logo

Soạn bài: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận (chi tiết)


Soạn bài: Thực hành chữa lỗi lập luận trong văn nghị luận (chi tiết)


1. Đoạn văn a:

- Ví dụ đưa ra chưa khớp với luận điểm. Ở đây đang muốn đề cập đến những tác động to lớn của văn học dân gian tới tâm hồn con người, cho nên một ví dụ về cách nhận biết thời tiết là không phù hợp.

- Ta có thể thay thế câu đã cho bằng một ví dụ mới, tiêu biểu hơn như:

“Thân em như hạt mưa sa

Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày”

thì sẽ tác động mạnh mẽ vào tâm hồn người đọc hơn. Người đọc sẽ cảm nhận được những khó khăn, vất vả mà người phụ nữ phải chịu đựng.


2. Đoạn văn b:

- Câu kết không phù hợp đến nội dung thèm người mà đoạn văn trên đề cập đến.

- Có thể bỏ câu kết để mạch văn liên kết hơn.


3. Đoạn văn c:

- Các câu văn rời rạc, thiếu liên kết để tạo thành một thể thống nhất.

- Sửa thành: Truyện ngắn Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân đã cho thấy sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Những con người tuy nghèo đói về mặt vật chất, nhưng rất giàu có về tình thương. Họ đã biết đùm bọc, chia sẻ với nhau giữa lúc hoạn nạn. Đây cũng chính là một biểu hiện của giá trị nhân đạo trong tác phẩm.


4. Đoạn văn d:

- Hai câu 3 và 4 liên kết với nhau không khớp với những câu còn lại.

- Bỏ hai câu này đi.


5. Đoạn văn e:

- Các câu sau không tập trung làm nổi bật được nội dung chính nêu trong câu chủ đề.

- Sửa thành: Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều. Trong bất kì trích đoạn nào của tác phẩm người đọc cũng nhận thấy nỗi buồn thương man mác của nhà thơ dành cho thân phận những kiếp người tài hoa mà bạc mệnh. Nhà thơ buồn thương cho Đạm Tiên, cho Thúy Kiều, cho rất nhiều số kiếp không được nhớ mặt gọi tên khác nữa.


6. Đoạn văn g:

- Phần trích dẫn không phù hợp với nội dung nêu ra ở trên đó là về sự tiếp nối của các thế hệ.

- Thay thế bằng đoạn văn thể hiện sự tiếp nối truyền thống các thế hệ dân làng Xô Man thông qua hình ảnh cây xà nu.


7. Đoạn văn h:

Cách đưa câu 3 vào đoạn văn không phù hợp.

Có thể kết hợp câu 3 và 4 thành một câu để mạch văn liên kết hơn.

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác