logo

Soạn bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Mời các bạn đón đọc bản Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông chi tiết, đây là phiên bản soạn văn 12 chi tiết được các thầy cô TOPLOIGIAI biên soạn với mục đích giúp các bạn học sinh tiếp cận tác phẩm một cách kĩ lưỡng nhất, đầy đủ nhất.


Khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường

 Soạn văn 12: Ai đã đặt tên cho dòng sông


Soạn bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông

Câu 1 (trang 203 sgk Văn 12 Tập 1):

Sông Hương vùng thượng lưu hiện lên dưới ngòi bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường đầy dữ dội và mãnh liệt.

- Sông Hương giống như một bản trường ca dữ dội của núi rừng Trường Sơn, với những tiết tấu vô cùng hùng tráng. Trước khi về đến thành phố Huế, sông Hương đã trải qua biết bao ghềnh thác, cuộn xoáy.

- Giống như một cô gái Digan phóng khoáng đầy man dại. Rừng già đã tôi luyện cho sông Hương có một bản lĩnh đầy vững vàng và một tâm hồn trong sáng, đầy tự do.

- Nhưng cũng chính núi rừng Trường Sơn đã chế ngự hết những sức mạnh của sông Hương, để khi ra khỏi rừng, nó trở thành một người con gái đầy dịu dàng, là một người mẹ trở theo dòng phù sa đầy dinh dưỡng nuôi sống vùng đồng bằng màu mỡ.

=> Những hình ảnh so sánh vô cùng thú vị đã giúp sông Hương hiện lên sống động hơn và đầy hấp dấn. Người đọc mong chờ được tái ngộ dòng sông và ngóng chờ xem nó sẽ thay đổi như thế nào.

Câu 2 (trang 203 sgk Văn 12 Tập 1):

Soạn bài: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) (chi tiết)

Sông Hương hiện lên theo một cách mới đầy khác lạ khi chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố.

- Sông Hương đã trở nên đầy dịu dàng, trở thành một người mẹ mang theo nguồn phù sa màu mỡ để nuôi sống cư dân hai bên bờ sông.

- Sông Hương liên tục thay đổi dòng chảy, lúc thì uốn cong về phía này, lúc lại đột ngột bẻ ngoặt sang phía khác, như những dải lụa thật mềm mại, như những chiếc uốn cung rất nhẹ nhàng. Điều này càng khiến cho dòng sông trở nên dịu dàng, đầy thu hút.

- Sông Hương như một người con gái đỏm dáng, điệu đà, liên tục khoác lên mình những bộ đồ khác nhau, tùy theo thời tiết mây trời. Lúc thì mặt nước trở nên xanh thắm, lúc lại phản quang những màu sắc rực rỡ khác nhau của nền trời ngoại ô thành phố. Sáng thì xanh, trưa chuyển sang vàng, tối lại một màu tím thẫm mơ mộng. Nhà văn đã có cái nhìn đầy tinh tế mới có thể khám phá ra được bước chuyển màu đầy thú vị của dòng sông ấy.

- Không chỉ thế, giống như một người con gái tài sắc vẹn toàn, sông Hương còn mang vẻ đẹp của cổ thi, của triết lí. Bởi vì sông Hương uốn lượn, chảy quanh những khu lăng tẩm, cung điện ở ngoại vi thành phố cho nên nó cũng nhuốm một màu sắc đầy thi vị, trầm mặc, tĩnh lặng, hết sức nên thơ và đầy chất Huế. Nếu như không sống gắn bó với dòng sông này, tác giả sẽ không thể có một cái nhìn bao quát, mang màu sắc thơ mộng như thế về dòng sông Hương được. Không chỉ am hiểu dòng sông, nhà văn còn am hiểu lịch sử của đất cố đô, am hiểu những trầm tích văn hóa đã soi mình để làm nên vẻ đẹp trầm mặc ấy của con sông.

- Sau khúc trầm của lịch sử, dòng sông trở nên tươi vui với những bờ bãi xanh biếc của hai bờ ngoại ô thành phố. Nó trở nên mơ mộng trong những bờ bãi, vườn rau, hàng tre bụi trúc của vùng thôn quê Vĩ Dạ.

Câu 3 (trang 203 sgk Văn 12 Tập 1):

Sông Hương khi chảy vào thành phố Huế lại mang một màu sắc đặc trưng mới:

- Vẫn là những cử chỉ hết mực nhẹ nhàng, và đồng thời tươi vui hẳn lên khi được gặp lại thành phố thơ mộng, như được gặp lại một người tình thủy chung của mình.

- Tác giả còn so sánh với những dòng sông nổi tiếng trên thế giới để thấy rằng, ở mỗi vùng đất địa linh, đều gắn bó với một con sông. Con sông chảy qua lòng thành phố, đóng góp một vai trò vô cùng quan trọng vào sự phát triển chung của thành phố ấy. Và con sông Hương cũng vậy.

- Bằng vốn hiểu biết phong phú, tác giả đã giúp ta có một cái nhìn rộng mở hơn về các dòng sông trên thế giới, từ đó thêm yêu thêm quí con sông Hương quê mình. Ta hiểu vì sao mà dòng sông như luyến lưu, như buồn bâng khuâng, như không muốn chia tay người bạn của mình. Đó là nỗi buồn vương vấn, có chút lẳng lơ, nhưng cũng lại rất kín đáo.

=> Nét độc đáo của tác giả trong đoạn miêu tả dòng sông chảy qua thành phố Huế chính là những suy tư và cảm nhận của một con người gắn bó máu thịt với xứ Huế mộng mơ.

Câu 4 (trang 203 sgk Văn 12 Tập 1):

a. Sông Hương trong lịch sử:

- Sông Hương âm vang những bản hùng ca dựng nước từ thời các vua Hùng mấy ngàn năm trước.

- Sông Hương được ghi vào sổ sách địa lí quốc gia từ thời Nguyễn Trãi. Đó là dòng sông ở nơi biên thùy xa xôi, nơi bảo vệ biên cương tổ quốc.

- Sông Hương cũng gắn liền với những sự nghiệp hiển hách của người anh hùng áo vải cờ đào Nguyễn Huệ, với những chiến thắng vang dội trong lịch sử.

- Sông Hương oằn mình gánh chịu những cuộc khởi nghĩa nhằm lật đổ triều đình Huế thối nát.

- Sông Hương chứng kiến cuộc khởi nghĩa tháng 8 đầy oanh liệt, hào hùng của dân tộc ta.

=> Đây là một dòng sông của lịch sử, dòng sông gắn với những bước thăng trầm của lịch sử dân tộc.

b. Sông Hương trong thi ca:

Mỗi nhà thơ lại có một khám phá riêng, hết sức độc đáo về dòng sông này.

- Tản Đà thì thấy đây là dòng sông màu sắc: “Dòng sông trắng – lá cây xanh"

- Bà Huyện Thanh Quan vẫn một nối niềm hoài cổ, nhớ về quá khứ vàng son xa xưa.

- Cao Bá Quát đúng như chí khí của mình, thấy dòng sông: “như kiếm dựng trời xanh"

- Tố Hữu lại là một nhà thơ cách mạng, nhìn thấy sức sống, sự phục hồi của dòng sông trong thời đại mới.

Câu 5 (trang 203 sgk Văn 12 Tập 1):

- Hoàng Phủ Ngọc Tường hiện lên với phong cách đầy tinh tế, giọng văn trữ tình đậm chất trí tuệ trong phong cách viết kí sự.

- Bài viết còn cho thấy tình yêu sâu sắc của nhà văn đối với xứ Huế mộng mơ. Điều đó khiến dòng sông hiện lên như một người tình đầy thân thiết với nhà văn.


Luyện tập

Sông Hương hiện lên theo một cách mới đầy khác lạ khi chảy xuôi về đồng bằng và ngoại vi thành phố.

-Sông Hương đã trở nên đầy dịu dàng, trở thành một người mẹ mang theo nguồn phù sa màu mỡ để nuôi sống cư dân hai bên bờ sông.

- Sông Hương liên tục thay đổi dòng chảy, lúc thì uốn cong về phía này, lúc lại đột ngột bẻ ngoặt sang phía khác, như những dải lụa thật mềm mại, như những chiếc uốn cung rất nhẹ nhàng. Điều này càng khiến cho dòng sông trở nên dịu dàng, đầy thu hút.

- Sông Hương như một người con gái đỏm dáng, điệu đà, liên tục khoác lên mình những bộ đồ khác nhau, tùy theo thời tiết mây trời. Lúc thì mặt nước trở nên xanh thắm, lúc lại phản quang những màu sắc rực rỡ khác nhau của nền trời ngoại ô thành phố. Sáng thì xanh, trưa chuyển sang vàng, tối lại một màu tím thẫm mơ mộng. Nhà văn đã có cái nhìn đầy tinh tế mới có thể khám phá ra được bước chuyển màu đầy thú vị của dòng sông ấy.

- Không chỉ thế, giống như một người con gái tài sắc vẹn toàn, sông Hương còn mang vẻ đẹp của cổ thi, của triết lí. Bởi vì sông Hương uốn lượn, chảy quanh những khu lăng tẩm, cung điện ở ngoại vi thành phố cho nên nó cũng nhuốm một màu sắc đầy thi vị, trầm mặc, tĩnh lặng, hết sức nên thơ và đầy chất Huế. Nếu như không sống gắn bó với dòng sông này, tác giả sẽ không thể có một cái nhìn bao quát, mang màu sắc thơ mộng như thế về dòng sông Hương được. Không chỉ am hiểu dòng sông, nhà văn còn am hiểu lịch sử của đất cố đô, am hiểu những trầm tích văn hóa đã soi mình để làm nên vẻ đẹp trầm mặc ấy của con sông.

- Sau khúc trầm của lịch sử, dòng sông trở nên tươi vui với những bờ bãi xanh biếc của hai bờ ngoại ô thành phố. Nó trở nên mơ mộng trong những bờ bãi, vườn rau, hàng tre bụi trúc của vùng thôn quê Vĩ Dạ.


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác