logo

Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ

Hướng dẫn Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ chi tiết đầy đủ nhất. Với bản soạn văn 12 này các bạn sẽ được trả lời toàn bộ các câu hỏi trong phần Đọc- hiểu và Luyện tập, qua đó nắm vững nội dung tác phẩm tốt nhất


Khái quát về tác giả Nguyễn Đình Thi

 Soạn văn 12: Mấy ý nghĩ về thơ


Soạn bài: Mấy ý nghĩ về thơ

Câu 1 (trang 50 sgk Văn 12 Tập 1):

Lí giải của Nguyễn Đình Thi về đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu thị thế giới nội tâm, đời sống tâm hồn con người:

      + Đầu tiên, thơ đối với con người có sự tác động qua lại lẫn nhau, dựa trên những sự rung động của tâm hồn. Con người vui buồn với những vần, những ý, tứ của bài thơ.

- “Làm một câu thơ yêu, tâm hồn cũng rung động như khi có người yêu trước mặt”.

- “Những câu, những lời thơ diễn lên "Làm sống ngay lên một tình cảm, một nổi niềm trong lòng người đọc".

- Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm với cuộc sống.

      + Thứ hai, thơ còn là tiếng nói biểu lộ một cách trực tiếp đời sống nội tâm phong phú của con người. Mỗi khi vui buồn, mừng giận ta đều có thể tìm đến thơ để giãi bày, chia sẻ.

- “Thơ là một thứ nhạc, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý”.

→ Tác giả nhấn mạnh mối quan hệ giữa thơ với tâm hồn con người.

Câu 2 (trang 50 sgk Văn 12 Tập 1):

– Hình ảnh: hình ảnh thực của cuộc sống nẩy lên trong tâm hồn trong một tình huống.       

– Tư tưởng “dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống”, “nằm trong cảm xúc, tình tự”

– Cảm xúc trong thơ: “phần xương thịt hơn cả đời sống tâm hồn”. “dính liền với suy nghĩ”

– Cái thực trong thơ “hình ảnh sống, có sức lôi cuốn và thuyết phục người đọc”

Câu 3 (trang 50 sgk Văn 12 Tập 1):

- So sánh ngôn ngữ thơ với ngôn ngữ văn xuôi: Đường đi của thơ là con đường đi thẳng vào tình cảm, không quanh co… Trong khi văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước đưa ta đi lần lượt từ điểm này qua điểm khác thì thơ chỉ chọn một điểm chính, bám vào điểm ấy và trực tiếp bày tỏ nỗi niềm của tác giả. Thơ có thể biểu lộ một cách trực tiếp nhất tình cảm của nhà thơ, không cần phải thông qua hệ thống cốt truyện, tình huống, nhân vật phức tạp đan xen bất ngờ, thơ biểu lộ giản dị mà đầy tinh tế. Người đọc đôi khi không bị quá đánh đố trong việc tìm hiểu tâm tư, tình cảm của tác giả.

- Quan niệm về thơ tự do và thơ không vần.

      + Đầu tiên Nguyễn Đình Thi công nhận vai trò to lớn của vần, nhịp, luật thơ. Nếu truyện ngắn đề cao vai trò của tình huống thì thơ lại đề cao các yếu tố vần, nhịp. Những yếu tố ấy khiên lời thơ dễ đi vào lòng nười, dễ nhớ, dễ thuộc.

      + Sau đó bác bỏ để khẳng định không có nó người làm thơ vẫn cứ thành công: “Theo tôi những luật lệ của thơ từ âm điệu đến vần đều là những vũ khí rất mạnh trong tay người làm thơ. Nhưng không phải hễ thiếu những vũ khí ấy là trận đánh nhất định thua. Thiếu võ khí ấy trận đánh gay go thêm nhiều, nhưng người làm thơ vẫn có thể thắng”.

      + Từ đó đưa ra quan niệm : …không có vấn đề thơ tự do, thơ có vần và thơ không vần

      + Định hướng cách hiểu về thơ: Tôi cho rằng chúng ta không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác mà trước hết nên lo sao phải nói lên được những tình cảm tư tưởng mới của thời đại.

      Câu 4 (trang 50 sgk Văn 12 Tập 1):

- Hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, sắc sảo. Nguyễn Đình Thi đã sử dụng linh hoạt các thao tác lập luận so sánh, phân tích, giải thích, bác bỏ, cách suy luận logic.

- Từ ngữ phong phú, ngôn từ được rèn rũa chọn lọc, vận dụng linh hoạt, sáng tạo.

- Cách viết có hình ảnh, hình ảnh chân thực, độc đáo, gợi nhiều liên tưởng.

Câu 5 (trang 50 sgk Văn 12 Tập 1):

– Con người luôn có nhu cầu thể hiện tâm tư, tình cảm, tư tưởng qua thơ ca

– Dù một số quan niệm đổi mới về thi pháp thì luận điểm cơ bản vẫn giữ nguyên giá trị

– Quan niệm về thơ của Nguyễn Đình Thi có ý nghĩa với việc định hướng sáng tạo, cảm thụ thơ ca

icon-date
Xuất bản : 04/02/2021 - Cập nhật : 05/02/2021

Tham khảo các bài học khác