Tham khảo các bài viết liên quan:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác