logo

Soạn bài: Ông già và biển cả

Hướng dẫn Soạn bài Ông già và biển cả chi tiết đầy đủ nhất. Với bản soạn văn 12 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc - hiểu và Luyện tập, qua đó nắm vững nội dung tác phẩm tốt nhất


Khái quát về tác giả Hemingway

Soạn văn 12: Ông già và biển cả


Khái quát về tác phẩm Ông già và biển cả

Tóm tắt:

Chuyện kể về ông lão Xantiago trong hành trình chinh phục con cá kiếm. Trải qua rất nhiều khó khăn, vất vả, có những lúc ông lão tưởng chừng như bỏ cuộc, nhưng đến ngày thứ 3 của cuộc chiến, con cá bắt đầu tiến lại gần con tàu của lão hơn, thì một động lực, một sức sống mới lại thúc đẩy lão cố gắng hơn nữa. Cuối cùng lão đã giết được con cá, và bắt đầu buộc con cá vào thuyền để mang về đất liền.

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu ... ông lão và con thuyền): Cuộc chiến đấu của ông lão Xan-ti-a-gô

- Phần 2 (còn lại): Xan-ti-a-go mang thành phẩm trở về


Soạn bài: Ông già và biển cả

Câu 1 (trang 135 sgk Văn 12 Tập 2):

Soạn bài: Ông già và biển cả (chi tiết)

- Chuyện bắt đầu từ ngày thứ ba ông lão ra khơi đến khi lão đã bắt được con cá, cố định vào thuyền, và con cá mập đầu tiên chuẩn bị tấn công.

- Sự lặp đi lặp lại nhiều lần của các vòng tròn lượn cho thấy cuộc chiến vô cùng gay go, quyết liệt, bất phân thắng bại giữa ông lão và con cá. Cả 2 bên đều đang nỗ lực bằng hết sức của mình để dành chiến thắng vì những lí do khác nhau. Ông lão thì cố gắng bắt bằng được con cá vì lí do sinh nhai kiếm sống. Còn con cá thì đây là cuộc chiến sinh tồn, là một kết quả gay gắt sống hoặc chết.

- Chính vì thế, con cá – tuy chỉ là một sinh vật bình thường nhưng lại có một sức phản kháng phi thường.

- Ông lão, xét trên bình diện một người lao động, cũng bằng hết sức bình sinh bảo vệ thành quả lao động của mình. Dù gần như bị kiệt sức nhưng ông lão không có một giây phút nào định từ bỏ con cá.

Câu 2 (trang 135 sgk Văn 12 Tập 2):

- Ông lão cảm nhận về con cá thông qua nhiều giác quan. Từ thị giác, xúc giác cho đế những cảm giác sâu thẳm của tâm hồn.

+ Thị giác: đó là sự quan sát của ông lão đối với con cá. Ông lão quan sát từ khi nó còn ở ngoài xa, chăm chú theo từng cử động nhỏ nhất của nó, nhận ra sự tiến lại gần của con cá. Thông qua thị giác mà ông lão có một cái nhìn bao quát, khái quát nhất về con cá.

+ Xúc giác: là những sự đau đớn ông lão đánh đổi để có được con cá. Bắt được con cá to như vậy không phải là điều đơn giản. Ông phải gánh chịu những nỗi đau về thể xác.

+ Hơn thế, ông cảm nhận con cá bằng tất cả tâm hồn. Ông suy nghĩ nhiều về con cá, lại như trò chuyện với nó dù chưa từng trực tiếp gặp gỡ.

- Những sự cảm nhận này được sắp xếp theo trình tự tiến gần hơn đến con cá của ông lão. Từ xa thì ông chỉ có thể quan sát con cá bằng mắt, nhưng nó càng tiến lại gần, sợi dây câu càng căng thì ông lại lão lại càng có thể cảm nhận trực tiếp những rung động của con cá thông qua sợi dây câu ấy. Và như thế, con cá lộ diện từ hình bóng ẩn hiện ở xa, dần tiến thành hình ảnh trực tiếp ở ngay trước mắt ông lão.

Câu 3 (trang 135 sgk Văn 12 Tập 2):

- Có thể thấy, ông lão không chỉ cảm nhận về con cá trên cương vị một kẻ đi săn cảm nhận về con mồi của mình, một kẻ chỉ muốn tiêu diệt, bắt gọn con cá về tay. Ông lão còn coi con cá như một đối thủ xứng tầm, một người bạn trò chuyện, tâm sự, và hơn cả là một người truyền cảm hứng cho ông lão.

+ Ông lão coi con cá là một đối thủ xứng tầm bởi vì trong suốt mấy chục năm đi câu của lão, lão chưa thấy một con cá to đến nhường này. Nó kích thích khát khao chinh phục làm chủ của ông. Chỉ có những con cá như vầy mới đáng để ông phải dồn hết mọi kinh nghiệm, sức lực sau bao nhiêu năm làm nghề.

+ Ông lão coi con cá là một người bạn sẻ chia, tâm sự bằng cách gọi nó là người anh em, bằng những từ ngữ được dùng để đối thoại với con người. Bởi giữa đại dương mênh mông, ông lão vừa mệt, lại vừa thấy cô đơn, trống trải, chính vì thế khát khao được trò chuyện là một khát khao chính đáng. Nhờ có sự trò chuyện với con cá ấy mà lão thấy bớt cô đơn hơn, có thêm sức mạnh để vượt qua những khó khăn và thử thách mà chính con cá ấy gây nên.

+ Con cá là người truyền cảm hứng của ông lão bởi sức phản kháng mạnh mẽ của nó, sức sống của nó tiếp thêm sức lực cho ông lão.

- Khái quát lên, đây là mối quan hệ của những kì phùng địch thủ, quan hệ giữa con người và môi trường.

Câu 4 (trang 135 sgk Văn 12 Tập 2):

- Trước khi ông lão đánh được con cá, con cá kiếm hiện lên với hình dáng to lớn, đồ sộ, thân hình xinh đẹp với cái đuôi lớn hơn hai lưỡi hái lớn, màu tím hồng, đặc biệt là với trí tuệ, sức mạnh và sự kiên cường hiếm có.

- Sau khi bị ông lão chiếm, nó vẫn thể hiện được vẻ đẹp một lần cuối cùng thông qua cái phóng vút lên khỏi mặt nước.

- Vì thế, con cá kiếm là một biểu tượng đa nghĩa:

+ Nó biểu tượng cho vẻ đẹp kì vĩ, lớn lao của thiên nhiên.

+ Biểu tượng cho những khó khăn, chông gai của con người trên hành trình lao động.

+ Đây cũng chính là những ước mơ, lí tưởng của con người về một thành quả lớn lao, xứng đáng với những công sức bỏ ra.


Luyện tập

Câu 1 (trang 135 sgk Văn 12 Tập 2):

Ngoài ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, truyện còn sử dụng ngôn ngữ độc thoại nội tâm của ông lão để diến tả chân thật, sống động những suy nghĩ của ông. Loại ngôn ngữ này làm cho người đọc hình dung ra được quá trình đấu tranh gian khổ của ông lão. Trong đó, con cá – như được nhận hóa lên, trở thành đối tượng được hướng đến của lời nói độc thoại của ông lão.

Câu 2 (trang 135 sgk Văn 12 Tập 2):

Cách dịch ông già và biển cả hay hơn bởi vì nó tạo ra một nhan đề cân đối, có sự đối xứng của 2 bên chủ thể cả về hình thức lẫn nội dung. Hai vế ở hai đầu chữ “và” đều có 2 tiếng. Định ngữ “già” cân xứng với “cả”, điều này tạo nên sự đối lập giữa một ông lão già yếu với biển cả bao la, rộng lớn, đối lập giữa con người nhỏ bé và thiên nhiên lớn lao, rộng lớn.


Các bài viết liên quan khác:

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác