logo

Soạn bài: Việt Bắc – Phần 1: Tác giả

Hướng dẫn Soạn bài Việt Bắc – Phần 1: Tác giả chi tiết đầy đủ nhất. Với bản soạn văn 12 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập, qua đó nắm vững nội dung tác phẩm tốt nhất


Khái quát về tác giả Tố Hữu

Soạn văn 12: Việt Bắc – Phần  1: Tác giả


Soạn bài: Việt Bắc – Phần 1: Tác giả

Câu 1 (trang 99 sgk Văn 12 Tập 1):

Soạn bài: Việt Bắc – Phần  1: Tác giả (chi tiết)

- Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Cuộc đời ông tuy gặp nhiều khó khăn nhưng sớm giác ngộ lí tưởng cách mạng và đứng trong hàng ngũ của Đảng:

+ Mồ côi mẹ từ năm 12 tuổi.

+ Tuổi trẻ tham gia vào nhiều phong trào cách mạng, nhiều lần bị giặc bắt giữ. Tuy vậy ông vẫn vượt ngục và tiếp tục tham gia cách mạng.

+ Ông giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Câu 2 (trang 99 sgk Văn 12 Tập 1):

Sự gắn bó của những chặng đường thơ Tố Hữu với sự phát triển của cách mạng Việt Nam.

+ Tập thơ Từ ấy, đánh dấu con đường đi đến cách mạng của Tố Hữu, nhà thơ như bừng tỉnh sau đêm dài nô lệ khi được tiếp xúc với ánh sáng cách mạng “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ/ Mặt trời chân lí chói qua tim”.

Tập thơ này gồm 72 bài thơ chia làm 3 phần: “Máu lửa” viết trong thời kì mặt trận dân chủ; “xiềng xích” sáng tác khi nhà thơ đang bị bắt bớ, tù đày đã thể hiện niềm yêu đời thiết tha và khát khao cống hiến cho cách mạng; “Giải phóng” được nhà thơ viết khi đã vượt ngục thành công, ca ngợi những ngày đầu tự do của nước Việt Nam mới.

+ Tập thơ Việt Bắc viết về những ngày tháng gian khổ mà hào hùng nơi chiến khu với những con người kiên trung, bất khuất, với tình cảm quân dân như cá với nước.

+ Tập thơ Gió lộng viết về những ngày tháng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, và chống Mỹ cứu nước ở miền Nam. Nhà thơ đau xót khi đất nước bị chia cắt đôi miền.

+ Tập thơ Ra trận, Máu và hoa lại là âm vang hào hùng của bước đường xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước, là khí thế, sức mạnh của tuổi trẻ Việt Nam và cuối cùng là tin vui thắng trận, bắc nam sum họp một nhà.

+ Tập thơ Một tiếng đờn, Ta với ta lại được viết khi đất nước đã thống nhất, là tập thơ đánh dấu bước chuyển mới trong phong cách thơ của nhà thơ Tố Hữu.

Câu 3 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1):

Thơ Tố Hữu có sự kết hợp giữa chất trữ tình và chính trị.

- Tính trữ tình được thể hiện ở những phương diện như:

+ Trữ tình là đặc trưng của thơ nói chung, thể hiện trong giọng thơ, âm điệu, ngôn từ, hình ảnh, cách ví von, so sánh,…

+ Thơ Tố Hữu chứa chan những tình cảm ấm áp nghĩa tình, những tình cảm tự nhiên mà đầy sâu lắng, xúc động.

- Tính chính trị được thể hiện ở những phương diện như:

+ Nội dung chính trong những tác phẩm của Tố Hữu là hướng đến những sự kiện lớn, có ý nghĩa với vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Những tình cảm lớn lao như tình yêu quê hương tổ quốc, tình đồng chí, đồng bào,..

+ Tố Hữu lấy cảm hứng từ chủ đề lịch sử-dân tộc, vì vậy hiếm khi thấy xuất hiện những tình cảm cá nhân, riêng tư trong thơ ông, mà ta thường thấy những tình cảm cộng đồng.

Câu 4 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1):

Tính dân tộc trong hình thức nghệ thuật của thơ Tố Hữu thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

- Ta nhận thấy rõ nét nhất là ở thể thơ lục bát mà Tố Hữu hay sử dụng. Nhà thơ vận dụng tài tình thể thơ truyền thống này của dân tộc để diễn tả những tình cảm mới của thời đại mới. Đọc thơ Tố Hữu ta thấy âm vang những câu ca dao, dân ca, những vần thơ Kiều đầy trìu mến.

- Ngôn ngữ được nhà thơ sử dụng cũng là thứ ngôn ngữ thân quen, gần gũi với lời ăn tiếng nói hằng ngày vì thế cho nên dễ nhớ, dễ thuộc và dễ đi vào lòng người.

- Nhà thơ cũng thường xuyên sử dụng cấu tứ đối đáp quen thuộc trong ca dao xưa, khiến lời thơ như những lời đối đáp đầy dịu dàng, trìu mến.

- Ngoài ra, còn nhiều hình ảnh quen thuộc, gắn liền với đời sống của người dân Việt Nam cũng được Tố Hữu đưa vào thơ của mình.


Luyện tập

Câu 1 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1):

Bài thơ Khi con tu hú:

“Khi con tu hú gọi bầy

Lúa chiêm đang chín trái cây ngọt dần

Vườn râm dậy tiếng ve ngân

Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào

Trời xanh càng rộng càng cao

Đôi con diều sáo lộn nhào từng không...

 

Ta nghe hè dậy bên lòng

Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi.

Ngột làm sao, chết uất thôi

Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!”

Bài thơ thể hiện niềm phẫn uất khôn nguôi của nhà thơ trước cảnh tù đày. Vượt lên trên hoàn cảnh bị cùm kẹp đó, nhà thơ vẫn khao khát yêu đời, khát khao sống, khát khao được cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Bài thơ mở ra với âm thanh đầy tự do của tiếng chim tu hú. Ngồi trong nhà lao, nhà thơ chỉ có thể nghe được âm thanh, nhưng từ thanh âm trong trẻo ấy đã mở ra một thế giới tự do đầy sống động trong tâm tưởng người thanh niên trẻ. Tố Hữu nhớ về cuộc sống tự do nếu không có song sắt nhà tù, về một vụ mùa bội thu, về vườn trái cây trĩu quả, về sân phơi đầy thóc, về một cuộc sống no ấm đủ đầy. Âm thanh chim tu hú mang đến những mơ tưởng đẹp đẽ, nhưng cũng chính âm thanh đó làm nhà thơ chợt tỉnh mộng. Hiện tại nhà thơ vẫn đang bị giam cầm, không thể tận hưởng cuộc sống tốt đẹp kia. Âm thanh đánh thức nhà thơ, để biến giấc mơ thành hiện thực.

Câu 2 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 1):

Ý kiến của Xuân Diệu đã khẳng định lại tính chất thơ trữ tình chính trị của Tố Hữu, như đã trình bày ở phần trên như sau:

- Tính trữ tình được thể hiện ở những phương diện như:

+ Trữ tình là đặc trưng của thơ nói chung, thể hiện trong giọng thơ, âm điệu, ngôn từ, hình ảnh, cách ví von, so sánh,…

+ Thơ Tố Hữu chứa chan những tình cảm ấm áp nghĩa tình, những tình cảm tự nhiên mà đầy sâu lắng, xúc động.

- Tính chính trị được thể hiện ở những phương diện như:

+ Nội dung chính trong những tác phẩm của Tố Hữu là hướng đến những sự kiện lớn, có ý nghĩa với vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Những tình cảm lớn lao như tình yêu quê hương tổ quốc, tình đồng chí, đồng bào,..

+ Tố Hữu lấy cảm hứng từ chủ đề lịch sử-dân tộc, vì vậy hiếm khi thấy xuất hiện những tình cảm cá nhân, riêng tư trong thơ ông, mà ta thường thấy những tình cảm cộng đồng.


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác