logo

Soạn bài: Thuốc

Hướng dẫn Soạn bài Thuốc chi tiết đầy đủ nhất. Với bản soạn văn 12 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập, qua đó nắm vững nội dung tác phẩm tốt nhất


Khái quát về tác giả Lỗ Tấn

Soạn văn 12: Thuốc


Khái quát về tác phẩm Thuốc

Tóm tắt: ư

Cốt truyện tuy đơn giản nhưng lại hàm chứa những ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nhân vật Thuyên vì bị ho lao mà người bố đã cất công đến tận pháp trường của những người chịu án chém để mua về chiếc bánh bao tẩm máu người với suy nghĩ cổ hủ, lạc hậu rằng ăn chiếc bánh bao ấy, mọi bệnh tật đều sẽ khỏi. Thế nhưng Thuyên bệnh ngày càng nặng, và cuối cùng không thể trốn tránh được cái chết. Song song với câu chuyện của Thuyên là câu chuyện về người chiến sĩ cách mạng Hạ Du. Một người thì chết vì bệnh tật, một người thì chết vì sai lầm khi làm cách mạng. Hai cái chết ấy được Lỗ Tấn gửi gắm rất nhiều ý nghĩa.

Bố cục:

- Phần 1: Thuyên mắc bệnh lao. Mẹ Thuyên đưa tiền cho chồng ra chỗ hành hình người cộng sản mua bánh bao tẩm máu về chữa bệnh cho con (Thuốc).

- Phần 2: Thuyên ăn cái bánh bao đẫm máu nhưng vẫn ho. Thuyên nghe tim mình đập không sao cầm nổi, đưa tay vuôt ngực, lại một cơn ho (uống thuốc).

- Phần 3: Cuộc bàn luận trong quán trà về thuốc chữa bệnh lao, về tên “giặc” Hạ Du (bàn về thuốc).

- Phần 4: Nghĩa địa vào dịp tiết Thanh minh. Hai người mẹ trước hai nấm mồ: một của người chết bệnh, một chết vì nghĩa ở hai khu vực, ngăn cách bởi một con đường mòn (hậu quả của thuốc).

Soạn bài: Thuốc (chi tiết)


Soạn bài: Thuốc

Câu 1 (trang 111 sgk Văn 12 Tập 2):

Ý nghĩa của hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:

Nghĩa đen: đây là phương thuốc chữa bệnh lao của những người dân Trung Quốc u mê, lạc hậu.

Nghĩa mở rộng: Từ lớp nghĩa đen ấy, nó gợi ta liên tưởng đến sự u mê, lạc hậu của những người Trung Quốc lúc bấy giờ. Căn bệnh này cũng cần một thứ thuốc đặc trị để chữa. Tuy nhiên, để tìm ra được phương thuốc ấy không phải là điều đơn giản, làm cho thứ thuốc ấy được mọi người biết đến, dùng theo lại càng phức tạp hơn gấp bội phần. Đó chính là những yêu cầu dành cho những người làm cách mạng, những người muốn chữa bệnh cho người dân Trung Quốc, không chỉ là những thứ bệnh bình thường, mà còn cả là những căn bệnh trong tâm tưởng.

Câu 2 (trang 111 sgk Văn 12 Tập 2):

- Hình tượng của người chiến sĩ cách mạng Hạ Du:

+ Hạ Du là hình ảnh tiêu biểu cho những người dân Trung Quốc sớm giác ngộ cách mạng, tham gia cách mạng Tân Hợi ngay từ những ngày đầu.

+ Hạ Du có lí tưởng cách mạng chân chính, có tinh thần xả thân hi sinh vì nghĩa lớn, nhưng hiệu quả những hành động của anh không lớn.

=> Lỗ Tấn một mặt bày tỏ niềm thương xót trước sự ra đi của một người anh hùng chân chính, trước nhân cách cao đẹp của anh; nhưng mặt khác, nhà văn bộc lộ ý ngầm phê phán cách hoạt động cách mạng của người chiến sĩ này. Bởi vì làm cách mạng là thay đổi cuộc sống của người dân, muốn thay đổi cuộc sống của họ không thể không thay đổi tâm tưởng họ. Hạ Du lại chưa đi sâu sát vào đời sống của người dân, chưa truyền bá được tư tưởng cách mạng vào tâm tưởng của họ, cho nên thất bại của anh là điêu dễ hiểu. Câu chuyện của Hạ Du chính là một bài học sâu sắc dành cho những người hoạt động cách mạng khác: phải sống gắn bó, bám rễ vào đời sống của người dân, từng bước thay đổi tâm tưởng họ.

- Thông qua cuộc trò chuyện trong quán trà về Hạ Du, Lỗ Tấn đã cho thấy:

+ Quần chúng đương thời vẫn còn rất lạc hậu, chưa hiểu rõ cách mạng là gì, chiến sĩ cách mạng là ai, để noi theo.

+ Chính vì xa rời quần chúng nhân dân, mà những người làm cách mạng sẽ phải đón chịu những thất bại, những hậu quả vô cùng thảm khốc.

Câu 3 (trang 111 sgk Văn 12 Tập 2):

Không gian thì vẫn là đất nước Trung Quốc còn nghèo nàn, lạc hậu ấy, nhưng theo sự tiến triển của thời gian thì mọi thứ sẽ dần trở nên tốt đẹp hơn, điều này được thể hiện thông qua chi tiết vòng hoa ở cuối thiên truyện. Vòng hoa này thể hiện cho:

+ Xu thế tất thắng của cách mạng vô sản, đây chính là niềm lạc quan của Lỗ Tấn vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

+ Tuy chỉ là một vòng hoa nhỏ, nhưng nó cho thấy, đã bắt đầu có người thấu hiểu Hạ Du, đó chính là tia hi vọng sẽ thắp bùng lên ngọn lửa cách mạng trong một thời gian ngắn nữa.


Luyện tập

Câu 1 (trang 111 sgk Văn 12 Tập 2):

Nghĩa địa phân chia thành 2 nửa, một dành cho người chết chém, một cho những người chết nghèo, chết bệnh cũng là một chi tiết giàu ý nghĩa:

Nó thể hiện tư tưởng, tư duy phân biệt giữa những người phạm tội và những người bình thường trong xã hội Trung Quốc. Người ta vẫn cho rằng làm cách mạng là sai trái nên mới phải trôn riêng về phía của những người phạm tội chịu án chém như thế.

Chi tiết này một lần nữa thể hiện sự chia cách giữa những người làm cách mạng và đông đảo quần chúng nhân dân.

Câu 2 (trang 111 sgk Văn 12 Tập 2):

Câu hỏi mang nhiều sắc thái nghĩa:

+ Thể hiện sự bang hoàng, xót xa về cái chết của đứa con mình.

+ Thể hiện niềm vui vì ít ra đã có người hiểu được việc làm, hành động của con trai mình, từ đó xã hội chắc chắn sẽ thay đổi theo chiều hướng tốt đẹp hơn.

+ Thệ hiện niềm tin và sự lạc quan vào cách mạng.


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác