logo

Soạn bài: Viết bài làm văn số 3. Nghị luận văn học (chi tiết)


Soạn bài: Viết bài làm văn số 3. Nghị luận văn học (chi tiết)


Gợi ý một số đề văn và cách làm 

Đề số 1:

a. 

Mở bài: Khái chung về tác giả, tác phẩm và hoàn cảnh ra đời của bài thơ.

Thân bài: Bài thơ đã thể hiện sâu sắc tính dân tộc thông qua những phương diện cụ thể như:

- Ta nhận thấy rõ nét nhất là ở thể thơ lục bát mà Tố Hữu hay sử dụng. Nhà thơ vận dụng tài tình thể thơ truyền thống này của dân tộc để diễn tả những tình cảm mới của thời đại mới. Đọc thơ Tố Hữu ta thấy âm vang những câu ca dao, dân ca, những vần thơ Kiều đầy trìu mến. Được bồi đắp từ nhỏ với những lời ru của bà, của mẹ, lục bát Tố Hữu mang nặng âm hưởng của tiếng ru từ ngàn đời ấy, tiếng ru đã nuôi lớn mỗi người con đất Việt, bởi vậy, mỗi lần đọc lục bát của Tố Hữu ta như được đắm mình lại tuổi thơ, đắm mình vào cội nguồn văn hóa của dân tộc. Chính thể thơ trữ tình này đã khiến nhà thơ thể hiện được những lưu luyến của người đi và người ở trong bài thơ.

- Ngôn ngữ được nhà thơ sử dụng cũng là thứ ngôn ngữ thân quen, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày vì thế cho nên dễ nhớ, dễ thuộc và dễ đi vào lòng người. Ở bài thơ Việt Bắc cặp đại từ xưng hô mình ta được sử dụng đầy điêu luyện càng làm tăng thêm tính dân dã, thân thuộc của bài thơ.

- Nhà thơ cũng thường xuyên sử dụng cấu tứ đối đáp quen thuộc trong ca dao xưa, khiến lời thơ như những lời đối đáp đầy dịu dàng, trìu mến. Cách gieo vần, nhịp điệu cũng khiến bài thơ đầy nhạc tính. Đó là nhạc điệu của sự ngọt ngào, lưu luyến, nó mượt mà và hết sức uyển chuyển,…

- Ngoài ra, còn nhiều hình ảnh quen thuộc, gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam cũng được Tố Hữu đưa vào thơ của mình. Đó là những hình ảnh của quả trám, của măng tre, của đêm trăng đầu núi, của khúc hát giao tình, của bếp lửa bập bùng,..

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

b)

Mở bài: Khái quát về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời cũng như vị trí của đoạn trích.

Thân bài:

Khi nhớ về miền Tây, Quang Dũng hồi tưởng lại đó là một bức tranh vừa hùng vĩ lại vừa trữ tình nên thơ.

- Bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội:

+ Khí hậu hết sức khắc nghiệt: “sương lấp đoàn quân mỏi”.

+ Thời gian: “chiều chiều”, “đêm đêm” chứa đầy những hiểm nguy, đe dọa của thác, của cọp. Bằng những nét vẽ đầy táo bạo, gân guốc Quang Dũng đã tái hiện lại những đêm hành quân đầy nguy hiểm. Đó không chỉ là những khó khăn về địa hình, mà còn là những khó khăn bởi “chúa tể của muôn loài”.

+ Không gian hiểm trở, cách biệt: thể hiện qua những từ ngữ mang tính tạo hình với những thanh trắc dày đặc trong câu thơ “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” (5/7 thanh trắc) để diễn tả sự hiểm trở, dữ dội hoang vu, heo hút của núi rừng miền tây, khiến những khó khăn của núi non ấy như dựng thành hình, thành khối, 1 bên là vách núi hiểm trở, 1 bên là vực sâu hun hút. Từ “heo hút” gợi cảm giác hoang vắng, xa xôi, lạnh lẽo.

- Bức tranh thiên nhiên trữ tình, nên thơ:

+ Chất thi vị, thơ mộng của miền tây gắn liền với những bóng chiều màn đêm, sương khói: “đêm hội, hội đuốc hoa, chiều sương, hoa về, …” tất cả phủ lên bức tranh miền tây một màn sương khói bảng lảng, mơ màng, thi vị. Sương khói của miên tây hay chính là sương khói của nỗi nhớ.

+ Câu thơ “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi” toàn thanh bằng gợi cảm giác nhẹ nhõm, như sau khi vượt qua những hiểm trở, khúc khuỷu, người lính có những phút giây yên bình đến lạ.

Khi nhớ về đồng đội, đó là hình ảnh đoàn quân tây tiến.

- Họ là những con người hào hùng, không ngại khó khăn, gian khổ với một ý chí kiên cường, vượt lên trên mọi thử thách, hiểm nguy. Những khó khăn của vùng núi càng làm nổi bật rõ những phẩm chất đáng quý ấy của họ.

Những người lính hồn nhiên, tếu táo. Hình ảnh “Súng ngửi trời” hiện lên đầy ngạo nghễ, là một cái nhìn đầy tinh nghịch của những người lính.

Đỉnh cao nhất của sự dũng cảm là những người lính không hề sợ cái chết. Nhà thơ không tránh né cái chết, mà trái lại, cái chết được đề cập nhiều lần trong bài thơ, thông qua những hình ảnh như: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời” Đây là một cách nói giảm nói tránh làm bớt đi những đau thương, mất mát của cái chết, và đồng thời tô đậm thêm nét bi hùng của người lính tây tiến. Dường như những người lình chỉ đang nghỉ ngơi sau quãng đường hành quân vất vả.

- Những người lính tây tiến còn mang vẻ đẹp hào hoa. Đó là những người lính ra đi từ thủ đô ngàn năm văn hiến, những người lính với những tình cảm quân dân ấm áp. Nhớ về tây tiến đối với họ cũng là nhớ về mảnh đất Mai Châu với hương thơm của cơm nếp, với hình ảnh của khói lam chiều.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

Đề số 2:

a.

Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính tây tiến.

Thân bài:

Họ là những con người hào hùng, không ngại khó khăn, gian khổ với một ý chí kiên cường, vượt lên trên mọi thử thách, hiểm nguy. Những khó khăn của vùng núi càng làm nổi bật rõ những phẩm chất đáng quý ấy của họ.

Những người lính hồn nhiên, tếu táo. Hình ảnh “Súng ngửi trời” hiện lên đầy ngạo nghễ, là một cái nhìn đầy tinh nghịch của những người lính.

Đỉnh cao nhất của sự dũng cảm là những người lính không hề sợ cái chết. Nhà thơ không tránh né cái chết, mà trái lại, cái chết được đề cập nhiều lần trong bài thơ, thông qua những hình ảnh như: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời” Đây là một cách nói giảm nói tránh làm bớt đi những đau thương, mất mát của cái chết, và đồng thời tô đậm thêm nét bi hùng của người lính tây tiến. Dường như những người lình chỉ đang nghỉ ngơi sau quãng đường hành quân vất vả.

Hình ảnh người lính hiện lên trong đoạn thơ thứ 3 đầy bi tráng:

Các cụm từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” vừa diễn tả thực trạng nhưng cũng vừa nói lên được ý chí, tinh thần của những người lính. Họ bị những cơn sốt rét rừng hành hạ, khiến cho tóc rụng hết, khiến cho nước da trở nên xanh xao, bủng beo. Nhưng thông qua khẩu khí của câu thơ ta bỗng thấy những nối đau ấy hiện lên nhẹ bẫng, không có gì đáng nói cả.

Không chỉ coi thường bệnh tật, sức mạnh nội tại của những người lính tỏa ra còn có thể khiến chúa tể sơn lâm phải sợ sệt. Điều này được thể hiện qua các hình ảnh: “mắt trừng”, “dữ oai hùm”. Nỗi nhớ quê hương khắc khoải tạo thành động lực to lớn để người lính vượt qua những khó khăn trước mắt.

Chất bi tráng còn được thể hiện thông qua việc coi nhẹ cái chết và cách sử dụng những từ Hán Việt đầy trang trọng trong câu thơ “Áo bào thay chiếu  anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Người lính viễn chinh như được khoác lên mình tấm áo của sự trang trọng, nó xóa nhòa đi hiện thực khốc liệt mà họ đang phải trải qua. Cái chết của họ như được bất tử hóa, anh hùng hóa, lưu danh vào sử xanh vậy. Cái chết của họ còn được đưa tiễn bởi thiên nhiên, được thiên nhiên bày tỏ niềm xót thương vô hạn thông qua cái gầm của thác.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

b.

Mở bài: Dẫn dắt giới thiệu về đoạn thơ cần cảm nhận.

Thân bài:

Vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc

- Vẻ đẹp ấy được nhà thơ cảm nhận qua từng khoảnh khắc khác nhau của một ngày, mỗi khoảnh khắc là một nét chấm phá đặc biệt riêng.

+ Sáng thì bảng lảng sương sớm “Nhớ từng bản khói cùng sương” Sương quyện hòa với khói bếp, tạo thành một bức tranh mờ ảo hư hư thực thực vô cùng quyến rũ.

+ Chiều đến lại được đặc tả bằng cái nắng, nắng chiếu đầy lưng nương, thứ nắng vàng như mật ong thấm đưỡm từng sườn đồi, như reo vang trước cảnh vàng đồng lúa bội thu.

+ Tối hiện lên bập bùng với bếp lửa, với ánh sáng đỏ hồng đầy sức sống mang lại hơi ấm giữa núi rừng vùng cao.

- Vẻ đẹp của núi rừng Việt Bắc còn được cảm nhận rõ nét hơn thông qua bức tranh thiên nhiên bốn mùa. Đó là một bức tranh tứ bình đặc sắc, thể hiện tài nghệ dựng hình, tả cảnh vô cùng khéo léo của nhà thơ.

+ Bắt đầu là mùa đông với rừng xanh hoa chuối đỏ tươi. Cặp màu xanh – đỏ hiện lên đầy nổi bật, nó như làm bừng lên sức sống mới, hơi thở mới đầy mạnh mẽ giữa ngày đông giá rét, đó cũng là niềm tin là hi vọng về một tương lai tươi sáng hơn.

+ Bức tranh chuyển sang xuân với mơ nở trắng rừng. Sắc trắng tinh khôi của hoa mơ như làm bứng sáng cả bức tranh thiên nhiên mùa xuân, sắc trắng như báo hiệu một khởi đầu mới đầy tinh khiết mà cả dân tộc sắp bắt đầu, một mùa xuân mới đã về với quê hương đất nước.

+ Hè về không chỉ với màu sắc mà còn rộn lên những âm thanh tươi vui, náo nhiệt của tiếng ve kêu. Ve kêu như một âm thanh báo hiệu, một tiếng tù và, một lời giục giã, kéo theo sự chuyển màu hàng loạt của rừng phách.

+ Trời về thu với khung cảnh tĩnh lặng, thanh bình, đầy mộng mơ, rất hợp với những cuộc giao duyên ta với mình mình với ta.

Vẻ đẹp của con người Việt Bắc

- Đó là những con người cùng chia sẻ những gian nan thiếu thốn với cách mạng:

“Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng”

- Là những người lạc quan, yêu đời, dù có khó khăn như thế nào vẫn quyết không thay lòng, gắn bó với cuộc chiến:

“Gian nan ta vẫn ca vang núi đèo”

- Họ còn là những người thủy chung, ân tình ân nghĩa, sống trước sau như một:

“Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung”

- Những con người nơi núi rừng Việt Bắc ấy còn hang say lao động, tần tảo vất vả, chịu thương chịu khó:

“Nhớ người mẹ nắng cháy lưng”

“Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”

“Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

Đề số 3.

a. Những lời ca dao có nét tương đồng:

+ "Tay bưng chén muối đĩa gừng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau."

      + "Muối ba năm muối đang còn mặn

Gừng chín tháng gừng hãy còn cay

Đôi ta tình nặng nghĩa đầy

Dù bai vạn sáu ngàn ngày cũng chẳng xa."

- Câu thơ đã gợi lên trong tâm trí mỗi người về một đất nước Việt Nam thân thiện, người với người sống với nhau bằng nghĩa tình, son sắt, thủy chung, trước sau như một.

b.

Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu hình tượng người lính Tây tiến.

Thân bài:

- Họ là những con người hào hùng, không ngại khó khăn, gian khổ với một ý chí kiên cường, vượt lên trên mọi thử thách, hiểm nguy. Những khó khăn của vùng núi càng làm nổi bật rõ những phẩm chất đáng quý ấy của họ.

Những người lính hồn nhiên, tếu táo. Hình ảnh “Súng ngửi trời” hiện lên đầy ngạo nghễ, là một cái nhìn đầy tinh nghịch của những người lính.

Đỉnh cao nhất của sự dũng cảm là những người lính không hề sợ cái chết. Nhà thơ không tránh né cái chết, mà trái lại, cái chết được đề cập nhiều lần trong bài thơ, thông qua những hình ảnh như: “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời” Đây là một cách nói giảm nói tránh làm bớt đi những đau thương, mất mát của cái chết, và đồng thời tô đậm thêm nét bi hùng của người lính tây tiến. Dường như những người lình chỉ đang nghỉ ngơi sau quãng đường hành quân vất vả.

Các cụm từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” vừa diễn tả thực trạng nhưng cũng vừa nói lên được ý chí, tinh thần của những người lính. Họ bị những cơn sốt rét rừng hành hạ, khiến cho tóc rụng hết, khiến cho nước da trở nên xanh xao, bủng beo. Nhưng thông qua khẩu khí của câu thơ ta bỗng thấy những nối đau ấy hiện lên nhẹ bẫng, không có gì đáng nói cả.

+ Không chỉ coi thường bệnh tật, sức mạnh nội tại của những người lính tỏa ra còn có thể khiến chúa tể sơn lâm phải sợ sệt. Điều này được thể hiện qua các hình ảnh: “mắt trừng”, “dữ oai hùm”. Nỗi nhớ quê hương khắc khoải tạo thành động lực to lớn để người lính vượt qua những khó khăn trước mắt.

+ Chất bi tráng còn được thể hiện thông qua việc coi nhẹ cái chết và cách sử dụng những từ Hán Việt đầy trang trọng trong câu thơ “Áo bào thay chiếu  anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Người lính viễn chinh như được khoác lên mình tấm áo của sự trang trọng, nó xóa nhòa đi hiện thực khốc liệt mà họ đang phải trải qua. Cái chết của họ như được bất tử hóa, anh hùng hóa, lưu danh vào sử xanh vậy. Cái chết của họ còn được đưa tiễn bởi thiên nhiên, được thiên nhiên bày tỏ niềm xót thương vô hạn thông qua cái gầm của thác.

- Những người lính tây tiến còn mang vẻ đẹp hào hoa. Đó là những người lính ra đi từ thủ đô ngàn năm văn hiến, những người lính với những tình cảm quân dân ấm áp. Nhớ về tây tiến đối với họ cũng là nhớ về mảnh đất Mai Châu với hương thơm của cơm nếp, với hình ảnh của khói lam chiều. Đó là giấc mơ về Hà Nội, về hình ảnh người yêu, người vợ đang chờ đợi mình ở thủ đô xa xôi. Người lính hào hoa còn bởi ước mơ, giấc mộng mà mình mang trong đầu. Họ ra đi với lí tưởng sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng từ bỏ tuổi trẻ, hạnh phúc cá nhân để đánh đổi lấy tự do, lấy hạnh phúc của quốc gia, dân tộc.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

Đề số 4

a. Phân tích và so sánh hai hình tượng đất nước.

Mở bài: dẫn dắt, giới thiệu vấn đề cần nghị luận.

Thân bài:

- Giống nhau: Đều thể hiện trực tiếp tình yêu nước nồng nàn.

- Khác biệt:

+ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm nổi lên với hình tượng trung tâm đất nước của nhân dân. Tư tưởng này đã đem đến những phát hiện sâu và mới của tác giả về địa lí, lịch sử, văn hóa của đất nước ta, cụ thế như sau:

Nhân dân ta chính là chủ thể làm nên địa lí của đất nước:

Mỗi một địa danh, một vùng đất trên đất nước này đều lưu giữ những nét đẹp, những dấu ấn của người dân đất Việt, đó là: đất tổ Hùng Vương, là Hạ Long, là đền Ông Đốc, Ông Trang,…

Những vùng đất không tên khi gắn liền với cuộc sống con người, gắn liền với bàn tay lao động tài hoa của cha ông ta, đã trở thành những thắng cảnh nổi tiếng.

Lịch sử kéo dài mấy ngàn năm của dân tộc cũng là do nhân dân ta góp máu xương mà thành. 4000 lớp người tuy không tên không tuổi, tuy chẳng được ai nhớ mặt gọi tên, nhưng chính họ là những người đã làm ra đất nước/

Không chỉ lịch sử, địa lí mà nhân dân còn lưu giữ truyền thống văn hóa dân tộc. Nhân dân ta truyển từ đời này sang đời khác không chỉ những giá trị vật chất, mà còn cả những giá trị tinh thần. Lớp cha đi trước, lớp con sau, từng người, từng thế hệ lưu giữ những nét đẹp của dân tộc, lưu giữ từ lời ăn tiếng nói, cách lao động, làm việc, cách sống sao cho đúng nghĩa, đúng tình,..

Nguyễn Khoa Điềm đã phát hiện ra, đất nước không thể được tạo thành từ một vị anh hùng duy nhất, đất nước không phải là sản phẩm của một nhóm nhỏ người nắm quyền, mà đất nước chính là của nhân dân, do nhân dân mà thành. Tư tưởng này vừa mới lạ so với văn học trung đại trước kia vốn đề cao đạo nghĩa vua tôi, tôn sùng người đứng đầu đến mức mù quàng, lại vừa phù hợp với tinh thần mới của dòng chảy văn học và thời đại, phù hợp với tinh thần cách mạng.

+ Đất nước của Nguyễn Đình Thi lại thể hiện trực tiếp một đất nước trong đau thương chiến đấu và rũ bùn đứng dậy chói lòa. Tác giả đã sử dụng những từ ngữ giàu sức gợi để nhắc nhở mỗi chúng ta về cái giá của hòa bình ngày hôm nay đó chính là “những cánh đồng quê chảy máu”, là “bát cơm chan đầy nước mắt”,…là rất nhiều những đau thương mất mát mà biết bao thế hệ đã phải đánh đổi.

Đất nước từ trong đau thương, bằng một sức mạnh quật cường đã vươn lên đầy hùng tráng. Đó chính là vẻ đẹp của đất nước Việt Nam, con người Việt Nam.

- Nguyên nhân của sự khác biệt:

+ Do hoàn cảnh sáng tác của 2 bài thơ là khác nhau.

+ Do phong cách nghệ thuật, cá tính sáng tạo của mỗi nhà thơ cũng là khác nhau.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

b. 

Mở bài: GIới thiệu, dẫn dắt hình ảnh người lính trong đoạn thơ

Thân bài:

- Hình ảnh người lính hiện lên trong đoạn thơ thứ 3 đầy bi tráng:

+ Các cụm từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” vừa diễn tả thực trạng nhưng cũng vừa nói lên được ý chí, tinh thần của những người lính. Họ bị những cơn sốt rét rừng hành hạ, khiến cho tóc rụng hết, khiến cho nước da trở nên xanh xao, bủng beo. Nhưng thông qua khẩu khí của câu thơ ta bỗng thấy những nối đau ấy hiện lên nhẹ bẫng, không có gì đáng nói cả.

+ Không chỉ coi thường bệnh tật, sức mạnh nội tại của những người lính tỏa ra còn có thể khiến chúa tể sơn lâm phải sợ sệt. Điều này được thể hiện qua các hình ảnh: “mắt trừng”, “dữ oai hùm”. Nỗi nhớ quê hương khắc khoải tạo thành động lực to lớn để người lính vượt qua những khó khăn trước mắt.

+ Chất bi tráng còn được thể hiện thông qua việc coi nhẹ cái chết và cách sử dụng những từ Hán Việt đầy trang trọng trong câu thơ “Áo bào thay chiếu  anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”. Người lính viễn chinh như được khoác lên mình tấm áo của sự trang trọng, nó xóa nhòa đi hiện thực khốc liệt mà họ đang phải trải qua. Cái chết của họ như được bất tử hóa, anh hùng hóa, lưu danh vào sử xanh vậy. Cái chết của họ còn được đưa tiễn bởi thiên nhiên, được thiên nhiên bày tỏ niềm xót thương vô hạn thông qua cái gầm của thác.

- Người lính còn hiện lên với vẻ đẹp hào hoa, lãng mạn:

+ Đó là giấc mơ về Hà Nội, về hình ảnh người yêu, người vợ đang chờ đợi mình ở thủ đô xa xôi

+ Người lính hào hoa còn bởi ước mơ, giấc mộng mà mình mang trong đầu. Họ ra đi với lí tưởng sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng từ bỏ tuổi trẻ, hạnh phúc cá nhân để đánh đổi lấy tự do, lấy hạnh phúc của quốc gia, dân tộc.

Kết bài: Khẳng định lại vấn đề.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác