logo

Soạn bài: Thực hành về hàm ý - tiếp theo (chi tiết)


Soạn bài: Thực hành về hàm ý - tiếp theo (chi tiết)

Câu 1 (trang 99 sgk Văn 12 Tập 2):

a. Ông lí đã đáp lại lời của bác Phô gái bằng một câu nói mang hàm ý: Việc quan không phải chuyện đơn giản bông đùa mà thích lại lục, van xin thế nào cũng được, đồng thời thể hiện rõ việc quan đã quyết, không thể thay đổi được. Ngoài ra, nó còn tỏ hàm ý khinh thường, miệt thị bác Phó gái.

b. Từ phân tích trên, ta có thể chọn đáp án D.

Câu 2 (trang 99-100 sgk Văn 12 Tập 2):

a. Câu hỏi thứ nhất của Từ không phải muốn hỏi về thời gian, mà thực chất muốn nhắc khéo Hộ đã đến ngày đi nhận tiền.

b. Câu thứ hai mang hàm ý, Hộ hãy đi nhận tiền về để còn lo chuyện nộp tiền nhà cũng như các khoản nợ.

c. Tác dụng cách nói mà Từ sử dụng: tránh được những xung đột về chuyện tiền bạc, tránh làm Hộ thêm phiền lòng, và như vậy vợ chồng cũng bớt được những căng thẳng không cần thiết.

Câu 3 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 2):

- Nghĩa tường minh của bài thơ là nói về những cơn sóng biển, về tính chất, nguồn gốc cũng như những đặc điểm khác nhau của sóng.

- Hàm ý của bài thơ: mượn hình tượng sóng để diễn tả những cung bậc tình cảm của người con gái khi yêu.

- Hàm ý trên được thể hiện thông qua những hình ảnh ẩn dụ, ngữ cảnh cụ thể cũng như những ngôn từ giàu sức gợi, có giá trị biểu cảm cao.

- Một tác phẩm văn học khi sử dụng thành công cách nói hàm ý sẽ làm cho lời văn trở nên sâu sắc, nói ít mà hiểu nhiều, có tính hàm súc và đa nghĩa. Đồng thời những tư tưởng, tình cảm của tác giả cũng sẽ được thể hiện một cách tế nhị.

Câu 4 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 2):

Phương án D.

Câu 5 (trang 100 sgk Văn 12 Tập 2):

Những cách trả lời có hàm ý là:

    + Ai mà chẳng thích?

    + Hàng chất lượng cao đấy!

    + Xưa cũ như trái đất rồi!

    + Ví đem vào tập đoạn trường

Thì treo giải nhất, chi nhường cho ai?

 Vì những câu này không trả lời trực tiếp có thích hay không mà gửi gắm hàm ý trong đó.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác