logo

Soạn bài: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử (siêu ngắn)

Soạn bài Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử siêu ngắn gọn chỉ có tại TOPLOIGIAI. Soạn văn 6 siêu ngắn được các thầy cô biên soạn giúp các bạn học môn Ngữ văn lớp 6 đơn giản, dễ dàng nhất


Soạn bài: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử 


I. Đọc - Hiểu văn bản

Câu 1 (trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Bài văn có thể chia làm ba đoạn:

Soạn bài: Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử (siêu ngắn) | Soạn văn 6 siêu ngắn - TopLoigiai

Câu 2 (trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Đoạn văn đã cho em biết được những thông tin chính xác về cây cầu này :

- Tên gọi trước kia là "Cầu Đu - me"; đến mãi năm 1945 mới được đổi tên là Long Biên.

- Quy mô của cầu:

+ Dài 2290 mét

+ Nặng 17 nghìn tấn

- Được hoàn thành trong cuộc khai thác thuộc địa lần I của Pháp

- Là tượng đài trong nền văn minh cầu sắt

- Là kết quả của bao nhiêu mồ hôi và xương máu của dân phu Việt Nam bị chết do bàn tay thực dân Pháp.

So sánh: Đây là cây cầu lớn nhất, đẹp nhất bắc ngang qua sông Hồng. Nó đã tồn tại hơn một thế kỉ đến ngày nay.

 Câu 3 (trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

a) Cảnh vật, sự việc:

- Cầu Long Biên được nhắc đến trong sách giáo khoa.

- Đứng trên cầu Long Biên ngắm cảnh:

+ “Màu xanh của bãi mía, ngô…, vườn chuối”

+ “Buổi chiều, đèn mọc như sao sa phía Hà Nội”

+ “Nhìn xuống cầu nhớ đoàn quân bí mật ra đi năm 1946.”

+” Nhìn bầu trời nhớ những năm tháng oanh liệt chống không lực Hoa Kì.”

+ Những ngày nước cao: “Sông Hồng đỏ…cuộn chảy”, ...

- Cảnh và việc cho ta biết trước nhiều sự kiện lịch sử:

+ Năm 1948 một quân đoàn ra đi

+ Sự thương tích của cây cầu vì những lần Mĩ đáng bom.

+ Nước lũ sông Hồng

b) Đó như một cách gây ấn tượng , chứng thực cây cầu Long Biên mang nao đau thương và lịch sử.

c) - Cách kể chuyện ở đoạn này bộc lộ rõ hơn cả cảm xúc của tác giả rõ ràng và tha thiết hơn đoạn trên. Song, nó còn là lời khẳng định rõ hơn nữa về giá trị của vây cầu Long Biên.

- Việc sử dụng từ ngữ rất gợi cảm:

+ Hình ảnh so sánh: “Nhìn từ xa cầu Long Biên như một dải lụa…vắt ngang sông Hồng”

+ “Chiều xuống ... những ánh đèn mọc lên như sao sa gợi lên bao …. và khát khao .”

+ “Những nhịp cầu tả tơi như máu ứa, nhưng cây … mông sừng sững giữa mênh mông trời nước “

 Câu 4 (trang 127 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

a) Tác giả đặt tên cho bài viết là Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, không thể thay chứng nhân bằng chứng tích, có lẽ là do nó là thủ pháp nghệ thuật đã thổi hồn vào cây cầu Long Biên mang trong mình rất nhiều giá trị lịch sử.

Những sự kiện lịch sử mà cầu Long Biên đã "chứng kiến":

- Cuộc kháng chiến chống Pháp với sự kiện đầu năm 1947 - khi Trung đoàn thủ đô rút khỏi Hà Nội để hưởng ứng Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ.

- Năm 1972, cầu Long Biên bị giặc Mĩ trút bom đánh phá.

b) So câu cuối bài với câu rút gọn:” Còn tôi, tôi cố gắng truyền tình yêu cây câu của mình vào trái tim… ngày càng xích lại gần với đất nước Việt Nam.” Câu cuối trong bài văn tuy dài hơn về mặt chữ viết song mang lại nhiều ý nghĩa hơn bởi cách biểu đạt của tác giả.

Sở dĩ có thể nói như vậy bởi cây cầu Long Biên đã tồn tại hơn một thế kỉ này đã trở thành một chứng nhân lịch sử đau lòng, tang thương khiến cho khách du lịch mỗi lần đi qua đều phải trầm ngâm khi nghĩ về thời kì kháng chiến khốc liệt của nhân dân ta.


II. Luyện tập:

Học sinh tự làm bài

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác