logo

Soạn bài: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm (chi tiết)


Soạn bài: Thực hành một số phép tu từ ngữ âm (chi tiết)


I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu

Câu 1 (trang 129 sgk Văn 12 Tập 1):

- Để diễn tả nội dung văn bản này, tác giả đã dùng một đoạn văn gồm có 4 nhịp, 2 nhịp dài ở trước phối hợp với 2 nhịp ngắn ở sau. Theo đó, hai nhịp dài thể hiện sự cố gắng nỗ lực không ngừng, tinh thần kiên trì, ý chí sắt đá của nhân dân ta trong suốt mấy chục năm sống cảnh nô lệ. Hai nhịp ngắn như một lời khẳng định rõ ràng, đanh thép về quyền tự do chính đáng của nhân dân ta, không gì có thể phủ nhận hay chối cãi được.

- Ba nhịp đầu đều được kết thúc bằng thanh bằng, điều này tạo cho câu văn một cảm giác âm vang không dứt. Ngược lại, đến nhịp bốn, lại được kết thúc bằng một thanh trắc, tạo cảm giác lắng đọng cho độc giả. Âm hưởng của câu văn như vang vọng trong tâm trí, tạo cho người đọc những liên tưởng, suy nghĩ, rồi kết thúc lại bằng một lời khẳng định chắc nịch.

- Chính nhịp điệu này cùng với phép tu từ lặp cú pháp trong câu, lặp từ ngữ, cộng với sự kết hợp từ ngữ, âm thanh một cách tài tình, đoạn văn đã tạo ra được một âm hưởng hào hùng cho bản tuyên ngôn.

Câu 2 (trang 129 sgk Văn 12 Tập 1):

- Để có thể tạo nên sự phối hợp hài hòa về nhịp điệu của câu văn thì ở đây, tác giả đã vận dụng khéo léo những thanh bằng và trắc khác nhau.

- Ngoài ra, việc sử dụng những cặp câu đối ngược nhau lúc dài lúc ngắn, lúc nhanh lúc chậm, cùng với những từ thuộc trường trái nghĩa nhau càng làm thêm sức cuốn hút, thuyết phục cho đoạn văn.

Câu 3 (trang 130 sgk Văn 12 Tập 1):

- Bằng một niềm cảm hứng dồi dào, lúc tuôn chảy dạt dào, lúc lại trầm ngâm xúc động, chậm dãi, đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thiết tha của nhà văn với hình tượng cây tre Việt Nam.

- Có những lúc nhịp văn lại trở nên ngắn gọn, như một lời khẳng định đầy dứt khoát.

- Tác giả cũng sử dụng thành công phép nhân hóa, khiến tre như một con người có sức sống thật sự, tre như hiện lên sống động dưới ngòi bút nhà văn.


II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh.

Câu 1 (trang 130 sgk Văn 12 Tập 1):

a. Phụ âm “L” được lặp lại 4 lần trong một câu thơ 8 chữ cho thấy nét tài tình của Nguyễn Du trong nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Nó tạo ra cảm giác từng bông hoa lựu như những đốm lửa đỏ đang phát sáng lung linh, huyền ảo.

b. Phụ âm “L” cũng được lặp lại đến 4 lần, nó khiến cho ánh trăng như đang lấp lánh, tỏa thứ ánh sáng huyền diệu của mình đến không gian rộng lớn ở xung quanh.

Câu 2 (trang 130 sgk Văn 12 Tập 1):

Vần “ang” được lặp lại đến 7 lần, bởi đây là một âm mở, tạo cảm giác chuyển động, âm vang, nó phù hợp với ý nghĩa của bài thơ là miêu tả bước chuyển mình sang xuân của thời gian.

Câu 3 (trang 130 sgk Văn 12 Tập 1):

- Các dòng thơ có nhịp ngắn.

- 3 dòng thơ đầu dùng nhiều thanh trắc, đặc biệt câu đầu có đến 5/7 thanh trắc. Đến dòng thơ cuối lại toàn thanh bằng. Điều này gây ấn tượng mạnh với người đọc, khiến có cảm giác sau rất nhiều khó khăn, vất vả ở 3 câu đầu, đến câu 4 người lính sẽ được thảnh thơi đôi chút.

Để tạo nên ấn tượng kể trên thì còn có sự kết hợp với những từ láy giàu sức gợi như heo hút, khúc khuỷu, thăm thẳm

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác