logo

Soạn bài: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận (chi tiết)


Soạn bài: Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong văn nghị luận (chi tiết)


I. Viết phần mở bài

1. Trả lời:

- Mở bài (1) không phù hợp vì yêu cầu chính là phân tích giá trị nghệ thuật của tác phẩm, mà lại đi nói quá nhiều về tác giả Kim Lân và những sáng tác chính trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn, không hề đề cập đến yêu cầu nêu ở đề bài.

- Mở bài (2) cũng tương tự, bị thừa nội dung so với đề bài yêu cầu. Ở mở bài này đã nêu thêm cả giá trị nội dung của tác phẩm. Đề yêu cầu phân tích giá trị nghệ thuật thì nên tập trung giới thiệu vào giá trị nghệ thuật, như thế bài viết mới đi đúng hướng, đồng thời người đọc cũng dễ dàng xác nhận vấn đề chính của bài viết hơn.

- Mở bài (3) đáp ứng đúng tiêu chí của đề bài nhất, không bị thiếu hay thừa thông tin gì.

2. Đọc các phần mở bài và thực hiện yêu càu nêu ở dưới

a. Vấn đề được triển khai trong các văn bản:

- Mở bài (1) đề cập đến quyền độc lập, tự do không chỉ của mỗi cá nhân mà còn của dân tộc, đất nước.

- Mở bài (2) đề cập đến sự độc đáo của tác phẩm Tống biệt hành cũng như nhà thơ Thâm Tâm trong phong trào Thơ mới.

- Mở bài (3) đề cập đến hướng đi mới, sáng tạo của Nam Cao trong tác phẩm Chí Phèo.

=> Những vấn đề mà các mở bài trên trình bày chính là nội dung chính của những văn bản chứa đựng mở bài đó.

b. Những mở bài trên đều hấp dẫn, lôi cuốn người đọc bởi các tác giả đã khéo léo lồng ghép những hình ảnh so sánh vào trong luận điểm của mình. Hồ Chí Minh đã trích dẫn 2 bản tuyên ngôn của nước Mỹ và nước Pháp, Chu Văn Sơn lại so sánh vị trí của Thâm Tâm và bài thơ Tống biệt hành trong phong trào Thơ mới giống như Thôi Hiệu và Hoàng Hạc Lâu trong nền Đường thi. Đỗ Kim Hồi thì so sánh Nam Cao với những tên tuổi lớn khác của văn học hiện thực Việt Nam để tìm ra hướng đi riêng biệt của nhà văn này.

3. Từ những ví dụ minh họa ở trên, ta có thể thấy, phần mở bài cần phải ngắn gọn , tập trung đúng vào vấn đề định phân tích, bình luận ở thân bài. Nhưng đồng thời mở bài cũng cần phải có những cách trình bày mới lạ, độc đáo như thế mới cuốn hút người đọc tìm hiểu những phần tiếp theo của văn bản.


II. Viết phần kết bài

1. Trả lời:

- Kết bài (1) không phù hợp vì nó tổng kết lại toàn bộ những giá trị của tác phẩm Người lái đò sông Đà, chứ không riêng gì hình tượng ông lái đò như đề bài đã nêu. Đây là sự tổng kết quá rộng.

- Kết bài (2) phù hợp vì tổng kết lại đúng nội dung của bài viết vừa phân tích.

2. Trả lời

- Kết bài (1) không chỉ tổng kết lại những vấn đề đã nêu trong các phần trình bày ở trên mà còn mở ra trong tâm trí người đọc niềm tự hào, lòng yêu nước cũng như những khát khao chiến đấu bảo vệ nền độc lập, tự do ấy của dân tộc.

- Kết bài (2) vì những tổng kết chính về tác phẩm đã được nêu ở phần trên đoạn kết này cho nên, ở đây, tác giả chỉ khái quát lại vấn đề hết sức ngắn gọn, thay vào đó, đã liên hệ mở rộng vấn đề ra rất nhiều, liên quan trực tiếp đến độc giả. Vì thế tạo sự hứng thú nhất định cho người đọc.

3, Chọn đáp án C


Luyện tập

Câu 1 (trang 116 sgk Văn 12 Tập 2):

- Cả 2 mở bài đều giới thiệu đúng vấn đề cần nghị luận.

- Tuy nhiên, mỗi mở bài lại có cách dẫn dắt khác nhau. Mở bài 1 thì trực tiếp đi thẳng vào tác phẩm và vấn đề cần nghị luận. Mở bài 2 thì lại nêu vấn đề nghị luận một cách gián tiếp thông qua việc cảm nhận về 2 câu thơ có nội dung liên quan đến vấn đề cần nghị luận.

Câu 2 (trang 116 sgk Văn 12 Tập 2):

- Cả mở bài và kết bài đều chưa đạt bởi vì nó không tập trung vào vấn đề cần nghị luận mà trình bày lan man, dài dòng sang các giá trị khác của tác phẩm.

- Sửa lại như sau:

+ Mở bài: Tô Hoài là một trong những cây bút xuất sắc của văn học hiện đại Việt Nam. Nhà văn có biệt tài khắc họa thiên nhiên, cuộc sống cũng như con người ở vùng miền Tây của tổ quốc. Trong hệ thống những tác phẩm đồ sộ của nhà văn viết về đề tài này, Vợ chồng A Phủ với hình tượng trung tâm – nhân vật Mị có thể nói là tác phẩm tiêu biểu nhất. Truyện đã xây dựng thành công nhân vật Mị, người con gái xinh đẹp và sử hữu sức sống vô cùng mạnh mẽ.

+ Kết bài: Có thể thấy, nhân vật Mị tuy phải chịu nhiều tầng áp bức, kìm kẹp, nhưng vẫn sáng lên những phẩm chất đẹp đẽ, đặc biệt là một sức sống vô cùng mãnh liệt. Mị chính là kết tinh đẹp nhất viết về đề tài cuộc sống và sinh hoạt miền núi Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài. Tuy ra đời đã lâu, nhưng hình tượng nhân vật này vẫn có một sức sống mạnh mẽ, vượt qua được mọi sự bang hoại của thời gian, lịch sử và sống mãi trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.

Câu 3 (trang 117 sgk Văn 12 Tập 2):

Đề bài số 1.

Mở bài: Văn đàn Việt Nam vốn quen thuộc với những lời yêu vồ vập, cuồng nhiệt và vô cùng mạnh mẽ của Xuân Diệu cho đến khi Xuân Quỳnh xuất hiện với những vần thơ nhẹ nhàng, đầy nữ tính nhưng cũng không kém phần mãnh liệt của người phụ nữ khi đang yêu. Khát vọng tình yêu của tính nữ ấy được thể hiện tập trung, sâu sắc thông qua bài thơ Sóng. Bài thơ đã xây dựng thành công hình tượng trung tâm – sóng, qua đó, so sánh đối chiếu để làm nổi bật những cung bậc cảm xúc của em trong tình yêu.

Kết bài: Thông qua sự song hành đồng hiện cùng sóng, em hiện lên thật đẹp, đẹp bởi những tình cảm thiết tha, chân thành, đẹp bởi khát khao được dâng hiến hết mình trong tình yêu của em. Bài thơ không chỉ là tâm trạng của riêng nữ sĩ Xuân Quỳnh, mà nó là mẫu số chung cho cảm xúc của biết bao người phụ nữ khi đang yêu. Những lời yêu bổi hổi bồi hồi sẽ còn rộn ràng trong trái tim nhiều bạn đọc hậu thế.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Tham khảo các bài học khác