logo

Soạn bài: Mùa lá rụng trong vườn

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Mùa lá rụng trong vườn chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 12 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Khái quát về tác giả Ma Văn Kháng

Soạn văn 12: Mùa lá rụng trong vườn


Khái quát về tác phẩm Mùa lá rụng trong vườn

Tóm tắt:

Đoạn trích kể lại một cuộc gặp gỡ xúc động giữa những con người từng là gia đình của nhau sau nhiều xa cách do những xoay vần của lịch sử. Chị Hoài vì lo lắng cho bố chồng trước vì những điều ông tâm sự trong thư mà ngày cuối năm còn lặn lội lên tận nhà để thăm hỏi ông. Các anh, chị em bối rối, xúc động trước cuộc gặp gỡ này. Tuy vậy, họ vẫn cư xử rất đàng hoàng, đúng mực, không hề để cho tình cảm lấn át hết lí trí để có thể cư xử một cách tùy nghi, vô phép tắc. Truyện đã thể hiện xúc động tình cảm gia đình trước những biến thiên của lịch sử.

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến bắt đầu xung phong): Việt bị thương ở chiến trường, ngất đi rồi tỉnh lại.

- Phần 2 (còn lại): Kí ức của Việt về câu chuyện hai chị em tranh nhau đi tòng quân

Soạn bài: Mùa lá rụng trong vườn (chi tiết)


Soạn bài: Mùa lá rụng trong vườn

Câu 1 (trang 88 sgk Văn 12 Tập 2):

- Ấn tượng về nhân vật Hoài được nhà văn miêu tả qua một vài nét vẽ tuy giản dị, mộc mạc nhưng đầy ấn tượng:

+ Thứ nhất, chị mang một vẻ đẹp đằm thắm , đầy truyền thống, với một dáng người thon gọn. Chị thắt chiếc khăn nâu nền nã, ôm trọn khuôn mặt nhỏ nhắn với cặp mắt đằm thắm và một khuôn miệng cười tươi tắn.

+ Không chỉ vậy, vẻ đẹp của chị còn hiện lên trong cung cách cư xử, trò chuyện của chị đối với mọi người. Đó là một người phụ nữ đôn hậu, hiền lành, dễ mến. Cách nói năng của chị cũng rất nhẹ nhàng, nền nã chứ không bỗ bã, ồn ào như nhiều người khác.

+ Đặc biệt, chị Hoài tuy chỉ từng là dâu con trong gia đình ông Bằng, nay chị đã lấy chồng mới, có con cái rồi cuộc sống riêng từ lâu nhưng chị vẫn coi ông Bằng như bố chồng, coi các nhân vật còn lại như những đứa em trong gia đình. Lúc nào lòng chị cũng hướng về gia đình ấy, chỉ thông qua một lá thư kể chuyện gia đình của ông Bằng mà giữa chiều 30 Tết chị cũng một thân một mình lên phố, đến tận nhà chồng cũ để thăm hỏi. Điều này chứng tỏ chị là con người hiếu nghĩa, nghĩa tình đến nhường nào.

- Chính vì những lí đó, mà tuy xa cách đã lâu nhưng tình cảm của các nhân vật trong truyện dành cho chị Hoài không hề biến mất đi, mà càng trở nên sâu sắc hơn. Chị Hoài chính là một biểu tượng của truyền thống, biểu tượng cho những giá trị đã cũ nhưng không hề mất đi những giá trị quí báu trong thời đại giao thời nhiễu nhương.

Câu 2 (trang 88 sgk Văn 12 Tập 2):

- Diễn biến tâm trạng nhân vật ông Bằng được thể hiện thông qua những chi tiết như:

+ Nghe thấy tiếng xôn xao, ồn ào, trò chuyện cười nói của mọi người khi đón chị Hoài nhưng ông không xuất hiện ngay. Đó không phải là vì ông không muốn gặp chị, hay tính ông khó khăn, muốn tạo ra cái uy của bậc bề trên, hay bất cứ lí do nào tương tự thế. Mà ông Bằng cần thời gian chuẩn bị để xuất hiện thật chỉnh tề, nghiêm túc, ngay ngắn trước mặt dâu con, ông không muốn chị Hoài nghĩ bố chồng phải sống cuộc sống cực khổ, khó khăn mà phải thêm phần lo lắng; đồng thời đó cũng là khoảng thời gian để ông lặng nghĩ, để cân bằng lại cảm xúc, tránh xúc động quá mạnh khi xuống nhà gặp lại chị Hoài.

+ Thế nhưng, đến khi gặp chị, mọi sự chuẩn bị dường như trở thành vô nghĩa, thoáng thấy chị, ông đã sững người lại, rồi mắt chớp rưng rưng như chực khóc vậy. Ông quá xúc động khi được gặp lại người con dâu nghĩa tình, hiếu nghĩa của gia đình. Ta có cảm giác như ông sắp bật khóc òa. Giọng ông Bằng trở nên khản đặc, rè rè, ông không tin vào đôi mắt già cả của mình nữa nên hỏi xác nhận lại xem mình có nhận nhầm không. Rằng đây có phải là sự thật không, hay ông đang nằm mơ.

- Tâm trạng của chị Hoài cũng được miêu tả một cách chân thực, sống động:

+ Chị gần như không chủ động được cảm xúc khi nhìn thấy ông Bằng, đến mức mà lao về phía ông, bỏ quên cả đôi dép, đôi chân to bản gót chân khô nứt bước về phía ông Bằng.

+ Thế nhưng, chị vẫn nghĩ đến lễ giáo và chuẩn mực. Tuy xúc động thật, nhưng chị vẫn tuân theo những qui chuẩn lễ nghĩa. Chị kịp hãm lại trước mặt ông, chứ không lao chầm đến ôm lấy ông Bằng. Đó là cách xử sự ý nhị nhưng vẫn thể hiện được những rung cảm ở mức độ mạnh.

=> Sự xúc động ở 2 nhân vật cho thấy những tình cảm tốt đẹp, chân thành giữa các thành viên trong một gia đình.

Câu 3 (trang 88 sgk Văn 12 Tập 2):

- Khung cảnh ngày tết trong truyện cũng khiến người đọc rung rung xúc động, nghĩ suy về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Những truyền thống tốt đẹp thì sẽ mãi luôn được lưu giữ, dù hoàn cảnh đất nước có thịnh suy như thế nào.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác